Bộ trưởng Bộ Công Thương: Nắm chắc các vấn đề được chất vấn
“Nóng” các nhóm vấn đề lớn
Công tác quản lý, quy hoạch, vận hành trong lĩnh vực điện được các đại biểu hết sức quan tâm, đặt nhiều câu hỏi. Trả lời chất vấn của đại biểu Lê Thu Hà - đoàn Lào Cai; Nguyễn Phương Tuấn – đoàn Ninh Bình; Huỳnh Thanh Cảnh – đoàn Bình Thuận về Quy hoạch điện VII, điện mặt trời, năng lượng tái tạo… Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết: Thời điểm phê duyệt Quy hoạch điện VII - năm 2017, chưa dự kiến được sự phát triển của năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời. Thời điểm đó, công nghệ cũng như các điều kiện phát triển điện mặt trời cũng chưa thực sự phổ biến, không đủ để tạo đột biến trong phát triển năng lượng sạch.
Để giải tỏa công suất, cuối năm 2018, Bộ Công Thương đã có báo cáo trình Chính Phủ, xin đề xuất, bổ sung thêm 15 dự án hệ thống đường dây, đường truyền từ 220KV, 110KV và các dự án trạm biến áp. Tuy nhiên, đã không kịp để đón nhận luồng công suất mới. Với 15 dự án trên, Bộ Công Thương dự kiến đến năm 2020, tỷ lệ giải tỏa công suất của các dự án điện mặt trời có thể lên đến 60-70%, thay vì 30-40% như hiện tại.
|
Về Dự án Nhà máy điện khí hóa lỏng LNG Bạc Liêu, Bộ trưởng cũng nhận được nhiều chất vấn: Vì sao Bộ Công Thương chưa trình Thủ tướng phê duyệt dự án? Bộ trưởng cho biết, trên cơ sở Tờ trình số 218, ngày 02/12/2018 của tỉnh Bạc Liêu gửi Bộ Công Thương về việc xây dựng Nhà máy Nhiệt điện khí thiên nhiên hóa lỏng LNG, Bộ Công Thương đã trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ xem xét, đưa dự án này vào Quy hoạch điện. Ngày 30/10/2019, Bộ Công Thương có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ hoàn thiện báo cáo bổ sung, hiện Chính phủ đang xem xét để cho ý kiến chính thức.
“Vì sao Dự án đưa điện về nông thôn chậm tiến độ?” cũng là nhóm vấn đề được các đại biểu chất vấn. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thẳng thắn thừa nhận, mặc dù đây là đề án rất quan trọng của Đảng, Nhà nước nhưng đến nay không đảm bảo được đúng tiến độ.
Nguyên nhân chính là do thiếu vốn, thời điểm cuối năm 2017, đầu năm 2018, trần nợ công của nước ta lên rất cao, xấp xỉ chạm giới hạn. Do vậy, không xem xét vay thêm các nguồn từ WB và EU vào dự án này. Tuy nhiên, hiện chúng ta có những cơ sở thuận lợi để thực hiện tiếp dự án này. Song, dự kiến đến 2020 mới bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ.
Bên cạnh năng lượng, các câu hỏi chất vấn liên quan đến công tác quản lý thị trường, phòng chống, gian lận thương mại, hay những nội dung liên quan đến thực trạng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam đều được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thẳng thắn thừa nhận những tồn tại, đồng thời đưa ra những định hướng phát triển trong thời gian tới.
Theo đó, về vấn đề phát triển ngành CNHT, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, thực hiện Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cách đây 4 tháng, Bộ Công Thương đã bắt đầu xây dựng nghị quyết về phát triển CNHT với những định hướng lớn. Cụ thể, sẽ tiến hành rà soát lại để xây dựng các cơ chế, chính sách mới phù hợp với các cam kết hội nhập để hỗ trợ cho doanh nghiệp CNHT phát triển; tiếp tục có chính sách mới trong quản lý và thu hút đầu tư để bảo đảm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên kết và chuyển giao công nghệ, tạo ra sự lan toả cho doanh nghiệp CNHT trong nước cùng phát triển.
Cần nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể, bao quát
Nhận xét về phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng: Phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Công Thương đã diễn ra sôi nổi, các đại biểu Quốc hội đã đặt câu hỏi ngắn gọn, đi thẳng vào nội dung chất vấn… Tuy nhiên, do là lĩnh vực rộng, nhiều vấn đề lớn, nên được nhiều đại biểu quan tâm tranh luận để làm rõ vấn đề.
![]() |
“Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã trả lời rõ ràng, lưu loát, nắm chắc vấn đề trong công tác quản lý, điều hành của ngành; đồng thời, thẳng thắn nhận trách nhiệm về những tồn tại, hạn chế của ngành trong thời gian qua” - Chủ tịch Quốc hội nói.
Trao đổi với Phóng viên Chuyên đề Kinh tế Việt Nam (Báo Công Thương) ngay sau phần chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, chuyên gia kinh tế - TS. Trần Đình Thiên đánh giá, lĩnh vực Công Thương có độ “bao phủ” rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, từ công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, mở cửa thị trường… đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, phòng chống hàng giả, hàng gian, buôn lậu… Do đó, dù một bộ, ngành đã làm tốt nhiệm vụ của mình nhưng chưa chắc vấn đề đã được giải quyết tốt, vì vậy, phải nhìn nhận một cách tổng thể, bao quát vấn đề trước khi đưa ra đánh giá được hay không được thay vì chỉ tách bạch từng nội dung, từng câu trả lời cụ thể.
TS. Trần Đình Thiên phân tích: “Trong nội dung trả lời của Bộ trưởng Bộ Công Thương, tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực năng lượng, cụ thể là điện. Đây là lĩnh vực “nóng”, phức tạp với rất nhiều biến số chưa được chúng ta giải thích kỹ lưỡng, thông tin đầy đủ đến công luận và ngay cả chuyên gia cũng thiếu thông tin nên vẫn còn nhiều băn khoăn. Do đó, trong nhiều trường hợp bộ chủ quản hay doanh nghiệp bị hiểu sai cũng là dễ hiểu”.
Trao đổi bên lề, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) nhấn mạnh, nhóm vấn đề chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh là những vấn đề lớn, liên quan đến lĩnh vực “xương sống” của nền kinh tế, nên thu hút sự quan tâm rất lớn của các đại biểu Quốc hội cũng như nhân dân cả nước.
Trong công tác cải cách thủ tục hành chính của ngành Công Thương, đại biểu Tô Văn Tám nêu rõ, Bộ Công Thương đã chủ động tham mưu cho Chính phủ thực hiện tốt công tác rà soát, cắt giảm, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cộng đồng doanh nghiệp khi gia nhập thị trường.
Tuy vậy, theo đại biểu Tám, để đánh giá hiệu quả của công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi thì cần phải có thời gian để đánh giá phản ứng của những đối tượng liên quan.
Tin mới cập nhật

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa
Tin khác

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Thủ tướng: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Lần đầu tiên đào tạo trợ lý an ninh phi truyền thống
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?
