Vụ “chuyến bay giải cứu”: Cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự thừa nhận hành vi phạm tội
Tại tòa, bị cáo Lan thừa nhận sai phạm trong việc tổ chức cấp phép chuyến bay đưa công dân về nước là công tác bảo hộ công dân, thuộc Phòng bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự.
Theo cáo trạng, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự bị cáo buộc đã tham mưu Bộ Ngoại giao đề xuất Chính phủ giao cho Cục Lãnh sự là đơn vị chủ trì phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Cục QLXNC Bộ Công an xét duyệt, cấp phép thực hiện chuyến bay giải cứu cho doanh nghiệp.
Đứng ở bục khai báo, bị cáo Lan trình bày về nhiệm vụ của Cục Lãnh sự trong chủ trương giải cứu công dân về nước. Theo lời khai của Lan, Cục Lãnh sự được giao bảo hộ công dân, chịu trách nhiệm đưa công dân mắc kẹt ở nước ngoài về nước. Khi đó, lãnh đạo Bộ Ngoại giao giao thủ trưởng Cục Lãnh sự - bị cáo Lan - chịu toàn bộ trách nhiệm về mảng công tác của Cục.
![]() |
Cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Hương Lan tại phiên tòa sáng nay |
Về quy trình thực hiện, hồ sơ cấp phép chuyến bay được gửi đến Cục Lãnh sự, bộ phận văn phòng sẽ đưa về Phòng Bảo hộ công dân. Phòng Bảo hộ công dân sẽ tập hợp các yêu cầu của doanh nghiệp lập thành danh sách tổng hợp.
Trên cơ sở các tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp do Tổ 5 Bộ đã thống nhất trước đó, Phòng Bảo hộ công dân sẽ lựa chọn doanh nghiệp đủ tiêu chí, tạm gọi là danh sách đề xuất các doanh nghiệp rồi đưa lên cho Phó Cục trưởng phụ trách.
Cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Hương Lan khai phân công cho bị cáo Đỗ Hoàng Tùng (Cục phó) xem trước và điều chỉnh. Nếu hoàn chỉnh sẽ đưa lên cho bị cáo để bị cáo báo cáo Thứ trưởng Tô Anh Dũng.
Trả lời câu hỏi của HĐXX về tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp, nguyên Cục trưởng Cục Lãnh sự khai có một số tiêu chí, gồm: Lựa chọn doanh nghiệp cấp phép chuyến bay bao gồm các yếu tố như địa bàn đông công dân bị mắc kẹt được ưu tiên, các địa phương phải có văn bản tiếp nhận công dân, không dồn nhiều quá một thời điểm vào một địa phương, người đưa về phải là công dân Việt Nam có nhu cầu về nước đang kẹt ở nước ngoài, doanh nghiệp phải đảm bảo việc thực hiện trọn gói cho công dân.
Tại tòa, bà Hương Lan thừa nhận có một số doanh nghiệp được lãnh đạo Bộ, ban ngành giới thiệu sang để gặp bị cáo. Nguyên Cục trưởng Cục Lãnh sự cũng thừa nhận cáo buộc của VKSND Tối cao về việc nhận tiền của 8 doanh nghiệp.
Cơ quan điều tra xác định Cựu Cục trưởng Nguyễn Thị Hương Lan đã nhận hối lộ 33 lần, tổng cộng hơn 25 tỷ đồng. Trong giai đoạn điều tra, bị cáo Hương Lan không thừa nhận số tiền 25 tỷ đồng mà chỉ nhận 900 triệu đồng và một số quà cáp của 8 doanh nghiệp gồm: Công ty An Bình, ATA, Nhật Minh, MasterLife, Bluesky, đại diện Lữ Hành Việt, đại diện Thuận An.
Cụ thể bị cáo đã 11 lần nhận tổng số tiền 13,2 tỷ đồng từ bị cáo Hoàng Thị Mơ, nhận 4 lần của bị cáo Nguyễn Thị Tường Vy số tiền 2,2 tỷ đồng, nhận 20.000 USD của bị cáo Lê Văn Nghĩa, nhận 55.000 USD của bị cáo Trần Thị Mai Xa, nhận 5,9 tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng.
Hiện, bị cáo này và gia đình đã nộp 900 triệu đồng khắc phục hậu quả.
Tin mới cập nhật

Hà Nội: Gian nan tìm hạn sử dụng thực phẩm trong siêu thị

Bộ Công an cảnh báo chiêu thức lừa đảo từ phạt nguội

Truy vết pháo hoa dởm, phát hiện cửa hàng Z121 làm ăn gian dối

Bà Rịa-Vũng Tàu: Công ty Bảo Châu bị cưỡng chế thuế

Hà Nam: Cưỡng chế thuế Công ty may mặc Ngân Anh 1

Gỡ nút thắt về xử lý đường nhập lậu bị tịch thu

Bạc Liêu: Nợ thuế của Công ty Bảo Toàn ‘phình to’

Tiếp tục xác minh việc ghép giàn pháo tại cửa hàng Z121

Chiêu dụ dỗ đầu tư tiền ảo khiến 200 người sập bẫy

Bách hóa Xanh phản hồi về thông tin mua giá đỗ ngâm hóa chất ở Đắk Lắk
Tin khác

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh Lan Quý kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Hà Nội: Cảnh sát mật phục bắt giữ tàu hút cát trái phép lúc rạng sáng

Quảng Nam: Bãi đỗ xe chợ mới Đông Phú bị 'xẻ thịt' thành ki ốt bán hàng

Bắc Kạn: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty cổ phần xây dựng Dương Tiến

Lào Cai: Thu hồi giấy chứng nhận làng nghề nấu rượu thôn Bản Kim

54 người ở Quảng Ninh trình báo bị lừa đảo hơn 250 tỷ đồng

Yên Bái: Truy vết xử lý hàng hóa kém chất lượng trên nền tảng thương mại điện tử

Lạng Sơn: Trong tháng 11 kiểm tra, xử lý 448 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt Công ty Chế biến thủy sản Út Xi hơn 157 triệu đồng

Videc Group vừa bị phạt và truy thu thuế hàng chục tỷ đồng có tiềm lực ra sao?
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
