Chuyên gia bàn giải pháp "mở lối thoát" ngập úng cho Thủ đô
"Điểm danh" các địa phương có nguy cơ ngập úng do bão số 4 Cần thiết đẩy nhanh các dự án chống ngập Hà Nội: Những điểm ngập úng khiến giao thông tê liệt |
“Hà Nội mùa mưa, phố cũng như sông”
Người dân Hà Nội lại ngao ngán chứng kiến cảnh ngập lụt trong mùa mưa bão. Chỉ sau một cơn mưa, không chỉ khu vực trung tâm thành phố mà tại nhiều tuyến đường giao thông lại bị ngập sâu. Hàng trăm người bì bõm ngập nước trong cảnh tắc đường dài từ lâu đã là một đặc sản của Thủ đô mà bao năm nay không có dấu hiệu cải thiện.
Anh Nguyễn Văn Phúc (quận Thanh Xuân, Hà Nội) ngao ngán: “Hà Nội mùa này, phố cũng như sông. Chỉ sau một trận mưa mà từ nhà trong ngách ra phố lớn đều ngập ngang bắp chân. Mùi nước cống xộc lên vô cùng khó chịu. Đường phố thì tắc mà xe máy của tôi cũng phải sửa 5-7 lần trong mùa mưa này vì chết máy”.
![]() |
Mưa lớn khiến một số tuyến phố ở Thủ đô ngập sâu. Ảnh: Ngọc Hoa |
Tại khu vực nội đô, rất nhiều tuyến phố nền đường đã được nâng lên đến hai - ba lần nhưng vẫn không tránh được nước ngập. Chị Minh Hằng (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Nhà tôi thấp hơn đường lớn nên mỗi lần mưa, nước đều tràn vào nhà, gây ngập úng. Phải 3-5 giờ sau, nước mới dần rút, rác thải tràn vào nhà, đồ gỗ cũng rất nhanh bị hư hỏng”.
Về thực trạng này, trao đổi với Báo Công Thương, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam - nhận định, nguyên nhân khách quan do biến đổi khí hậu xuất hiện mưa lớn bất thường với lưu lượng tăng cao, đặc biệt lượng mưa thời gian gần đây đều vượt qua lượng mưa được dự báo. Trong quy hoạch thoát nước của Hà Nội, ban đầu chỉ tính đến lượng mưa 50mm/h, sau đến 70mm/h nhưng bây giờ thường xuyên có những điểm mưa cực lớn.
Theo đó, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân chủ quan, đó là tốc độ bê tông hóa quá nhanh, mật độ nhà cao tầng ngày một cao, hệ thống sông hồ tự nhiên bị lấp dẫn đến thiếu diện tích để điều hòa mặt nước. Ngoài ra, xuất hiện một bộ phận người dân ý thức kém khi thả chất thải, rác công nghiệp làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước.
“Mạng lưới thoát nước của Hà Nội chúng ta đã lập từ rất sớm, nhưng đến nay có những yếu tố mới tác động và sắp tới là sự thay đổi hệ thống giao thông của Hà Nội. Khi chúng ta khai thác, xử lý hệ thống giao thông mới này, chúng ta phải chú trọng đến hệ thống cốt nền để bảo đảm hạn chế úng ngập đường phố” - TS, KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết.
Bên cạnh đó, ông Nghiêm nhận định, do hiện nay hệ thống cống thoát nước và mương thoát nước còn nhiều hạn chế, thiếu các hồ điều hòa để phân chia nước, giảm áp lực cho hệ thống đường ống. Cụ thể, Hà Nội chia ra 3 vùng để thoát nước, vùng Bắc Hà Nội, vùng tả Sông Đáy và vùng hữu Sông Đáy. Nhưng hiện các trạm bơm để hút nước cục bộ, trạm trung gian để chuyển ra trạm cuối nguồn chưa làm được.
Mặt khác, các hệ thống dòng sông như sông Hồng, sông Đáy, sông Lừ, sông Nhuệ... chưa đảm bảo được việc lưu thông thoát nước. Các trạm bơm cuối nguồn cũng chưa đảm bảo đủ công suất lớn để hút hết nước, nhiều trạm bơm chưa được xây dựng cũng khiến việc thoát nước càng trở nên khó khăn hơn.
"Thực tế, trong công tác phòng, chống ngập úng, phải có từ 3-5% mặt đất làm hồ điều hòa nước, nhưng hiện nay Hà Nội hiện chỉ có khoảng 2%, tương đương với 6.000 ha hồ. Các hệ thống dòng sông phải đảm bảo lưu thông thoát nước, nhưng hiện nay chúng ta còn ách tắc ở các dòng sông. Ngoài ra, Hà Nội có nhiều hệ thống mương, nhưng bị lấp nhiều và chưa khai thác được hết tiềm năng của hệ thống mương này", KTS Đào Ngọc Nghiêm nói.
Nâng cao năng lực chống ngập úng
Trước tình trạng úng ngập vẫn xảy ra thường xuyên, đòi hỏi cần có lời giải cho bài toán quy hoạch đô thị nhằm hạn chế và chấm dứt tình trạng “cứ mưa lớn là ngập lụt”. Nhiều chuyên gia cho rằng, phải có cách nhìn tổng thể về nguyên nhân và cần có nguồn lực rất lớn, kế hoạch lâu dài như dự báo về quy hoạch thích nghi với biến đổi khí hậu gây những trận mưa với lưu lượng nước lớn.
![]() |
Hơn 40 điểm ngập tại Hà Nội sau mưa lớn rạng sáng 16/9. Ảnh: Ngọc Hoa |
Theo KTS Đào Ngọc Nghiêm, trước mắt phải có giải pháp giải quyết ngay các điểm úng ngập cục bộ với hệ thống bơm nước công nghệ mới công suất lớn đưa nước đến những nơi đã nghiên cứu trước. Về lâu dài, phải điều chỉnh quy hoạch thoát nước, hoàn tất hệ thống các trạm bơm giữa nguồn và cuối nguồn.
"Hiện Hà Nội đang triển khai một số dự án, như hệ thống thoát nước, hồ điều hòa, nâng cấp xây dựng các trạm bơm, cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây… Bên cạnh đó, hàng loạt dự án đang được chuẩn bị đầu tư như hệ thống thoát nước mưa lưu vực tả sông Nhuệ, hệ thống thoát nước quận Hà Đông thuộc lưu vực hữu Nhuệ,…", KTS Đào Ngọc Nghiêm cho hay.
Theo báo cáo của Sở Quy hoạch Kiến trúc TP. Hà Nội, quá trình cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống thoát nước mới được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh ở khu vực nội thành thuộc khu vực sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu với diện tích 77,5 km2 (gồm các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Tây Hồ và một phần các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân) và có thể giải quyết tình trạng ngập úng cho những trận mưa có cường độ 300 mm/2 ngày.
Trong đó, đã đầu tư được 12/39 trạm bơm với tổng công suất khoảng 180 m3/s đạt tỷ lệ khoảng 18%/tổng công suất trạm bơm khu vực đô thị trung tâm. Các khu vực khác của thành phố chưa được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa như khu vực tả Hữu Nhuệ, khu vực Long Biên, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và các khu đô thị mới nên vẫn còn tình trạng ngập úng cục bộ khi có mưa lớn.
Đặc biệt, trước tình trạng úng ngập vẫn xảy ra thường xuyên, UBND TP. Hà Nội đã có kế hoạch và đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tế triển khai công tác thoát nước, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống kênh, mương, cống... Từ đó, khắc phục tình trạng úng ngập khi mưa to trên địa bàn thành phố, đồng thời đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước theo quy hoạch.
Tin mới cập nhật

Lâm Đồng cam kết đồng hành, 'trải thảm đỏ' đón nhà đầu tư

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lịch trình Lễ diễu binh, diễu hành tại TP. Hồ Chí Minh ngày 30/4

Món ăn đường phố Việt lọt top ngon nhất Đông Nam Á

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Đại thắng mùa Xuân 1975: Mốc son chói lọi của lịch sử

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 của năm 2025
Tin khác

Du lịch Khánh Hòa nâng chất du lịch dịp cao điểm 30/4 – hè 2025

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón 'cơ hội vàng' dịp 30/4

Tuồng, chèo, cải lương hòa nhịp mừng Đại thắng mùa Xuân

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Tổ chức loạt sự kiện tôn vinh quyền tác giả nhân Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4

Khởi động cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2025

Hà Tĩnh: Dự án chưa bàn giao, hàng loạt cây xanh đã bị chết

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP quý I/2025

Dẫn đầu khu vực nhờ giáo dục: Việt Nam đã sẵn sàng?

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
