Đâu là giải pháp cuối vòng đời của hệ thống điện mặt trời và điện gió?

Theo các chuyên gia, với tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai, vấn đề đặt ra là Việt Nam cần đẩy nhanh việc xây dựng hướng dẫn quản lý và phân loại chất thải rõ ràng trong quản lý, xử lý chất thải từ các tấm quang điện và tuabin gió; Tăng cường các giải pháp xử lý hiệu quả cuối vòng đời của hệ thống điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam.

Cần coi đây là một nguồn tài nguyên

Chia sẻ tại Hội thảo về kết quả nghiên cứu "Giải pháp cuối vòng đời của hệ thống điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam" chiều 13/12 do Viện Năng lượng, Bộ Công Thương và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) hợp tác thực hiện, bà Hoàng Anh, đại diện nhóm chuyên gia nghiên cứu của Viện Năng lượng cho biết, thời gian qua, nhờ các chính sách khuyến khích, điện mặt trời tại Việt Nam đã tăng trưởng theo cấp số nhân. Cụ thể, đến cuối năm 2020, tổng công suất đạt 16,640 GW. Công suất điện mặt trời mái nhà 7,780 MW.

Theo bà Hoàng Anh, hiện các nhà máy điện mặt trời và hệ thống điện mặt trời mái nhà đều đang phát triển và hầu hết các hệ thống mới được vận hành khoảng 3 năm. 28 triệu tấm quang điện mặt trời được lắp đặt tại các nhà máy điện. 17,5 - 23,5 triệu tấm quang điện trong hệ thống điện mặt trời mái nhà (công suất 7,7 GW). Hầu hết các nhà máy điện mặt trời vẫn đang trong thời hạn bảo hành.

Dự báo, điện mặt trời sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ các chính sách của Chính phủ và kinh tế thị trường. Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, công suất lắp đặt điện mặt trời sẽ tăng từ 16,6 GW lên 20.1 GW vào năm 2021 – 2030 và 71.9 GW vào năm 2045 theo kịch bản cao. Với một tấm quang năng có công suất 330 – 440W, sẽ đạt 50.9 – 62.1 triệu tấm quang điện vào năm 2030 và lên đến 150 – 220 triệu tấm quang điện vào năm 2045.

Đâu là giải pháp cuối vòng đời của hệ thống điện mặt trời và điện gió?
Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia năng lượng trong và ngoài nước theo hình thức trực tiếp và trực tuyến

“Như vậy, theo tính toán từ một phương pháp được quốc tế công nhận, đến năm 2050, lượng chất thải của các tấm quang năng tích lũy ước tính đến 3.110 triệu tấn trong kịch bản tổn thất sớm và 3.468 triệu tấn trong kịch bản tổn thất bình thường” – bà Hoàng Anh cho hay.

Theo đó, bà Hoàng Anh cho rằng, từ những nghiên cứu đưa ra thách thức hiện nay, trong việc đặt ra vấn đề về các tấm quang điện hết niên hạn được coi là chất thải nguy hại nếu các thành phần chứa vật liệu nguy hại không được loại bỏ và xử lý đúng cách. Chúng ta cần thay đổi nhận thức, và coi đây là một nguồn tài nguồn tái chế trong nền kinh tế tuần hoàn. Và đặc biệt, cần nâng cao nhận thức về phương pháp thải bỏ đúng cách.

“Hiện nay, đa phần các tấm quang điện hỏng, được các nhà máy giữ lại cùng với chất thải điện khác hoặc giao chúng cho các đơn vị quản lý chất thải được cấp phép để xử lý như chất thải nguy hại. Đôi khi các tấm quang điện bị lỗi hoặc hỏng từ hệ thống điện mặt trời mái nhà được sử dụng cho các mục đích khác như làm hàng rào, mái chuồng gia súc, hoặc bán cho những người thu gom chất thải không chính thức” – bà Hoàng Anh cho biết.

Do đó, bà Hoàng Anh nhấn mạnh, nếu không dừng việc quản lý các tấm quang năng mặt trời không chính thức, sẽ nảy sinh các vấn đề xã hội trong việc thiết lập quy trình quản lý chất thải chính thức khi lượng quang năng mặt trời hết niên hạn sử dụng tăng lên đáng kể.

Chia sẻ thêm ThS. Trương Việt Trường – đại diện Cục kỹ thuật An toàn và môi trường công nghiệp cho biết: Thực tế, tấm quang điện và tuabin gió cuối vòng đời chứa các vật liệu có giá trị (thuỷ tinh, thép, nhôm, đồng, silica, kim loại hiếm…) mà việc tái chế và tái sử dụng cho phép tiết kiệm đáng kể nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, tại Thông tư 36/2015/TT-Bộ Tài nguyên và môi trường quy định, các tấm quang điện thải bỏ được coi là chất thải nguy hại trừ khi các thành phần chứa vật liệu nguy hại không được loại bỏ và xử lý đúng cách.

Ông Trường chỉ ra, về thực tiễn quản lý hiện nay trên thế giới, như SolarTech (USA), không đưa pin mặt trời vào diện kiểm soát chất thải nguy hại. EU thì quy định tỷ lệ tái chế/tái sử dụng tấm quang năng là 85%/80%. Mỹ hiện chưa có quy định về việc quản lý tấm quang năng hết hạn sử dụng. Tương tự, Nhật Bản cũng chưa có quy định cụ thể về việc xử lý tấm quang năng hết hạn sử dụng. Và hiện không có nước phát triển nào coi tấm quang năng là chất thải nguy hại.

Theo ông Trường, hầu hết các tấm quang điện có tuổi thọ khoảng 25 năm. Dự án đầu tiên khánh thành năm 2019. Như vậy, các tấm quang điện hết hạn sử dụng vào khoảng những năm 2040. “Từ nay tới năm 2040 là khoảng thời gian đủ dài để các Bộ, ngành và các bên liên quan nghiên cứu, xây dựng các giải pháp quản lý, kỹ thuật phù hợp đối với các tấm quang điện mặt trời hết hạn sử dụng phải thải bỏ” – ông Trường nhấn mạnh.

Tái chế cũng được xem là giải pháp quan trọng

Các chuyên gia cũng cho biết, mặc dù đã các quy định rõ ràng về quản lý chất thải điện mặt trời, điện gió, bao gồm các quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư điện mặt trời, điện gió và trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ của các nhà sản xuất. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều “lỗ hổng” trong kế hoạch xây dựng điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam như về khuôn khổ pháp lý cụ thể trong quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, cơ sở pháp lý cho việc phân loại chất thải từ điện mặt trời, điện gió vẫn chưa có. Bên cạnh đó, việc thu gom và xử lý chất thải điện mặt trời, điện gió còn thô sơ, cần có quy trình đồng bộ, hiện đại. Và đặc biệt, Việt Nam chưa có công nghệ xử lý, tái chế chất thải từ các loại này, vẫn còn ở sơ khai.

Chia sẻ tổng quan về kinh nghiệm quốc tế, bà Deepali Sinha, chuyên gia quốc tế cho rằng, giải pháp quản tấm quang điện mặt trời hết niên hạn trước tiên cần thực hiện từ giải pháp giảm thiểu/ngăn ngừa như phát triển công nghệ để giảm kích thước và trọng lượng trên mỗi KW công suất phát - các nhà sản xuất năng lượng mặt trời lớn. Tái sử dụng và nâng cấp mô đun để kéo dài tuổi thọ chức năng. Bên cạnh đó, tái chế cũng được xem là giải pháp quan trọng.

Về giải pháp quản lý cánh tuabin gió cuối vòng đời, cần đổi mới trong thành phần vật liệu, tái sử dụng; Sử dụng cánh quạt cho các mục đích công trình khác (ví dụ bến xe buýt, cầu trọng lượng nhẹ...), tái chế công nghệ tái chế vật liệu tổng hợp từ cánh quạt vẫn đang trong quá trình phát triển…

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng chỉ ra, hiện các rào cản trong quản lý tấm quang điện mặt trời và điện gió hết niên hạn vẫn còn tồn tại nhiều thách thức không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Như việc thiếu quy định về cơ chế tài chính cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Ngành công nghiệp tái chế chất thải điện tử vẫn còn sơ khai. Ngoài ra, tấm quang điện và cánh tuabin gió có nên được phân loại là chất thải nguy hại hay không vẫn chưa được làm rõ. Công nghệ xử lý đang trong giai đoạn được hình thành.

Theo đó, Deepali Sinha khuyến nghị, Việt Nam cần đẩy nhanh việc xây dựng hướng dẫn quản lý và phân loại chất thải; Thiết lập hệ thống đăng ký cơ sở xử lý chất thải được cấp phép; Tăng cường thu gom và xử lý chính thức chất thải cuối vòng đời của điện mặt trời và điện gió; Giảm thiểu việc chôn lấp và đốt chất thải; Tăng cường các quy chuẩn kỹ thuật cho tái chế và phục hồi; Xây dựng và thực hiện các văn bản pháp quy; Thiết lập cơ chế tài chính thông qua trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.

Ông Đoàn Ngọc Dương, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nhấn mạnh, Việt Nam đang tăng dần tỷ trọng năng lượng gió, điện mặt trời trong tương lai, đây sẽ là tiền đề, cơ sở để các nhà nghiên cứu trong nước chỉnh sửa, tiếp thu, hoàn thiện các nội dung liên quan. Bộ Công Thương luôn xác định, nhìn nhận việc xử lý chất thải từ điện mặt trời, điện gió là một trong những vấn đề quan trọng, đặc biệt trong việc tái sử dụng, tận dụng tài nguyên. Đây chỉ là bước khởi đầu, và từ các kết quả nghiên cứu, sẽ đưa ra đề xuất các giải pháp, lộ trình cũng như các góp ý về chính sách để có sự sẵn sàng trong thời gian tới.

Đỗ Nga

Tin mới cập nhật

Vietnam AutoExpo 2025: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

Vietnam AutoExpo 2025: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

Diễn ra từ 12-14/6/2025, Vietnam AutoExpo 2025 là nền tảng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cung ứng, tìm kiếm đối tác và gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu.
Sản xuất thép vào guồng, thị trường nội địa khởi sắc nhờ đầu tư công

Sản xuất thép vào guồng, thị trường nội địa khởi sắc nhờ đầu tư công

Sản xuất và tiêu thụ thép nội địa ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, sản xuất thép “vào guồng” nhờ đà phục hồi kinh tế và giải ngân đầu tư công mạnh mẽ.
Vì sao sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng mạnh?

Vì sao sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng mạnh?

Sản xuất công nghiệp quý I/2025 có mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay, nhất là đối với các mặt hàng chủ lực.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tiêu thụ, giảm tồn kho

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tiêu thụ, giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2025 đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên cần có biện pháp kích thích tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho.
Đà Nẵng: Sắp khớp nối giao thông Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Đà Nẵng: Sắp khớp nối giao thông Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Thành phố Đà Nẵng dự kiến sẽ khởi công dự án khớp nối hạ tầng giao thông và thoát nước Cụm công nghiệp Cẩm Lệ trong tháng 4/2025.
Đẩy nhanh tiến độ hai trung tâm phát triển công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ hai trung tâm phát triển công nghiệp

Cần đẩy nhanh tiến độ 2 trung tâm phát triển công nghiệp phía Bắc và Nam trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện phát triển công nghiệp địa phương.
Đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên: Quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ

Đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên: Quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ

Sáng 16/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ khởi công và phát động phong trào thi đua xây dựng công trình đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.
Yên Bái: Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng cao

Yên Bái: Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng cao

Hai tháng đầu năm 2025, sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái duy trì đà tăng trưởng cao, chỉ số sản xuất toàn ngành này tăng 20,62% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về Công nghệ & Thiết bị điện – Vietnam ETE 2025 và Sản phẩm Tiết kiệm năng lượng
Đồng Nai: Tháng 1, thu hút đầu tư hơn 600 triệu USD

Đồng Nai: Tháng 1, thu hút đầu tư hơn 600 triệu USD

Trong tháng đầu của năm 2025, Đồng Nai thu hút được hơn 600 triệu USD vốn FDI, trong đó, 7 dự án đầu tư trực tiếp và điều chỉnh tăng vốn cho 16 dự án.

Tin khác

Yên Bái: Chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án lớn

Yên Bái: Chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án lớn

Trong tháng 1/2025, tỉnh Yên Bái đã cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 3 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư gần 260 tỷ đồng.
Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm

Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm

Ngay sau kỳ nghỉ Tết nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đã tiến hành tuyển lao động, bắt tay ngay vào sản xuất với nhịp độ cao.
Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới

Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới

Bộ Công Thương đặt kỳ vọng đến năm 2030, quy mô thị trường ô tô đạt hơn 1 triệu chiếc/năm, tăng cường nội địa hóa, ưu tiên phát triển xe điện.
Đà Nẵng: Sôi nổi sản xuất ngày đầu năm mới Ất Tỵ

Đà Nẵng: Sôi nổi sản xuất ngày đầu năm mới Ất Tỵ

Phần nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại TP. Đà Nẵng đã sản xuất trở lại từ ngày hôm nay, mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Cơ hội tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp trong năm 2025

Cơ hội tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp trong năm 2025

Năm 2025, nếu tận dụng tốt cơ hội từ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và dịch chuyển chuỗi cung ứng, Việt Nam có thể tạo đột phá trong tăng trưởng công nghiệp.
Longform: Vị

Longform: Vị 'thuyền trưởng' giữ 'trái tim' ngành cơ khí Việt Nam

Báo Công Thương đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Phan Đăng Phong - vị ‘thuyền trưởng” nắm giữ ‘trái tim” của ngành cơ khí Việt Nam.
Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Phát triển công nghiệp bán dẫn là xu hướng chung của thế giới trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tiếp tục là xu thế tất yếu trong tương lai.
Tăng tỷ trọng công nghiệp để kinh tế Đà Nẵng bền vững

Tăng tỷ trọng công nghiệp để kinh tế Đà Nẵng bền vững

Theo Cục trưởng Cục Thống kê Đà Nẵng, du lịch là trụ đỡ chính của kinh tế, nhưng cần tăng tỷ trọng công nghiệp kinh tế Đà Nẵng mới mang tính bền vững.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Ông Nguyễn Ngọc Thành- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết, năm 2024 sản xuất công nghiệp đạt những thành tích đột phá, tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng.
Trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực

Trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực

Trao chứng nhận cho 3 đơn vị tại Đà Nẵng có sản phẩm, bộ sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2024.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Tỉnh Quảng Ninh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa bảo tồn di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học, tăng trưởng kinh tế xanh.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Đa dạng thị trường là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên đây được xác định là thách thức không nhỏ, cần hợp lực từ nhiều phía.
Phiên bản di động