Bắt cóc và sát hại cháu bé 21 tháng tuổi: Tận cùng cái ác
Hà Nội: Truy đuổi và bắt giữ kẻ bắt cóc bé trai ở Long Biên |
Quảng Trị: Bắt giữ đối tượng bắt cóc bé gái là người cùng địa phương |
Một vụ bắt cóc trẻ em vừa xảy ra tại một khu đô thị của Hà Nội giáp ranh với Hưng Yên để đòi tiền chuộc 1,5 tỷ đồng. Được biết gia đình cháu bé đã đưa trước 350 triệu đồng.
Lần này may mắn đã không xảy ra với cháu bé khi nghi phạm sau khi bắt cóc cháu bé đã ra tay tàn độc dìm chết cháu bé tại khu vực một con mương thuộc Hưng Yên. Theo tài liệu của cơ quan công an, nghi phạm được xác định là Giáp Thị Huyền Trang, 27 tuổi, trú tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Được biết nghi phạm từng là người giúp việc cho gia đình, sau khi nghỉ việc, người nhà vẫn thuê người phụ nữ này đưa đón cháu bé đi nhà trẻ.
Một lần nữa cái ác đến tận cùng của tâm tính con người ra hiện ra trong cuộc sống của cộng đồng và đau đớn nhất là lại giáng xuống một cháu bé miệng hẳn vẫn thoảng mùi sữa, hàng ngày vẫn đi nhà trẻ để cùng cô giáo, cùng các bạn cùng vui hát, cùng đôi mắt ngây thơ, ngúng nguẩy cái tóc đuôi sam.
Kẻ thủ ác đã tự cho thấy cái máu lạnh, cái tàn độc của một hành vi bất chấp luân thường đạo lý, bất chấp pháp luật và trên hết là vượt qua ranh giới của nhân tính.
![]() |
Nghi phạm bắt cóc và sát hại cháu bé |
Hành vi của nghi phạm không chỉ cướp đi cuộc sống, tính mạng của một cháu bé ngây thơ và vô tội mà còn đem đến nỗi đau tột cùng cho một gia đình, một dòng họ. Và cùng đó còn mang đến cho xã hội nỗi bất an, sự ám ảnh của cái ác rình rập, đe doạ nhịp sống bình yên của cộng đồng.
Cái ác nay lại hiện ra thông qua gương mặt của một nữ nghi phạm không phải xa lạ với gia đình nạn nhân, không phải xa lạ với nạn nhân và sẵn sàng đi đến tận cùng giới hạn của hành vi tội phạm.
“Lưới trời lồng lộng”, kẻ thủ ác nhẫn tâm đã cướp đi tính mạng của một cháu bé ngây thơ, vô tội bằng hành vi tộc ác “trời không dung, đất không tha” rồi đây sẽ phải đối diện với những hình phạt thích đáng với tội lỗi đã gây ra mà không có một lý do nào, một sự bào chữa nào có thể giúp đối tượng còn ung dung ngửa mặt nhìn trời.
Câu hỏi day dứt từ vụ bắt cóc và sát hại cháu bé với mỗi người trong chúng ta là vì sao kinh tế của đất nước ngày một phát triển, văn hóa và môi trường không ngừng được cải thiện, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên, xã hội đang ngày một văn minh hơn... nhưng vì sao cái ác, cái xấu vẫn còn tồn tại và mỗi khi có dịp lại trỗi dậy để gây ra, để lại cho các gia đình và cả cộng đồng những nỗi đau khôn tả.
Đã từng có nhiều vụ hành hạ trẻ em gây thương tích, tàn tật thậm chí đến chết ngay từ người thân của trẻ, từ những kẻ mang danh bảo mẫu, rồi mới đây là vụ ngang nhiên ném một cháu bé xuống sông mà may mắn cháu bé được những người chạy ghe trên sông kịp cứu thoát.
Càng day dứt hơn khi mà nhiều cái tinh tuý nhất của trí tuệ con người, của đạo đức con người không làm cho xã hội văn minh hơn, nhân bản hơn mà thay vào đó là cái ác nhiều lúc, nhiều chỗ được chia sẻ, được cổ vũ bằng những “chia sẻ, bình luận” như là một động thái “cấp visa” để cái ác có thể nghiễm nhiên đi vào và tồn tại trong cuộc sống.
Phải chăng xã hội chúng ta bó tay, cam chịu và sống chung với các ác? Đó là một câu hỏi mà tất cả chúng ta có trách nhiệm phải trả lời, để dần loại bỏ cái ác, cái tàn độc từ những hành vi hướng thiện hàng ngày. Xã hội có thể dùng các thiết chế pháp luật để loại trừ cái ác nhưng không thể thay thế được các thiết chế đạo đức khi khơi dậy cái thiện, cái nhân bản trong mỗi con người dù ở bất cứ lứa tuổi nào, bất cứ môi trường nào.
Mạng xã hội, phim ảnh, truyền hình và các hình thức nghệ thuật khác hãy luôn tự soi mình, đừng để dù vô tình hay hữu ý tiếp tay cho cái ác. Bởi không thể dùng cái ác để chiến thắng cái ác.
Tin mới cập nhật

Lâm Đồng cam kết đồng hành, 'trải thảm đỏ' đón nhà đầu tư

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lịch trình Lễ diễu binh, diễu hành tại TP. Hồ Chí Minh ngày 30/4

Món ăn đường phố Việt lọt top ngon nhất Đông Nam Á

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Đại thắng mùa Xuân 1975: Mốc son chói lọi của lịch sử

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 của năm 2025
Tin khác

Du lịch Khánh Hòa nâng chất du lịch dịp cao điểm 30/4 – hè 2025

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón 'cơ hội vàng' dịp 30/4

Tuồng, chèo, cải lương hòa nhịp mừng Đại thắng mùa Xuân

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Tổ chức loạt sự kiện tôn vinh quyền tác giả nhân Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4

Khởi động cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2025

Hà Tĩnh: Dự án chưa bàn giao, hàng loạt cây xanh đã bị chết

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP quý I/2025

Dẫn đầu khu vực nhờ giáo dục: Việt Nam đã sẵn sàng?

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
