Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 - 2025

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 4/9/2024 về việc tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Lễ khai giảng năm học mới tại Quảng Ngãi Đà Nẵng: Hơn 290.000 học sinh hân hoan khai giảng năm học mới 2024 – 2025

Chỉ thị nêu: Trong những năm qua, Chính phủ, các bộ, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Ngành Giáo dục đã tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao; chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng cao, đạt được những kết quả tích cực, đáng ghi nhận. Đội ngũ nhà giáo tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, được tuyển dụng, từng bước bảo đảm về số lượng và chất lượng; hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được tăng cường. Bên cạnh kết quả đạt được, còn một số bất cập cần sớm được khắc phục như: Đầu tư cho giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở một số địa phương; thiếu trường, lớp học ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tỷ lệ trường đạt chuẩn và tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp học ở một số nơi còn thấp; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu còn chưa bảo đảm.

Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 - 2025
Các địa phương tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.

Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 với phương châm: "Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm; Thầy cô giáo là động lực; Nhà trường làm bệ đỡ; Gia đình là điểm tựa; Xã hội là nền tảng", Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách trình các cấp thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền để tạo hành lang pháp lý cho việc nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là chất lượng giáo viên ở tất cả các cơ sở giáo dục, đào tạo, cả công lập và ngoài công lập.

Thu gọn các điểm trường lẻ

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, giáo dục khuyết tật; điều chỉnh hợp lý quy mô lớp học; thu gọn các điểm trường lẻ, bảo đảm nguyên tắc thuận lợi nhất cho trẻ em, học sinh và người dân; phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, miền, địa phương.

Tăng cường trách nhiệm quản lí nhà nước về lựa chọn, cung ứng, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục của địa phương theo đúng quy định, bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời số lượng sách giáo khoa cho năm học mới 2024 - 2025; có phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh diện chính sách, diện hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng yếu thế, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo theo Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ; chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng các điều kiện tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bảo đảm chất lượng, an toàn, nghiêm túc, hiệu quả, giảm áp lực, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh.

Đẩy mạnh mô hình đào tạo không vì lợi nhuận bậc đại học

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm gắn với nâng cao chất lượng; đẩy mạnh tự chủ đại học, nhất là tự chủ về tài chính; thực hiện tự chủ theo hướng thực chất gắn với trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch; chuẩn bị tốt cho công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm năm 2025; tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học; đẩy mạnh mô hình đào tạo không vì lợi nhuận bậc đại học; tăng cường phát triển các hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Triển khai hiệu quả các đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nguồn nhân lực về vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây.

Chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên, nhất là phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên, bảo đảm an ninh, an toàn trường học.

Xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương rà soát số lượng biên chế giáo viên để đề xuất Trung ương bổ sung biên chế ngành Giáo dục, nhất là giáo viên mầm non năm học 2024 - 2025 theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Bộ Chính trị; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong việc tuyển dụng biên chế giáo viên được cấp có thẩm quyền giao và có giải pháp phù hợp, hiệu quả khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, giáo viên dạy các môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tăng cường chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, đôn đốc địa phương thực hiện tuyển dụng giáo viên theo biên chế được giao, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên của các cơ sở giáo dục, bảo đảm nguyên tắc "có học sinh phải có giáo viên đứng lớp" nhưng phải phù hợp thực tiễn địa phương và hiệu quả trong việc bố trí.

Bộ Tài chính cân đối nguồn vốn ngân sách Trung ương chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhất là kinh phí hỗ trợ các địa phương thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025, bảo đảm đúng quy định pháp luật.

Đáp ứng nhu cầu học tập 2 buổi/ngày

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục rà soát, tổ chức, sắp xếp cơ sở giáo dục, điều chỉnh hợp lý quy mô lớp học, giảm các điểm trường lẻ, tăng các trường bán trú, nội trú gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; hình thành trường phổ thông nhiều cấp học phù hợp điều kiện thực tế địa phương, bảo đảm thuận lợi, đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em, học sinh học 2 buổi/ngày; dành quỹ đất xây dựng các cơ sở giáo dục khi quy hoạch khu đô thị mới. Chú trọng phát triển các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập ở khu vực đông dân cư, khu công nghiệp; tăng số trường bán trú và nội trú, tạo thuận lợi hơn cho học sinh và phụ huynh học sinh nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục thường xuyên, tạo sự chuyển biến rõ nét về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.

Tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, phổ thông. Rà soát, sắp xếp, điều tiết giáo viên mầm non, phổ thông giữa các cơ sở giáo dục trên địa bàn để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thực hiện tuyển dụng giáo viên theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, trường hợp chưa tuyển đủ giáo viên thì bố trí nguồn lực để hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ; nghiên cứu có cơ chế, chính sách để thu hút giáo viên đến công tác và gắn bó lâu dài tại địa phương.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục mầm non và Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Phân bổ nguồn lực, thực hiện hiệu quả các tiểu dự án trong chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến giáo dục, đào tạo; bảo đảm định mức kinh phí chi thường xuyên theo quy định để các cơ sở giáo dục thực hiện hoạt động dạy và học. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo, bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa khu vực công và khu vực tư.

Xây dựng và triển khai phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh diện chính sách, diện hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng yếu thế, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục việc thực hiện về quản lý thu, chi tài chính, công khai các khoản thu đầu năm học bảo đảm đúng quy định.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với ngành y tếvà các cơ quan chức năng tại địa phương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm; tăng cường bảo đảm an toàn trường học; bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em, học sinh nội trú, bán trú.

Tăng cường triển khai hiệu quả, mạnh mẽ hơn nữa chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn; chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm, bảo đảm yêu cầu, hiệu lực, hiệu quả.

Theo baochinhphu.vn

Tin mới cập nhật

Cơn bão số 3 gây phá huỷ hơn 4.000 vị trí đường bộ, thiệt hại gần 3.000 tỷ đồng

Cơn bão số 3 gây phá huỷ hơn 4.000 vị trí đường bộ, thiệt hại gần 3.000 tỷ đồng

Sáng 15/9, Bộ Giao thông Vận tải có báo cáo trình Chính phủ về kết quả công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra.
Hiểu sâu thêm tư tưởng Phật giáo từ một cuốn sách của Omega+

Hiểu sâu thêm tư tưởng Phật giáo từ một cuốn sách của Omega+

Việc bổ sung thêm những kiến thức về tư tưởng Phật giáo giúp độc giả Việt Nam củng cố và nâng cao nền tảng tri thức học thuật Phật giáo ở Việt Nam.
Bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp đón Tết Trung thu

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp đón Tết Trung thu

Tối nay 13/9, tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội đã khai mạc chương trình Lễ hội an toàn thực phẩm tết Trung thu 2024 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức.
Hàng dài những chuyến xe cứu trợ mang sẻ chia đến với đồng bào vùng lũ

Hàng dài những chuyến xe cứu trợ mang sẻ chia đến với đồng bào vùng lũ

Miền Bắc đang đối mặt với hậu quả nặng nề do mưa lũ, những tấm lòng nhân ái cả nước hướng về vùng lũ mang theo nhiều phần quà thiết thực, lời động viên ấm áp.
Miền Bắc căng mình chống bão lũ lịch sử hơn 65 năm qua

Miền Bắc căng mình chống bão lũ lịch sử hơn 65 năm qua

Mưa bão đã gây lũ lụt nghiêm trọng tại nhiều tỉnh, thành miền Bắc dẫn đến thiệt hại nặng nề. Hiện, các tỉnh vẫn căng mình chống lũ.
Từ vụ sập cầu Phong Châu: Cần kiểm soát chặt toàn bộ các cầu đang khai thác

Từ vụ sập cầu Phong Châu: Cần kiểm soát chặt toàn bộ các cầu đang khai thác

Trước tình hình mưa lũ ngày càng diễn biến phức tạp, để tránh xảy ra vụ việc đáng tiếc như cầu Phong Châu, cần kiểm soát chặt các cây cầu khác.
Hà Nội: Toàn cảnh sông Hồng sau cảnh báo lũ khẩn cấp

Hà Nội: Toàn cảnh sông Hồng sau cảnh báo lũ khẩn cấp

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh, đạt mức báo động.
Bộ Giao thông Vận tải có chỉ đạo khẩn sau vụ sập cầu Phong Châu

Bộ Giao thông Vận tải có chỉ đạo khẩn sau vụ sập cầu Phong Châu

Chiều 9/9, Bộ Giao thông Vận tải đã có Công điện số 35/CĐ-BGTVT về việc tập trung khắc phục sự cố cầu Phong Châu và ứng phó với bão số 3 (Bão Yagi)
Ngày hội văn hoá dân tộc Chăm sẽ diễn ra tại tỉnh Ninh Thuận

Ngày hội văn hoá dân tộc Chăm sẽ diễn ra tại tỉnh Ninh Thuận

Trong lần tổ chức thứ 6, Ngày hội văn hoá dân tộc Chăm sẽ diễn tại TP. Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận từ ngày 27-29/9 với nhiều hoạt động đặc sắc.
Sập cầu Phong Châu (Phú Thọ): Các phương tiện sẽ di chuyển như thế nào?

Sập cầu Phong Châu (Phú Thọ): Các phương tiện sẽ di chuyển như thế nào?

Sự cố sập cầu Phong Châu khiến 2 nhịp cầu phía huyện Tam Nông (Phú Thọ) bất ngờ đứt gãy, Công an tỉnh Phú Thọ thông báo phương án phân luồng giao thông.

Tin khác

Người dân Phú Thọ lặng người khi chứng kiến cầu Phong Châu sập do mưa lũ

Người dân Phú Thọ lặng người khi chứng kiến cầu Phong Châu sập do mưa lũ

Trưa ngày 9/9, Cầu Phong Châu nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông (Phú Thọ) vừa bị sập, nhiều người và phương tiện rơi xuống sông.
Phố xá Hà Nội ngổn ngang cây xanh đổ sau bão số 3

Phố xá Hà Nội ngổn ngang cây xanh đổ sau bão số 3

Bão số 3 với sức gió cực lớn quét qua Hà Nội ngày 7/9 đã khiến cây xanh trên nhiều tuyến phố gãy đổ, gây gián đoạn giao thông trên các tuyến phố.
Siêu bão Yagi đổ bộ: Người dân cần làm gì để đảm bảo an toàn?

Siêu bão Yagi đổ bộ: Người dân cần làm gì để đảm bảo an toàn?

Các cơ quan chức năng khuyến cáo, để đảm bảo an toàn khi bão Yagi đổ bộ, người dân trong khu vực ảnh hưởng cần chủ động các biện pháp phòng, chống bão.
Mưa giông lớn tại Hà Nội: Mới là màn

Mưa giông lớn tại Hà Nội: Mới là màn 'dạo đầu' của cơn bão số 3

Trận mưa dông kéo dài chưa đến 1 tiếng chiều nay tại Hà Nội đã như màn "dạo đầu" của bão số 3, báo hiệu những hệ quả không thể xem thường.
Huỷ hàng loạt chuyến tàu, chuyến bay do ảnh hưởng cơn bão số 3 (bão Yagi)

Huỷ hàng loạt chuyến tàu, chuyến bay do ảnh hưởng cơn bão số 3 (bão Yagi)

Đường sắt, hàng không đã hủy hàng loạt chuyến tàu, chuyến bay trong ngày 7 và 8/9 để hạn chế thiệt hại do cơn bão số 3.
Cục Hàng không ra công điện khẩn ứng phó với cơn bão Yagi

Cục Hàng không ra công điện khẩn ứng phó với cơn bão Yagi

Cục Hàng không Việt Nam vừa phát công điện gửi các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không về chủ động phòng chống, ứng phó với cơn bão số 3 (bão Yagi).
Chùm ảnh: Dòng người nườm nượp trở lại Thủ đô sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh

Chùm ảnh: Dòng người nườm nượp trở lại Thủ đô sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh

Hôm nay (3/9), ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, dòng người nườm nượp trở lại Thủ đô Hà Nội khiến mật độ phương tiện di chuyển vào nội thành tăng cao.
Chuyển đổi giao thông xanh: Cần chính sách đặc thù

Chuyển đổi giao thông xanh: Cần chính sách đặc thù

Nhằm thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông xanh, theo các chuyên gia, Hà Nội cần tính toán kỹ lưỡng các giải pháp.
Phê chuẩn bầu chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nam Định

Phê chuẩn bầu chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nam Định

Chiều 1/9, UBND thành phố Nam Định đã công bố Quyết định về phê chuẩn kết quả bầu chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch thành phố và Quyết định về công tác cán bộ.
Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Xả láng hay tiết kiệm?

Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Xả láng hay tiết kiệm?

Với 4 ngày nghỉ lễ dài hơi, dịp Quốc khánh 2/9 trở thành cơ hội tuyệt vời để mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ tận hưởng những giây phút thư giãn bên gia đình.
Xem thêm

Đọc nhiều

Khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão số 3: Lan toả mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, đồng lòng

Khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão số 3: Lan toả mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, đồng lòng

Hoàn lưu bão số 3 đang gây ra những đợt lũ, sạt lở đất trên miền Bắc cũng là lúc cả hệ thống chính trị, người dân cả nước gồng sức giảm thiểu hậu quả bão lũ.
Siêu thị tập trung nguồn lực tiếp ứng hàng hoá cho hệ thống phân phối miền Bắc

Siêu thị tập trung nguồn lực tiếp ứng hàng hoá cho hệ thống phân phối miền Bắc

Để đảm bảo duy trì ổn định nguồn hàng của miền Bắc đến cuối tháng, các siêu thị đã đẩy mạnh nguồn cung để duy trì ổn định sản lượng cung cấp cho thị trường.
Doanh nghiệp thủy sản miền Bắc khôi phục thiệt hại nặng nề sau bão

Doanh nghiệp thủy sản miền Bắc khôi phục thiệt hại nặng nề sau bão

Cơn bão số 3 (Yagi) đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho miền Bắc, đặc biệt là các doanh nghiệp thủy sản.
Siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, truy quét gian lận thuế

Siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, truy quét gian lận thuế

Hàng ngàn doanh nghiệp đã bị đưa vào tầm ngắm sau khi Tổng cục Thuế nâng cấp hệ thống cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử.
Giá rau tại chợ tăng ‘đột biến’, siêu thị cam kết không tăng giá

Giá rau tại chợ tăng ‘đột biến’, siêu thị cam kết không tăng giá

Thiếu nguồn cung do ảnh hưởng của mưa lũ, giá rau tại chợ truyền thống tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi, song tại các siêu thị, giá vẫn bình ổn.
Hàng không chung tay vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ sau bão lũ

Hàng không chung tay vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ sau bão lũ

Các hãng hàng không chính thức tiếp nhận và vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ bà con miền Bắc từ ngày 11 - 26/9.
Cà phê Robusta vượt 5.000 USD/tấn, nông dân kỳ vọng giá còn tiếp tục đi lên?

Cà phê Robusta vượt 5.000 USD/tấn, nông dân kỳ vọng giá còn tiếp tục đi lên?

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh và lập đỉnh mới trong tháng 8.
Kinh nghiệm quốc tế trong việc 'đánh' thuế cao kiểm soát bất động sản

Kinh nghiệm quốc tế trong việc 'đánh' thuế cao kiểm soát bất động sản

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), thuế bất động sản đang là một công cụ hữu hiệu để làm dịu thị trường, hướng tới sự phát triển bền vững.
Hàng dài những chuyến xe cứu trợ mang sẻ chia đến với đồng bào vùng lũ

Hàng dài những chuyến xe cứu trợ mang sẻ chia đến với đồng bào vùng lũ

Miền Bắc đang đối mặt với hậu quả nặng nề do mưa lũ, những tấm lòng nhân ái cả nước hướng về vùng lũ mang theo nhiều phần quà thiết thực, lời động viên ấm áp.
Giá dầu thế giới tăng mạnh do ảnh hưởng của bão Francine

Giá dầu thế giới tăng mạnh do ảnh hưởng của bão Francine

Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 12/9.
Phiên bản di động