Cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội vùng Đông Nam bộ
Hội nghị triển khai chương trình phát triển vùng Đông Nam Bộ đến 2030 Phát triển vùng Đông Nam bộ: Xu hướng kinh tế xanh bền vững |
Nhiều khó khăn, vướng mắc về thể chế chính sách
Nhằm rà soát, nắm bắt và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác quản lý, điều hành, đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh vùng Đông Nam bộ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn đầu Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ vừa làm việc với Lãnh đạo các Bộ, ngành và 5 tỉnh vùng Đông Nam bộ.
![]() |
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với 5 tỉnh vùng Đông Nam bộ |
Theo ông Trần Duy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, qua rà soát, hiện nay, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ đang tồn tại 4 vướng mắc chung trong thực hiện dự án đầu tư nước ngoài (FDI) như: Thủ tục thực hiện dự án; quá trình thực hiện thủ tục đầu tư; vấn đề điện, năng lượng và hạ tầng; thẩm định an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Đối với các dự án ODA, hiện cũng tồn tại 2 vấn đề trọng tâm: Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 và năm 2023 và một số vướng mắc tại các dự án ODA trong Vùng, điển hình như: Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Biên Hòa – giai đoạn 1 (tỉnh Đồng Nai); Dự án cải thiện môi trường nước tỉnh Bình Dương, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB); Dự án chống ngập, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực ven sông Sài Gòn của tỉnh Bình Dương, vay vốn WB; Dự án thu gom và xử lý nước thải khu vực Long Sơn - Gò Găng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, vay vốn của Bỉ.
Ngoài ra còn một số dự án ODA trong vùng Đông Nam bộ mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư và đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo cấp thẩm quyền bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn nước ngoài giai đoạn 2021 - 2023 theo đề nghị của UBND tỉnh Bình Phước như: Dự án hiện đại hóa thủy lợi thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Bình Phước, vay vốn ADB.
Lãnh đạo UBND 5 tỉnh vùng Đông Nam bộ (Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh) tại buổi làm việc đã đã báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong quý I/2023 với Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, nên ra những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải trong thực tiễn như: Chủ trương mở rộng các khu, cụm công nghiệp; chỉ tiêu phân bổ đất công nghiệp; cơ chế đấu thầu các dự án; cơ chế chuyển tiếp của các dự án điện gió, điện mặt trời; cơ chế mua bán điện; thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm phục vụ sản xuất; việc di dời lưới điện trong thực hiện các công trình đầu tư công… Trong đó có sự chồng chéo giữa Luật Đầu tư, Luật Đất đai và Luật Bảo vệ môi trường dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, điều hành cũng như thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội.
Cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng Vùng
Đối với tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương – cho biết: Tỉnh đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị tư vấn giá đất, công tác xác định giá đất cụ thể phục vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tính nghĩa vụ tài chính; việc xác định nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư… theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, quá trình thực hiện gặp một số vướng mắc, khó khăn do quy định pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng, đặc biệt là tư vấn nghĩa vụ tài chính về đất gặp rất nhiều khó khăn.
![]() |
Hiện các tỉnh vùng Đông Nam bộ thiếu quỹ đất để phát triển công nghiệp (Ảnh minh họa) |
Từ đó, Lãnh đạo tỉnh Bình Dương kiến nghị Phó Thủ tướng Chính phủ, tổ công tác xem xét chấp thuận cho Bình Dương áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất để tính thu nghĩa vụ tài chính cho các khu đất có giá trị trên 20 tỷ đồng. Đồng thời có giải pháp thu hút được những đơn vị có chức năng thẩm định giá tham gia tư vấn giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ xác định giá đất… góp phần thực hiện thu ngân sách và thực hiện các dự án đầu tư.
Đồng thời, kiến nghị Phó Thủ tướng Chính phủ, tổ công tác nghiên cứu, tham mưu Chính phủ sửa đổi các chính sách về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo hướng bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài khi nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư.
Liên quan đến lĩnh vực công nghiệp, các địa phương cũng đã nêu ra vấn đề khó khăn về thiếu quỹ đất để phát triển công nghiệp. Bà Trần Tuệ Hiền - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước - thông tin: Mặc dù đất khu công nghiệp hiện nay của tỉnh thực tế có trên 6.800 ha, tuy nhiên chỉ được phê duyệt 4.258 ha. Do đó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước kiến nghị Chính phủ cho phép bổ sung chỉ tiêu điều chỉnh đất công nghiệp để đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư cũng như tạo nền tảng cho tỉnh phát triển.
Tương tự, ông Cao Tiến Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cũng cho biết: Hiện tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp trên địa bàn Đồng Nai đạt hơn 80% và đất ở các vị trí đẹp đã hết, nên thu hút đầu tư bị chững lại. Vừa qua, tỉnh bổ sung được 6.500 ha để phát triển công nghiệp và đã có các nhà đầu tư mong muốn hợp tác nhưng chưa được Chính phủ phê duyệt. “Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, sớm phê duyệt đất khu công nghiệp cho Đồng Nai, tạo thuận lợi để tỉnh thu hút đầu tư” - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị
Trước những đề xuất, kiến nghị của các địa phương, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã yêu cầu các Bộ, ngành của Trung ương cần phải kịp thời tháo gỡ. Đồng thời, tạo điều kiện để các tỉnh Đông Nam bộ thu hút các nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội.
“Các địa phương cần tổng hợp các kiến nghị một cách ngắn gọn, chi tiết và sớm có văn bản về những vướng mắc, khó khăn, gửi Tổ công tác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo thực hiện cụ thể theo tinh thần có thời gian, mục tiêu rõ ràng” - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị
Phó Thủ tướng cũng lưu ý, những vấn đề liên quan đến sửa đổi Luật Đất đai, vì Quốc hội đang triển khai lấy ý kiến sửa đổi Luật này. Đây là cơ hội rất lớn để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai.
“Đối với danh mục đề xuất, Văn phòng Chính phủ nghiên cứu về mức độ cấp bách và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ theo thứ tự ưu tiên để sớm ban hành hướng dẫn cho địa phương” - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu.
Tin mới cập nhật

Lâm Đồng cam kết đồng hành, 'trải thảm đỏ' đón nhà đầu tư

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 của năm 2025

Du lịch Khánh Hòa nâng chất du lịch dịp cao điểm 30/4 – hè 2025

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón 'cơ hội vàng' dịp 30/4

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP quý I/2025

TP. Hồ Chí Minh: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu quý I/2025

Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh

Cảng Mỹ Thuỷ: Đẩy nhanh tiến độ thu hút nhà đầu tư

Tái hiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng công nghệ màn led
Tin khác

Gần 4,6 triệu khách du lịch đến Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh: 6 lãnh đạo công an cấp phòng xin nghỉ hưu

Hà Nội: Hạn chế xe 16 chỗ vào phố cổ từ 1/3

Thành phố Huế đảm bảo cung ứng nguồn điện

Thành phố Huế: Vốn khuyến công ‘đòn bẩy' công nghiệp nông thôn

Bình Dương: Phát triển dịch vụ logistics thành ngành kinh tế mũi nhọn

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp xem xét công tác nhân sự

Quảng Nam, Quảng Ngãi đẩy nhanh xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thành phố Huế: Hợp tác, đào tạo nhân lực từ Nhật Bản

Bắc Kạn đảm bảo khu vực dịch vụ tăng trưởng 9,6%
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
