Thêm động lực phát triển điện mặt trời mái nhà

Thời gian tới, Cục Điện lực, Bộ Công Thương sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền, đề xuất chính sách khuyến khích, tạo động lực phát triển điện mặt trời mái nhà.
Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Bộ Công Thương đề xuất mới về điện mặt trời mái nhàĐiện mặt trời mái nhà: Đừng ‘bới lông tìm vết’ để rồi ‘nhìn gà hóa cuốc’Câu chuyện điện mặt trời và chủ nghĩa dân túy trong phát ngôn và truyền thông

Chính sách đột phá cho phát triển năng lượng xanh

Chia sẻ tại Diễn đàn Thúc đẩy năng lượng xanh trong khu công nghiệp do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây, ông Phan Duy Phú – Phó trưởng phòng Thuỷ điện và Năng lượng tái tạo - Cục Điện lực - Bộ Công Thương cho rằng: Quan điểm phát triển năng lượng tái tạo đã được Đảng và Chính phủ thể hiện trong nhiều Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Điện mặt trời mái nhà gần bằng 4 nhà mà máy thuỷ điện Hoà Bình
Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời mái nhà. Ảnh minh hoạ

Cụ thể, tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2007 của Bộ Chính trị khoá X về Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia; Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…

Đặc biệt, tại Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ quan điểm, “ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch” với mục tiêu: “tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045”.

Với những chính sách trên, tính đến cuối năm 2024, các dự án năng lượng tái tạo (ngoài thuỷ điện) đã đưa vào vận hành đạt 23.253 MW - tương đương 27% tổng công suất nguồn điện của hệ thống điện, góp phần tích cực đảm bảo an ninh năng lượng và điều hoà giá điện cho cả nước.

Đối với điện mặt trời mái nhà, tính đến cuối năm 2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang thực hiện mua điện của 103.170 nguồn điện với tổng công suất lắp đặt khoảng 9.572,58 MWp, tổng sản lượng cung cấp cho hệ thống điện trong năm 2024 là 10,991 tỷ kWh, chiếm 3,56% tổng sản lượng điện của toàn hệ thống điện quốc gia (308,73 tỷ kWh).

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời mái nhà. Ảnh minh hoạ

Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Liên quan đến điện mặt trời mái nhà, ông Phan Duy Phú cho rằng, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII điều chỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 đã đưa ra các quan điểm, mục tiêu và giải pháp về phát triển điện năng lượng tái tạo, gồm có điện mặt trời mái nhà.

Cùng đó, đặt mục tiêu đến năm 2030, có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất - tự tiêu thụ, phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia.

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh cũng tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý, đặc biệt là các nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ, điện mặt trời mái nhà.

Ưu tiên, khuyến khích phát triển điện mặt trời, trong đó có điện mặt trời trên mái nhà dân, trung tâm thương mại, mái các công trình xây dựng, mái nhà xưởng, khu công nghiệp, tại các cơ sở sản xuất kinh doanh tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia. Phát triển điện mặt trời tập trung phải kết hợp với lắp đặt pin lưu trữ với tỷ lệ tối thiểu 10% công suất và tích trong 2 giờ.

Trước đó, ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực số 61/2024/QH15 thay thế Luật Điện lực năm 2004, trong đó đã kế thừa, bổ sung và điều chỉnh các quy định liên quan đến phát triển điện năng lượng tái tạo. Chính phủ cũng đã ban hành các Nghị định số 56 và số 58/2025/NĐ-CP ngày 03/3/2025 quy định một số điều của Luật Điện lực liên quan đến về phát triển điện năng lượng tái tạo.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Điện lực năm 2024, Bộ Công Thương cũng đã thành lập Tổ soạn thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ gia đình lắp đặt điện tự sản xuất - tự tiêu thụ (trong đó đối tượng chủ yếu là điện mặt trời mái nhà), ban hành trong năm 2025.

“Các quy định pháp luật nêu trên, đặc biệt là Nghị định số 58/2025/NĐ-CP là hành lang pháp lý cho phát triển điện mặt trời mái nhà, nhằm mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng, chuyển đổi nền kinh tế của đất nước theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp, hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và tăng trưởng kinh tế “hai con số” thời kỳ 2026-2030 của quốc gia” - đại diện Cục Điện lực thông tin.

Với các quy định mới ban hành nêu trên, một số tác động chính có thể được nhìn nhận như sau: Luật Điện lực năm 2024 và Nghị định số 58/2025/NĐ-CP cho phép các công trình xây dựng có mái nhà đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật (không giới hạn đối tượng) được phép lắp đặt điện mặt trời trên mái theo hình thức tự sản xuất, tự tiêu thụ.

Đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 123 Nghị định số 175/2024/NĐ-CP ngày 30/12/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng thì các thiết bị sản xuất điện từ năng lượng mặt trời gắn trên mái công trình không phải là công trình năng lượng. Do vậy, việc đầu tư, lắp đặt các nguồn điện mặt trời trên mái công trình được thực hiện tương đối thuận lợi.

Trình tự, thủ tục phát triển các nguồn điện mặt trời mái nhà theo hình thức tự sản xuất, tự tiêu thụ được quy định đơn giản, thời gian thực hiện thủ tục hành chính nhanh, công tác xây dựng, lắp đặt, nghiệm thu được thực hiện theo các quy định pháp luật chuyên ngành (nếu có), chuyển từ công tác tiền kiểm sang trung và hậu kiểm.

Tổ chức, cá nhân phát triển nguồn điện được đề nghị các đơn vị điện lực, cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường tại địa phương hướng dẫn công tác xây dựng, lắp đặt, vận hành bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật có liên quan. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị điện lực phải có trách nhiệm, nghĩa vụ hỗ trợ tổ chức, cá nhân phát triển nguồn điện, đặc biệt là trong công tác hướng dẫn đấu nối lưới điện, lắp đặt thiết bị điều khiển, giám sát và mua bán sản lượng điện dư.

Với nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất - tự tiêu thụ, nhà nước có chính sách khuyến khích mua sản lượng điện dư tối đa bằng 20% sản lượng điện thực phát hàng tháng. Chính sách này là động lực thúc đẩy phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, đặc biệt là đối với các hộ gia đình sử dụng nhà ở riêng lẻ.

Tuy nhiên, quy định hiện nay chưa cho phép các đơn vị ngoài EVN được mua sản lượng điện dư. Do vậy, có thể hạn chế các tổ chức, cá nhân phát triển nguồn điện mặt trời trong các khu - cụm công nghiệp thuộc phạm vi quản lý lưới điện của đơn vị điện lực mua buôn - bán lẻ (không thuộc EVN). Bên cạnh đó, hiện nay còn nhiều tổ chức, cá nhân chưa nắm rõ hoặc phân biệt giữa cơ chế tự sản xuất - tự tiêu thụ và cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).

Thời gian tới, ông Phan Duy Phú cho biết, Cục Điện lực sẽ tiếp tục theo dõi, tổng hợp các ý kiến phản ánh của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để kịp thời tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách phù hợp hơn nữa với thực tiễn nhằm khuyến khích, tạo động lực phát triển các nguồn điện mặt trời mái nhà một cách công bằng, công khai, minh bạch và thuận lợi với tất cả các đối tượng.

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý, đặc biệt là các nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ, điện mặt trời mái nhà.
Nguyễn Hoà
Bình luận

Đọc nhiều

Infographic | Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng 5/2025

Infographic | Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng 5/2025

Số liệu thống kê từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), TC Group và VinFast, mẫu xe điện cỡ nhỏ VinFast VF 5 tiếp tục dẫn đầu thị trường trong tháng 5.
 Đà tăng ngắn hạn giữ vững nếu VN-Index trụ vững trên 1.350 điểm

Đà tăng ngắn hạn giữ vững nếu VN-Index trụ vững trên 1.350 điểm

Thị trường chứng khoán khởi sắc với VN-Index tăng hơn 30 điểm trong tuần. Nếu trụ vững trên mốc 1.350, chỉ số này có thể mở rộng đà tăng ngắn hạn.
Ô tô nhập khẩu về Việt Nam tăng mạnh gần 60%

Ô tô nhập khẩu về Việt Nam tăng mạnh gần 60%

Tháng 5/2025, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam đạt 19.042 chiếc, với giá trị hơn 426 triệu USD, tăng tới 59,1% so với cùng kỳ.
Seongnam (Hàn Quốc) - Đối tác chiến lược trong thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Seongnam (Hàn Quốc) - Đối tác chiến lược trong thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Thanh Hóa xác định Seongnam là đối tác chiến lược trong thu hút đầu tư, bởi địa phương này là đô thị phát triển năng động, trung tâm công nghệ cao hàng đầu Hàn Quốc.
Thị trường chứng khoán hồi phục, quỹ cổ phiếu đạt hiệu suất cao nhất 12 tháng

Thị trường chứng khoán hồi phục, quỹ cổ phiếu đạt hiệu suất cao nhất 12 tháng

Thị trường chứng khoán khởi sắc giúp hiệu suất quỹ cổ phiếu tháng 5/2025 đạt +7,4%, cao nhất trong vòng 12 tháng, dù dòng tiền vẫn rút ròng.
Infographic | Mốc thời gian tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 cần lưu ý

Infographic | Mốc thời gian tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 cần lưu ý

Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025, có những mốc thời gian thí sinh cần lưu ý.
Quản lý thị trường Đà Nẵng tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá hàng tỷ đồng

Quản lý thị trường Đà Nẵng tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá hàng tỷ đồng

6 tháng đầu năm 2025, lực lượng quản lý thị trường Đà Nẵng đã xử lý 249 vụ vi phạm, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm ước trị giá gần 1,26 tỷ đồng.
Báo chí thời Nghị quyết 18: Gọn để tinh, đổi mới để phát triển

Báo chí thời Nghị quyết 18: Gọn để tinh, đổi mới để phát triển

Nghị quyết 18 không chỉ là cải cách bộ máy mà là lời hiệu triệu thay đổi toàn diện báo chí với tích hợp số, nhân sự công nghệ và tư duy nền tảng mới.
Thị trường xe máy Việt phục hồi,  xe điện tăng tốc

Thị trường xe máy Việt phục hồi, xe điện tăng tốc

Thị trường xe máy Việt khởi sắc nửa đầu năm 2025, đạt 1,32 triệu xe, tăng 20,2%, với xe điện tăng vọt nhờ VinFast, tín hiệu tích cực cho chuyển đổi xanh.
Phát triển kinh tế AI: Việt Nam đang nắm giữ ‘cơ hội vàng’

Phát triển kinh tế AI: Việt Nam đang nắm giữ ‘cơ hội vàng’

Dự báo, quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam sẽ đạt 120-130 tỷ USD vào năm 2040. Các chuyên gia kinh tế nhận định, Việt Nam đang giữ “cơ hội vàng” phát triển AI.