Áp lực chi phí: EVN kiến nghị điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân

Theo đại diện EVN, dù đã nỗ lực cố gắng nhưng với các giải pháp trong nội tại mà EVN đã thực hiện vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện do giá nhiên liệu tăng cao đột biến nên kết quả năm 2022.

Tại buổi họp tổng kết năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức ngày 21/12, tại Hà Nội, đại diện tập đoàn đã kiến nghị Bộ Công Thương chấp thuận và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân theo quy định tại Quyết định 24/2017/QĐ/TTg để giảm bớt khó khăn và đảm bảo cân bằng tài chính năm 2023.

Ap luc chi phi: EVN kien nghi dieu chinh gia ban le dien binh quan hinh anh 1

Hội nghị tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Cùng với đó, áp dụng cơ chế thị trường đối với hoạt động điện lực, kịp thời điều chỉnh giá điện khi các yếu tố đầu vào thay đổi.

Dự kiến lỗ hơn 31.300 tỷ đồng

Theo đại diện EVN, đến cuối năm 2022, tổng công suất đặt nguồn điện (đã COD) toàn hệ thống đạt xấp xỉ 77.800 MW, tăng gần 1.400 MW so với năm 2021, trong đó tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo là 20.165MW chiếm tỷ trọng 26,4%. Quy mô hệ thống điện Việt Nam đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn điện.

Cũng trong năm 2020, điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống là 268,4 tỷ kWh, tăng 5,26% so 2021. Công suất phụ tải cực đại toàn hệ thống là 45.434 MW, tăng 4,41%. Sản lượng điện sản xuất và mua của EVN là 261,2 tỷ kWh, tăng 6,08%, còn điện thương phẩm toàn Tập đoàn đạt 242,3 tỷ kWh, bằng 99,97% kế hoạch và tăng 7,53% so với năm 2021.

Ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông tin thêm, đến cuối năm 2022 có 108 nhà máy điện tham gia trực tiếp trong thị trường điện với tổng công suất đặt 30.937MW, chiếm 38% nguồn điện toàn quốc.

Mặc dù luôn nỗ lực để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế-xã hội, song trong năm 2022, các biến động lớn trên thế giới đã tác động, ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất điện của EVN. Công tác đầu tư xây dựng các dự án điện gặp nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách, khó khăn trong thu xếp vốn... Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng cao nhưng giá bán lẻ điện đã không được điều chỉnh gần 4 năm và hiện đang thấp hơn nhiều so với chi phí giá thành.

Theo ông Nguyễn Tài Anh, dù đã tiết giảm chi phí khoảng 33.445 tỷ đồng từ các khoản chi, nhưng tập đoàn vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện do giá nhiên liệu tăng cao đột biến, nên kết quả năm 2022 dự kiến EVN sẽ lỗ khoảng 31.360 tỷ đồng.

- Cơ cấu nguồn phát điện trong 10 tháng 2022:

Ap luc chi phi: EVN kien nghi dieu chinh gia ban le dien binh quan hinh anh 2

Còn với các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh, những biến động của chi phí đầu vào đã được phản ánh rõ nét trong bức tranh tài chính cuối năm.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Lê Văn Danh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty phát điện 3 (GENCO3) cho biết, nhờ tối ưu hóa các hoạt động sản xuất-kinh doanh nên trong năm 2022, đơn vị đã đạt được tổng lợi nhuận ước là 2.406 tỷ đồng.

Song việc này còn phụ thuộc nhiều vào chênh lệch tỷ giá, bởi theo thống kê của đơn vị, có những thời điểm lỗ chênh lệch tỷ giá của đơn vị lên tới 2.600 tỷ đồng.

“Nếu trong 10 ngày còn lại của năm 2022 tỷ giá bình ổn thì chỉ tiêu này đạt được, trường hợp tỷ giá biến động thì chỉ tiêu này sẽ phải xem xét lại,” đại diện GENCO3 cho hay.

Ngoài ra, ông Lê Văn Danh cũng nêu khó khăn khi nguyên liệu đầu vào tăng cao, trong đó giá than nhập khẩu quý 1 và 2 đã tăng 4,2 lần so với năm 2020 và tăng 2,2 lần so với năm 2021, đã gây áp lực lớn cho việc sản xuất điện.

Chưa kể lượng khí cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện khí chỉ đáp ứng 70% năng lực của các tổ máy. Do vậy, để đảm bảo cung ứng điện, nhiều thời điểm Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia đã phải huy động thêm các nhà máy điện chạy dầu DO, điều này đã tác động tới trần chi phí cho EVN.

Còn theo bà Đỗ Nguyệt Ánh, Chủ tịch Tổng Công ty điện Miền Bắc (EVNNPC), nhiều doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp tiết giảm sản xuất do đại dịch COVID-19 đã khiến Tổng Công ty có thể phải chịu khoản lỗ năm nay khoảng 4.700 tỷ đồng, điều này sẽ gây áp lực lên bức tranh tài chính và hiệu quả huy động vốn để triển khai các dự án điện của ngành.

Ap luc chi phi: EVN kien nghi dieu chinh gia ban le dien binh quan hinh anh 3
Ảnh minh họa. (Đại Nghĩa - TTXVN)

“Ở khu vực miền Bắc nguy cơ thiếu điện luôn thường trực do cơ cấu nguồn điện cũng như cung-cầu của năm 2023 rất khó khăn nên phía EVN và các bộ ngành quan tâm, xem xét để đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn điện và lưới điện để EVNNPC sớm thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao,” bà Đỗ Nguyệt Anh kiến nghị thêm.

Tập trung đảm bảo đủ điện phát triển kinh tế-xã hội

Theo đánh giá, nhu cầu sử dụng điện trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng cao. Điều này đòi hỏi ngành điện và cơ quan chức năng phải có nhiều giải pháp để tính toán, cân đối đủ nguồn để bổ sung kịp thời cho nhu cầu sử dụng.

Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam, để vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia, đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế-xã hội và sinh hoạt của người dân trong năm tới, EVN đang tập trung thi công 3 dự án nguồn điện, gồm: Thủy điện Ialy mở rông, Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Nhiệt điện Quảng Trách 1, đồng thời khởi công và hoàn thành phát điện thương mại các dự án điện Mặt Trời Phước Thái 2, Phước Thái 3; Phấn đấu khởi công dự án Nhiệt điện Ô Môn 4 và hoàn thành 243 công trình lưới điện từ 110-500kV…

Đại diện EVN cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét, phê duyệt Quy hoạch điện 8, đồng thời phê duyệt sửa đổi Quyết định 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

EVN cũng đề xuất xem xét sửa đổi các nghị định liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhà nước như EVN huy động các nguồn vốn, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ EVN và các đơn vị giải quyết các vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án điện.

Thông tin thêm, ông Nguyễn Đức Ninh, Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) cho hay, trong đầu năm 2022, sản lượng thiếu hụt của các hồ thủy điện ở miền Bắc hơn 800 triệu kWh đã gây ảnh hưởng đến việc cung ứng điện cho các tháng cao điểm mùa khô năm 2022.

Trong khi đó, hệ thống điện của Việt Nam ngoài 3 hệ thống điện miền Bắc-Trung-Nam, hiện còn có thêm hệ thống điện của Campuchia, với phần nối điện với Việt Nam khoảng gần 2.000 MW công suất đạt và đang liên kết với hệ thống điện Việt Nam qua đường dây 220 kV Châu Đốc-Tà Keo.

Ngoài ra, do biến động từ nguồn cung năng lượng tại châu Âu nên các quốc gia đều tăng cường việc tiết kiệm điện, điều chỉnh lại các quy định về thị trường điện, đấu nối… để đảm bảo an toàn cho hệ thống.

Từ đánh giá trên, để đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, đại diện A0 khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp và báo cáo EVN và Bộ Công Thương kế hoạch vận hành hệ thống và thị trường năm 2023 để đảm bảo tối ưu nhất vận hành của thệ thống điện.

Ngoài ra, ông Nguyễn Đức Ninh cũng kiến nghị cơ quan chức năng xem xét điều chỉnh quy trình điều tiết liên hồ chứa và kế hoạch đổ ải năm tới tối ưu nhất.

“Với 11 quy trình đã được thiết lập trong giai đoạn chưa có phần năng lượng tái tạo, nhưng bây giờ thay đổi nên rất nhiều điểm cần phải điều chỉnh cho phù hợp,” đại diện A0 kiến nghị.

Ap luc chi phi: EVN kien nghi dieu chinh gia ban le dien binh quan hinh anh 4
Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Phát biểu tại hội nghị, Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đánh giá cao các kết quả đạt được của EVN trong năm vừa qua.

Tuy vậy, với những khó khăn, thách thức khiến cho tập đoàn lỗ hơn 31.000 tỷ đồng, ông cho rằng đây là yếu tố đáng lưu tâm, do vấn đề khách quan, thực hiện nhiệm vụ chính trị, nên cần có ý kiến, tạo sự đồng thuận, mong nhân dân chia sẻ hoạt động của tập đoàn.

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng yêu cầu EVN tiếp tục chủ động đưa ra giải pháp nội bộ, tối ưu hóa công tác quản trị, giúp cho tập đoàn tiết giảm chi phí nhiều hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Cùng với đó, kịp thời ứng biến với tình hình thực tế, báo cáo Thủ tướng Chính phủ có giải pháp, trong đó có vấn đề tăng giá điện. Cần rút kinh nghiệm và tính toán theo chu kỳ, các yếu tố tác động đến chi phí đầu vào.

Với những bất cập trên thị trường điện cạnh tranh, ông Nguyễn Hoàng Anh cũng yêu cầu EVN đánh giá kỹ lưỡng, tổng hợp số liệu nhằm báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về mô hình thị trường điện cạnh tranh, ký hợp đồng dài hạn về cung cấp than, khí…/.

Tin mới cập nhật

Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Đồng Nai đã và đang thực hiện các giải pháp phát triển quỹ đất công nghiệp sạch trên địa bàn để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.
Thành phố Cần Thơ phát triển sản xuất công nghiệp và tăng xuất khẩu

Thành phố Cần Thơ phát triển sản xuất công nghiệp và tăng xuất khẩu

Đề án “Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn 2030” sẽ góp phần phát triển sản xuất công nghiệp và tăng xuất khẩu thành phố.
Hướng tới xây dựng Thái Nguyên thành trung tâm kinh tế công nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc

Hướng tới xây dựng Thái Nguyên thành trung tâm kinh tế công nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc

Thái Nguyên là địa phương thứ 5 trong cả nước (sau Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Tĩnh và Thanh Hóa) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh.
Doanh nghiệp thép trong nước trước áp lực giảm cầu

Doanh nghiệp thép trong nước trước áp lực giảm cầu

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, giá nguyên vật liệu tăng cao khiến các doanh nghiệp thép trong nước tăng giá bán nhiều lần để bù lại giá thành sản xuất và giảm lỗ.
Tiếp tục triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Tiếp tục triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Việc tiếp tục triển khai khu công nghiệp sinh thái sẽ góp phần giúp Việt Nam đạt mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045.
Cải thiện năng lực cung ứng cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Cải thiện năng lực cung ứng cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Ngành công nghiệp hỗ trợ đang là lĩnh vực tạo sức hấp dẫn, thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Bộ Công Thương: Cần tháo gỡ 3 ‘nút thắt’ để phát triển công nghiệp

Bộ Công Thương: Cần tháo gỡ 3 ‘nút thắt’ để phát triển công nghiệp

Cần tập trung nguồn lực Nhà nước phát triển ngành công nghiệp, ưu tiên sử dụng hàng hóa trong nước, nâng giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa.
Bài 3: Giải pháp nào cho ngành cơ khí, công nghiệp ô tô Việt Nam?

Bài 3: Giải pháp nào cho ngành cơ khí, công nghiệp ô tô Việt Nam?

Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức, tuy nhiên ngành cơ khí Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Bài 2: Vai trò của ngành cơ khí trong phát triển công nghiệp ô tô

Bài 2: Vai trò của ngành cơ khí trong phát triển công nghiệp ô tô

Ngành cơ khí đóng vai trò nền tảng, động lực phát triển với bất cứ nền kinh tế nào, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp ô tô.
Bài 1: Từng bước tự chủ về cơ khí chế tạo

Bài 1: Từng bước tự chủ về cơ khí chế tạo

Thời gian qua, ngành cơ khí đã bắt đầu làm chủ công tác thiết kế, chế tạo, nâng tỷ lệ nội địa hóa trong lĩnh vực thủy công cho các NM điện, dây chuyền SXCN.

Tin khác

Tiềm năng và cơ hội để Việt Nam trở thành công xưởng mới của thế giới

Tiềm năng và cơ hội để Việt Nam trở thành công xưởng mới của thế giới

Các số liệu thống kê cho thấy đã có những vụ dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, trong đó có nhiều tập đoàn trong top 500 tỷ USD hàng đầu của Mỹ.
Doanh nghiệp hạ tầng công nghiệp tăng tốc

Doanh nghiệp hạ tầng công nghiệp tăng tốc

Trong khi dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) duy trì tăng trưởng tích cực, nhu cầu xây dựng nhà xưởng, hạ tầng khu công nghiệp không ngừng tăng.
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Cần doanh nghiệp đầu tàu dẫn dắt

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Cần doanh nghiệp đầu tàu dẫn dắt

Nhiều linh kiện, chi tiết phục vụ sản xuất, sản phẩm cơ khí chính xác của Việt Nam đã tham gia thành công vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Nhật Bản, Mỹ.
Chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp tháng Hai tăng 5,1%

Chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp tháng Hai tăng 5,1%

So với cùng kỳ năm trước, sản xuất công nghiệp tháng 02/2023 tăng 3,6%.
Nhiều khó khăn trong phát triển ngành công nghiệp ô tô

Nhiều khó khăn trong phát triển ngành công nghiệp ô tô

"Công nghiệp ô tô là ngành tích hợp của rất nhiều ngành khoa học cơ bản, như ngành vật liệu, động lực học, điện, điện tử, môi trường sinh thái...
Việt Nam là thị trường tăng trưởng quan trọng với doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc

Việt Nam là thị trường tăng trưởng quan trọng với doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc

Trong kế hoạch sắp tới, các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc dự định sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam nói chung và Long An nói riêng.
Tạo cơ chế, hút đầu tư vào khu công nghiệp

Tạo cơ chế, hút đầu tư vào khu công nghiệp

Động lực để Quảng Ninh giữ vững đà tăng trưởng, phát triển bền vững thời gian vừa qua là tạo mọi điều kiện để thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế.
Để công nghiệp chế biến giữ vững vị thế động lực tăng trưởng xuất khẩu?

Để công nghiệp chế biến giữ vững vị thế động lực tăng trưởng xuất khẩu?

Dự báo tình hình năm 2023 còn nhiều khó khăn, ngành công nghiệp chế biến chế tạo cần triển khai nhiều giải pháp để giữ vững vị thế động lực tăng trưởng xuất khẩu.
Cơ hội, thách thức của các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam

Cơ hội, thách thức của các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam

Từ ngày 19 - 21/7, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ & Thiết bị điện và Hội chợ Triển lãm Công nghệ, Sản phẩm tiết kiệm năng lượng và năng lượng xanh.
Tạo đột phá cho ngành công nghiệp điện tử

Tạo đột phá cho ngành công nghiệp điện tử

Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất chiếm vị trí then chốt trong nền kinh tế và có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác.
Xem thêm

Đọc nhiều

Khẳng định một Việt Nam nghĩa tình, trách nhiệm, đoàn kết quốc tế cao cả

Khẳng định một Việt Nam nghĩa tình, trách nhiệm, đoàn kết quốc tế cao cả

Chiều 17/3, Thủ tướng gặp mặt và tuyên dương các tập thể, cá nhân trong đoàn công tác của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã tham gia cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyến tàu hỏa chở hàng hóa đầu tiên từ Trung Quốc đến tỉnh Đồng Nai

Chuyến tàu hỏa chở hàng hóa đầu tiên từ Trung Quốc đến tỉnh Đồng Nai

Chuyến tàu hỏa chở hàng hóa đầu tiên từ Trung Quốc đã đến ga Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) ngày hôm nay 16/3.
Thủ tướng giải đáp kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Thủ tướng giải đáp kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Rất nhiều kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp liên quan đến môi trường đầu tư, kinh doanh đã được Thủ tướng giải đáp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2023.
Việt Nam tìm cách thu hút khách du lịch Ấn Độ

Việt Nam tìm cách thu hút khách du lịch Ấn Độ

Ấn Độ luôn là thị trường khách du lịch tiềm năng mà bất cứ quốc gia nào cũng đều muốn hướng đến. Tuy nhiên đây cũng là thị trường yêu cầu khắt khe, kỹ tính.
Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Đồng Nai đã và đang thực hiện các giải pháp phát triển quỹ đất công nghiệp sạch trên địa bàn để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.
Đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0%

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0%

Kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0% để hỗ trợ ngành chăn nuôi trong nước đang hết sức khó khăn do giá đầu ra giảm mạnh.
Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc “Hào khí doanh nhân Việt Nam”

Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc “Hào khí doanh nhân Việt Nam”

Sáng 16/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc “Hào khí doanh nhân Việt Nam".
Hơn 16,6 triệu người Việt Nam đang nắm giữ tiền mã hóa

Hơn 16,6 triệu người Việt Nam đang nắm giữ tiền mã hóa

Việt Nam hiện có hơn 16,6 triệu người sở hữu tiền mã hóa, giá trị các hoạt động giao dịch tài sản số ở Việt Nam trong 12 tháng lên tới 112,6 tỷ USD.
Cảnh báo giả mạo Tổng cục Thuế yêu cầu cập nhật Căn cước công dân

Cảnh báo giả mạo Tổng cục Thuế yêu cầu cập nhật Căn cước công dân

Tổng cục Thuế khẳng định, không có chủ trương, cũng như không gửi email hay bất kỳ thông báo nào cho người nộp thuế về việc nêu trên.
Diễn đàn Nhịp cầu phát triển: Tìm giải pháp phát triển kinh tế miền Trung- Tây Nguyên

Diễn đàn Nhịp cầu phát triển: Tìm giải pháp phát triển kinh tế miền Trung- Tây Nguyên

Bên cạnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo, liên kết phát triển vùng là giải pháp được kỳ vọng mang lại sự đột phá cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Phiên bản di động