Ngành điện miền Nam

Giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo

Gần 40 dự án điện gió, điện mặt trời đi vào hoạt động tại 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đầu tháng 6/2019 dẫn đến quá tải lưới điện khu vực này. Trước thực trạng trên, Tổng công ty Điện lực miền Nam đang cùng với ngành điện triển khai các dự án truyền tải điện, giải quyết bài toán giải tỏa công suất cho các dự án năng lượng tái tạo.
giai toa cong suat cac du an nang luong tai tao
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng (hàng đầu, thứ ba từ phải sang) cùng đoàn công tác Bộ Công Thương khảo sát thực tế tại Nhà máy Điện mặt trời Vĩnh Tân 2

Quá tải do phát triển “nóng”

Thứ trưởng Bộ Công Thương - Hoàng Quốc Vượng - cho biết: Hiện cả nước có 89 nhà máy điện gió và mặt trời, với tổng công suất đặt 4.543,8 MW, chiếm 8,3% tổng công suất của hệ thống điện quốc gia. Con số này đã vượt xa so với dự kiến của Quy hoạch điện VII điều chỉnh (chỉ 850 MW điện mặt trời vào năm 2020).

Trong đó, chỉ tính riêng 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận hiện có 38 nhà máy điện gió, điện mặt trời, với tổng công suất đặt 2.027 MW. Dự kiến, đến tháng 12/2020, công suất điện gió và điện mặt trời ở 2 tỉnh này sẽ tăng lên 4.240 MW.

Thực tế cho thấy, trong khi nguồn công suất tại chỗ của tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận rất lớn thì nhu cầu phụ tải tại 2 địa phương này lại rất nhỏ. Theo tính toán cân bằng công suất của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) tại tỉnh Ninh Thuận từ nay đến tháng 12/2020 chỉ dao động từ 100-115 MW và Bình Thuận từ 250-280 MW. Chính vì vậy, công suất cần phải truyền tải từ 2 địa phương này cũng rất lớn, với Ninh Thuận là từ 1.000-2.000 MW và Bình Thuận là từ 5.700 – 6.800 MW (bao gồm cả các nguồn điện truyền thống).

Theo tính toán, sự phát triển nóng này đã dẫn tới tình trạng đa số các đường dây, trạm biến áp (TBA) từ 110-500 kV trên địa bàn đều quá tải. Đặc biệt, có đường dây quá tải lên đến 360%.

Cụ thể, các đường dây, trạm biến áp trên địa bàn 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận luôn bị tình trạng quá tải là: Đường dây 110 kV Tháp Chàm – Hậu Sanh – Tuy Phong – Phan Rí mức mang tải lên tới 260-360%; đường dây 110 kV Phan Rí – Sông Bình – Đại Ninh mang tải 140%; đường dây 110 kV Đa Nhim - Đơn Dương mang tải 123%; TBA 550 kV Di Linh mang tải 140%; TBA 220 kV Đức Trọng - Di Linh mang tải 110 %... dự báo mức mang tải của các đường dây này còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Tài Anh - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - cho hay: Để triển khai một dự án điện mặt trời nhà đầu tư chỉ mất khoảng 6 tháng, trong khi để thực hiện một dự án lưới điện truyền tải 220kV, 500kV mất khoảng 3 - 5 năm. Trong khi đó, các dự án lưới điện giải tỏa công suất cho các nhà máy điện gió, mặt trời lại gặp không ít khó khăn, đặc biệt là các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

“Mặt khác, việc quá tải đường dây truyền tải khi các dự án đồng loạt nối lưới đã được ngành điện cảnh báo từ tháng 11/2018 khi các dự án điện gió, điện mặt trời cùng tập trung một số khu vực phát triển "nóng" trong khi lưới điện chưa phát triển tương ứng”, ông Tài cho biết thêm.

Do đó, việc đẩy nhanh tiến độ các dự án giải tỏa công suất năng lượng tái tạo là rất cấp bách, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy điện phát hết công suất. Đồng thời, giúp EVN huy động hiệu quả nguồn năng lượng này để bổ sung vào hệ thống.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện

Làm việc với đoàn công tác của Bộ Công Thương kiểm tra các dự án điện mặt trời, điện gió tại Ninh Thuận và Bình Thuận mới đây, ông Nguyễn Tài Anh khẳng định, EVN xác định việc giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Thời gian qua, EVN đã chỉ đạo quyết liệt các đơn vị Tổng công ty Truyền tải Điện Quốc gia (EVNNPT), Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC)… khẩn trương thực hiện đầu tư các dự án lưới điện kịp thời để đấu nối, giải tỏa công suất nguồn năng lượng điện tái tạo tại 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.

Theo ông Lâm Xuân Tuấn - Phó Tổng giám đốc EVNSPC, để đáp ứng nhu cầu kết nối, cũng như đảm bảo việc truyền tải công suất phát của các dự án nhà máy điện năng lượng tái tạo trên địa bàn 2 tỉnh trên, EVNSPC đã và đang khẩn trương triển khai thực hiện đầu tư và chuẩn bị đầu tư 16 công trình lưới điện 110kV, với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 1.210 tỷ đồng.

Hiện các dự án lưới điện nhằm giải tỏa công suất cho các nhà máy điện năng lượng tái tạo gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các vướng mắc trong công tác GPMB. Ông Lâm Xuân Tuấn cho biết, các dự án ở giai đoạn thi công của EVNSPC cũng đang gặp khó khăn trong công tác GPMT. Điển hình như: Dự án 110 kV Lương Sơn – Hòa Thắng – Mũi Né; thay dây dẫn đường dây 110 kV Ninh Phước – Tuy Phong...

Nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án, EVNSPC đã yêu cầu các đơn vị thi công bố trí tối đa lực lượng, nhưng mỗi đêm cũng chỉ triển khai được khoảng 2 km. Lý giải về việc thi công vào ban đêm, Phó Tổng EVNSPC cho biết, vì chưa thỏa thuận được với các chủ đầu tư nhà máy đã phát điện cắt điện vào ban ngày, nên chỉ thi công được vào ban đêm (từ 16h ngày hôm trước đến 6h sáng hôm sau), đây cũng là khó khăn bên cạnh GPMB.

Thời gian qua, EVNSPC đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, tập trung nguồn nhân lực, bám sát các nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ các dự án giải tỏa công suất nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ các dự án, đảm bảo quyền lợi cho các chủ đầu tư cũng như ngành điện, rất cần sự vào cuộc của các bộ, ban, ngành, các cấp chính quyền trong việc đẩy nhanh tiến độ thẩm tra, thẩm dịnh các dự án, các thỏa thuận hướng tuyến, vị trí trạm... rút ngắn thời gian thỏa thuận hướng tuyến, vị trí, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất…

Chính quyền 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận cần xem xét, chỉ đạo các sở, ban, ngành quyết liệt hơn nữa trong công tác bồi thường, GPMB. Đặc biêt, các địa phương cũng cần linh động trong việc hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng bàn giao mặt bằng trước để nhà thầu thi công, song song với thực hiện các thủ tục về bồi thường, GPMB theo quy định.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng:

Để giải quyết cơ bản vấn đề giải tỏa công suất nguồn năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương đã giao cho Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) rà soát quy hoạch hệ thống lưới điện truyền tải ở khu vực miền Trung, đặc biệt 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.

Thanh Minh

Tin mới cập nhật

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Công nghệ thiết bị điện quy tụ nhiều doanh nghiệp lớn ngành điện

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Công nghệ và thiết bị Điện là triển lãm chuyên ngành hàng đầu về thiết bị điện, tiết kiệm năng lượng và năng lượng xanh

Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Phương tiện Giao thông, vận tải và Công nghiệp hỗ trợ - Vietnam AutoExpo 2024 sẽ khai mạc từ ngày 13 đến 16/06/2024 tại Hà Nội

Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Với lợi thế hiện tại, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá rất cao cơ hội của Việt Nam khi tham gia ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Vì sao sản xuất ô tô tại Vĩnh Phúc trong quý I/2024 giảm 22,75%?

Vì sao sản xuất ô tô tại Vĩnh Phúc trong quý I/2024 giảm 22,75%?

Quý I/2024, sản lượng sản xuất ô tô trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 6.735 nghìn xe, giảm 22,75% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm

Đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm

IIP quý I/2024 được đánh giá tích cực với mức tăng 5,7%, tuy nhiên nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp, Tổng cục Thống kê đề xuất 6 giải pháp.

Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực, Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 3-Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Cụm công nghiệp nhận được những ưu đãi, hỗ trợ phát triển nào?

Theo Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ, cụm công nghiệp sẽ nhận được những chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển.

Thành lập, mở rộng phát triển cụm công nghiệp cần đáp ứng các điều kiện gì?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Nghị định quy định điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.

Việt Nam phải là "mắt xích" trọng yếu của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong bối cảnh nước ta đang hội tụ đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn.

Phế liệu nhựa nhập khẩu: Cần có cách tiếp cận thông minh, bền vững

Việc trở thành điểm đến chính cho nhập khẩu phế liệu nhựa đã khiến Việt Nam chịu nhiều hậu quả, vì vậy cần có cách tiếp cận thông minh, bền vững.

Tin khác

Dự kiến cấp mới giấy phép thăm dò khoáng sản đá vôi, sét

Trong quy hoạch mới phê duyệt, Chính phủ dự kiến cấp mới các giấy phép thăm dò tại 36 khu vực khoáng sản đá vôi, 46 khu vực khoáng sản sét.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần có cách tiếp cận mới tham gia vào chuỗi cung ứng

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần có cách tiếp cận mới tham gia vào chuỗi cung ứng

Việc liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia được cho là con đường ngắn nhất để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội toàn cầu.
Hỗ trợ, tư vấn cải tiến năng suất: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Hỗ trợ, tư vấn cải tiến năng suất: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương đã và đang đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cải tiến năng suất cho DN công nghiệp hỗ trợ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Cộng lực vốn hỗ trợ doanh nghiệp

Cuối năm là giai đoạn nước rút khi doanh nghiệp tăng tốc sản xuất nhằm đạt kế hoạch. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần tăng vốn, quản lý chặt dòng tiền để giảm chi phí và thu về lợi nhuận.

Đơn đặt hàng mới vẫn giảm vì cầu yếu

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam giảm từ 49,6 trong tháng 10 xuống 47,3 trong tháng 11, dưới 50 điểm trong tháng thứ ba liên tiếp.

Việt Nam tiến đến lộ trình xanh hóa cảng biển

Xanh hóa cảng biển nhằm cân bằng giữa sự biến động môi trường và nhu cầu phát triển kinh tế đang là xu hướng mà nhiều cảng biển trên thế giới; trong đó, có Việt Nam đang lên lộ trình triển khai.

Sắp diễn ra Diễn đàn hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí LNG

Ngày 7/12 tới tại Hà Nội sẽ diễn ra Diễn đàn “Hiện thực hoá mục tiêu phát triển Điện khí LNG theo Quy hoạch Điện VIII”.

Công bố cẩm nang công nghệ sản xuất điện và lưu trữ điện năng

Cẩm nang này gồm 2 ấn phẩm: Cẩm nang công nghệ sản xuất điện và Cẩm nang công nghệ lưu trữ điện năng, nhiên liệu tái tạo và chuyển đổi từ điện năng sang các dạng năng lượng khác (Power-to-X).

Hoạt động M&A góp phần đa dạng vốn cho nền kinh tế

Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn cho hoạt động M&A nhờ sự ổn định về chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, thị trường tiêu dùng nội địa tăng nhanh.

Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam ưu tiên đa dạng hóa sản xuất và chế tạo

Kết quả khảo sát cho thấy xu hướng các doanh nghiệp Đức đang ưu tiên đa dạng hóa sản xuất và chế tạo, tập trung vào các dự án đầu tư xanh.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 17/5/2024: Tăng “bốc đầu” tới 8.000 đồng/kg, Đắk Nông lên mức cao chót vót 113.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 17/5/2024: Tăng “bốc đầu” tới 8.000 đồng/kg, Đắk Nông lên mức cao chót vót 113.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 17/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 17/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 16/5/2024: Tiếp đà tăng mạnh tới 3.000 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu lên đỉnh 107.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 16/5/2024: Tiếp đà tăng mạnh tới 3.000 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu lên đỉnh 107.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 16/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 16/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 15/5/2024: Đồng loạt bật tăng trở lại, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 15/5/2024: Đồng loạt bật tăng trở lại, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 15/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 15/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  12/5/2024: Bật tăng trở lại, Đắk Lắk và Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 12/5/2024: Bật tăng trở lại, Đắk Lắk và Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 12/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 12/5 thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024: Giá dầu thế giới “quay xe” giảm mạnh khi công bố dữ liệu lạm phát

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024, giá dầu thế giới giảm mạnh với dầu WTI giảm 1,39%, dầu Brent giảm 0,72% sau khi dữ liệu lạm phát được công bố.

Sự bất ổn của thị trường vàng là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế

Đánh giá về tác động của thị trường vàng, chuyên gia cho rằng, vàng ''tăng nóng'' ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế.

Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5: Phản ánh liên quan Công ty Địa ốc Cienco5; Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc

Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5 nhận phản ánh liên quan đến Công ty Địa ốc Cienco5, Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc và một số đơn vị khác.
Giá tiêu hôm nay  14/5/2024: Đắk Nông tăng nhẹ 500 đồng/kg, lên mức 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 14/5/2024: Đắk Nông tăng nhẹ 500 đồng/kg, lên mức 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 14/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 14/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 13/5/2024: Đồng loạt đi ngang, dao động từ 102.000 – 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 13/5/2024: Đồng loạt đi ngang, dao động từ 102.000 – 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 13/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 13/5 thế nào?

Giá tiêu hôm nay 11/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 102.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 11/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 11/5 thế nào?
Phiên bản di động