Hơn 9000 giáo viên nghỉ việc: Chuyên gia nói gì?
Phó Thủ tướng Thường trực phát biểu về nguyên tắc bố trí giáo viên, cán bộ y tế Những chính sách nào về giáo dục và đào tạo có hiệu lực từ tháng 1/2023? |
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học vừa qua, làn sóng giáo viên nghỉ việc ở các trường công lập vẫn có chiều hướng tiếp diễn. Trong 19.300 giáo viên nghỉ thì có tới 9.295 giáo viên nghỉ việc, còn lại 10.094 thầy cô nghỉ hưu theo chế độ. Việc giáo viên nghỉ việc tiếp tục tăng ở các trường công lập đang là một vấn đề quan trọng và đáng quan tâm. Điều này có thể gây ra một loạt các ảnh hưởng đối với hệ thống giáo dục và các trường học.
Trả lời Báo Công Thương về vấn đề này, chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc cho rằng việc giáo viên nghỉ việc là một vấn đề tất yếu trong bối cảnh hiện tại. Nguyên nhân với hơn 1.000.000 giáo viên trên toàn quốc, việc thay đổi công việc là điều không thể tránh khỏi, giống như các ngành nghề khác.
Tuy nhiên, ông Ngọc cũng chỉ ra rằng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, áp lực từ chi phí sinh hoạt cao cùng với mức lương và đãi ngộ không đáp ứng nhu cầu làm việc làm cho giáo viên trở nên khó khăn. Điều này đã đẩy một số giáo viên đến việc chuyển từ công tác ở trường công lập sang các trường tư thục hoặc thậm chí là bỏ nghề để tìm kiếm những cơ hội hấp dẫn khác.
“Tình hình tại các địa phương khác còn khó khăn hơn, với lương và phụ cấp không đủ đáp ứng với yêu cầu công việc rất nặng nhọc và thậm chí nguy hiểm. Nhiều giáo viên phải phụ trách nhiều điểm trường ở những vùng xa, phải vượt qua những con đường đèo suối xa xôi. Điều này khiến không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn và đam mê để tiếp tục theo đuổi công việc giáo viên”, ông Ngọc cho hay.
![]() |
Hơn 9000 giáo viên nghỉ việc |
Vẫn theo chuyên gia Vũ Khắc Ngọc, giải quyết vấn đề thiếu giáo viên không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục mà còn cần sự phối hợp với các ngành khác.
Ông Ngọc đề xuất hai giải pháp cụ thể như sau: Thứ nhất, giải quyết thoả đáng hai khía cạnh quan trọng là biên chế và tài chính. Việc giải quyết vấn đề này không chỉ dựa vào ngành giáo dục mà cần có sự liên ngành, phối hợp giữa các cơ quan để tạo ra một cơ chế phân bổ ngân sách hợp lý đảm bảo các chỉ tiêu biên chế giáo viên có thể phù hợp với nhu cầu thực tế của từng địa phương. Việc cắt giảm biên chế khi tăng đột biến số lượng học sinh chẳng hạn sẽ gây ra sự thiếu hụt giáo viên.
Thứ hai, cần tạo môi trường làm việc hạnh phúc, động viên giáo viên theo đuổi sự nghiệp giáo dục. Không chỉ là tiền lương hay đãi ngộ, mà nên khuyến khích nhà trường tạo ra nơi làm việc với văn hoá tốt, dân chủ, khuyến khích sự sáng tạo và phát triển cá nhân.
Bên cạnh đó, tận dụng chuyển đổi số để giảm bớt gánh nặng về thủ tục hành chính, từ đó tạo điều kiện cho giáo viên có thể tập trung vào công việc chuyên môn và mang lại hiệu quả tốt hơn. Từ đó kiến tạo ra môi trường không chỉ “mỗi ngày là một ngày vui” cho học sinh, mà thêm vào đó “mỗi ngày là một ngày giảng dạy vui và hạnh phúc” cho giáo viên.
Theo số liệu mới nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho năm học 2022-2023, tình hình thiếu hụt giáo viên đang dần trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với hệ thống giáo dục của chúng ta. Số liệu cho thấy, tính đến cuối năm học 2022-2023, cả nước có tổng cộng 1.234.124 giáo viên làm việc tại các cấp từ mầm non đến phổ thông, tăng 71.927 người so với năm học năm học 2021-2022.
Tuy nhiên, theo chỉ tiêu đã đề ra, cả nước vẫn còn thiếu hơn 118.000 thầy cô đứng lớp. Con số này tăng thêm 11.308 người so với năm học trước đó. Trong số này, cấp mầm non tăng 7.887 giáo viên, cấp tiểu học tăng 169 người, cấp THCS tăng 1.207 và cấp THPT tăng 2.045 người.
Tin mới cập nhật

Khởi động Dự án ‘Vì một hành tinh xanh và giáo dục AI kiến tạo tương lai’

Cập nhật lịch nghỉ hè 2025 của học sinh toàn quốc

80 trường tư ở Hà Nội tuyển lớp 10 bằng học bạ

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của học sinh, giáo viên Hà Nội

Những trường THPT công lập nào tăng chỉ tiêu lớp 10?

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Infographic | Quy trình, thủ tục kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Chi tiết lịch nghỉ hè 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành

Hà Nội tăng chỉ tiêu vào lớp 10 công lập năm 2025
Tin khác

Infographic | Dự thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh cần chuẩn bị gì?

Infographic | Xét tuyển đại học 2025: Mốc thời gian cần lưu ý

Infographic | Hà Nội: Các mốc thời gian cần nhớ thi lớp 10 năm học 2025-2026

Infographic | Tuyển sinh đại học 2025: Những điểm mới cần lưu ý

Infographic | Những thay đổi mới nhất về quy chế tuyển sinh đại học 2025

Infographic | Những điểm cần lưu ý thi tốt nghiệp lớp 10 công lập

Trường Đại học Điện lực: Phương án tuyển sinh năm học 2025

Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp về chuyển đổi số

Infographic | Giữ nguyên lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Lịch tuyển sinh trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm 2025
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
