Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Hóa giải thách thức của ngành dệt may

Phát triển công nghiệp hỗ trợ từng bước tự chủ nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện trong nước là một trong những vấn đề cốt lõi để phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam.

Đơn hàng dồi dào, thị trường có dấu hiệu phục hồi tích cực, song nhiều doanh nghiệp dệt may lại đang lo lắng trước thách thức về nguồn cung nguyên phụ liệu.

Phat trien cong nghiep ho tro: Hoa giai thach thuc cua nganh det may hinh anh 1

Nhân viên Tổng Công ty May 10 sản xuất đơn hàng. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Đây không chỉ là khó khăn trong ngắn hạn mà còn là bài toán về tự chủ đầu vào của các doanh nghiệp trong nước, hướng tới một chiến lược phát triển bền vững trong tương lai.

Giá đầu vào tăng gây áp lực lên sản xuất

Là một trong những thương hiệu tên tuổi, Tổng Công ty May 10 hiện đã có đơn hàng đến hết quý 3/2022, riêng với mặt hàng veston đã có đơn hàng đến cuối năm. Song nỗi lo lớn nhất của May 10 là việc Trung Quốc thực hiện chính sách Zero COVID đã tác động không nhỏ tới chuỗi cung ứng.

Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc May 10 chia sẻ hiện doanh nghiệp đang điều chỉnh lại nhận định về thị trường trước nhiều biến động. Đó là cuộc xung đột Nga-Ukraine khiến giá xăng dầu, khí đốt leo thang, kéo theo giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao.

Đặc biệt, với 50% nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi nước này áp dụng chiến lược Zero COVID, dẫn đến việc thiếu nguyên liệu ngay trong ngắn hạn và chi phí tăng cao.

Tuy vậy, đại diện doanh nghiệp này cho rằng, dù chi phí tăng cao, giá bán sản phẩm sẽ khó tăng, hoặc nếu tăng thì cũng không thể theo được tốc độ tăng của nguyên liệu đầu vào. Trong khi sản xuất của doanh nghiệp vẫn phải duy trì, nhưng nếu giá đầu vào tăng quá cao thì doanh nghiệp càng làm càng khó.

“Thực tế cho thấy, chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với mức trung bình 5 năm trở lại đây. Bất lợi về tỷ giá khiến doanh nghiệp dệt may Việt Nam giảm sức cạnh tranh trước các đối thủ,” ông Thân Đức Việt lo ngại.

Còn theo ông Hoàng Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng quan trị Công ty Cổ phần Aligro, hàng dệt may thời trang theo mùa vụ, hàng Đông đã được sản xuất từ đầu Hè. Vì vậy, Aligro ưu tiên những đơn hàng đã đủ nguyên phụ liệu trước..., đảm bảo ổn định đầu vào và việc làm cho người lao động.

“Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Aligro đề cao việc ổn định cả về tinh thần và nguồn lực để kịp thời ứng phó, tránh tổn thất nhất là phải nghỉ do dịch. Lãnh đạo công ty và người lao động phải có trách nhiệm với chính mình và cộng đồng...,” ông Hoàng Văn Linh nói.

Đánh giá của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng cho thấy những dấu hiệu không mấy tích cực về nguồn cung nguyên phụ liệu do tác động của thị trường thế giới.

Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Vinatex cho hay giá nguyên liệu đầu vào tăng như bông, xơ, sợi đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất-kinh doanh của ngành dệt may.

Ước tính, giá bông giao ngay tăng khoảng 19,1% so với hồi đầu năm. Chưa kể, giá các mặt hàng khác như xơ sợi nhân tạo khác cũng tăng cao do giá nguyên liệu đầu vào từ hóa dầu cũng tăng chóng mặt.

“Việc giá nguyên liệu tăng cùng tình trạng hàng hóa nhập khẩu về chậm do chính sách Zero COVID từ Trung Quốc, các chi phí vận chuyển khác như logistics tăng cao gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may,” ông Cao Hữu Hiếu nói.

Linh hoạt trước biến động

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước tiến tích cực cả về sản xuất và xuất khẩu. Trong đó, tốc độ tăng trưởng trong sản xuất ngành dệt may bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 7,9%/năm, riêng năm 2018 tăng trên 33%.

Tuy vậy, 2 năm vừa qua (2020-2021), dệt may là một trong những ngành chịu tác động tiêu cực và kéo dài của dịch COVID-19. Đặc biệt, việc phân công trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, trong đó có nguyên phụ liệu đã tác động nhiều chiều đến hoạt động của ngành dệt may trong nước.

Ông Thân Đức Việt cho biết mặc dù trong những năm gần đây, các doanh nghiệp trong nước đã đầu tư và tăng cường sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, tuy nhiên dệt may và thời trang Việt Nam nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu nên tỷ lệ nội địa hóa và ngành công nghiệp phụ trợ chưa được cao.

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguyên phụ liệu do bị phụ thuộc vào nhập khẩu, May 10 đã đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nhà cùng các nhà cung cấp trong nước. Qua đó cũng giúp cho May 10 tận dụng tối đa ưu đãi từ các FTA.

Bên cạnh đó, May 10 cũng linh hoạt trong công tác điều hành xuất nhập khẩu trong khâu vận chuyển (tàu biển, đường bộ, hàng không…). Chính vì vậy, May 10 luôn đảm bảo tiến độ giao hàng đúng hạn và tạo được uy tín lớn với khách hàng.

“Ngoài vấn đề đảm bảo nguồn cung, từ lâu, May 10 đã chú trọng đến yếu tố nguyên liệu xanh. Khách hàng yêu cầu sử dụng nguyên liệu tái chế, recycol, nguyên liệu nguồn gốc tự nhiên, dễ phân huỷ, tái chế… May 10 đã và đang tập trung hợp tác với các đối tác có sản phẩm đáp ứng thân thiện môi trường,” ông Thân Đức Việt thông tin thêm.

Về phía Tập đoàn Dệt may Việt Nam, đơn vị này đã có kế hoạch nhằm theo dõi rất sát tình hình thị trường để có những chiến lược mục tiêu ngắn cũng như dài hạn.

“Lúc này, công tác quản trị rủi ro được đặt lên trên hàng đầu. Tập đoàn liên tục đưa ra những cập nhật sâu sát nhất về tình hình bông xơ sợi, biến động nguyên phụ liệu đầu vào cho các doanh nghiệp thành viên, đồng thời nhập khẩu một lượng bông dự trữ nhất định cho các doanh nghiệp sợi với giá tốt, tránh những rủi ro về tăng giá,” Tổng Giám đốc Vinatex cho hay.

Theo nhận định của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), thực trạng phụ thuộc nguyên phụ liệu không chỉ gây ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến công nghiệp nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung trong dài hạn. Hơn nữa, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ từng bước tự chủ nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện trong nước là một trong những vấn đề cốt lõi để phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam.

Trên cơ sở đó, đại diện Cục Công nghiệp cho rằng phải nâng cao năng lực các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, điều kiện tiên quyết là phải có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong nước phát triển. Từ đó, mở ra cơ hội thị trường cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung cấp, tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm cuối cùng.

Ngoài ra, Cục Công nghiệp cũng nhắc tới yếu tố tạo cơ hội hình thành và phát triển chuỗi giá trị trong nước, thông qua thu hút đầu tư hiệu quả và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài.

Trong đó xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ tập trung để tạo cụm liên kết ngành; phát triển các ngành công nghiệp vật liệu nhằm tăng cường tính tự chủ về nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, từ đó nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu./.

Tin mới cập nhật

Hợp tác hình thành Tổ hợp Techno-Park Việt Nam - Nhật Bản tại Khu công nghiệp HANSSIP

Hợp tác hình thành Tổ hợp Techno-Park Việt Nam - Nhật Bản tại Khu công nghiệp HANSSIP

Tổ hợp Techno-Park Việt Nam - Nhật Bản tại Khu công nghiệp HANSSIP sẽ là điểm khởi phát thành công thế hệ mới gắn với 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về phương tiện giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về phương tiện giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ

Từ ngày 13-16/6/2024, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội sẽ diễn ra triển lãm quốc tế lần thứ 17 về phương tiện giao thông, vận tải và CNHT.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần có cách tiếp cận mới tham gia vào chuỗi cung ứng

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần có cách tiếp cận mới tham gia vào chuỗi cung ứng

Việc liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia được cho là con đường ngắn nhất để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội toàn cầu.
Hỗ trợ, tư vấn cải tiến năng suất: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Hỗ trợ, tư vấn cải tiến năng suất: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương đã và đang đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cải tiến năng suất cho DN công nghiệp hỗ trợ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
VIMEXPO 2023: Kết nối để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam

VIMEXPO 2023: Kết nối để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam

VIMEXPO 2023 thúc đẩy kết nối đầu tư, tạo cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, chế biến chế tạo kết nối, mở rộng thị trường.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nâng cao vai trò địa phương

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nâng cao vai trò địa phương

Hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ giữa Trung ương, địa phương và các DN là một trong những chương trình hợp tác điển hình mà Bộ Công Thương đã triển khai.
Tạo thêm những ‘cú hích’ mới thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Tạo thêm những ‘cú hích’ mới thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Với những thay đổi trong dự thảo sửa đổi Nghị định 111 được nhiều địa phương, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ kỳ vọng sẽ tạo “cú hích” cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Sửa đổi Nghị định số 111/2015/NĐ-CP: Bệ đỡ chính sách cho công nghiệp hỗ trợ

Sửa đổi Nghị định số 111/2015/NĐ-CP: Bệ đỡ chính sách cho công nghiệp hỗ trợ

Sửa đổi nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) với nhiều chính sách ưu đãi mới được đề xuất.
Triển lãm NEPCON Việt Nam 2023: Mở rộng thị trường cho doanh nghiệp điện tử

Triển lãm NEPCON Việt Nam 2023: Mở rộng thị trường cho doanh nghiệp điện tử

Triển lãm điện tử quốc tế - NEPCON Việt Nam 2023 diễn ra từ ngày 4-6/10 tại TP.Hồ Chí Minh cùng Triển lãm METALEX Việt Nam 2023 về máy công cụ, kim loại.
Triển lãm quốc tế lần thứ 16 về máy công cụ đề cao chuỗi cung ứng bền vững

Triển lãm quốc tế lần thứ 16 về máy công cụ đề cao chuỗi cung ứng bền vững

“METALEX Vietnam 2023” - Triển lãm Quốc tế hàng đầu Việt Nam về máy công cụ và giải pháp gia công kim loại sẽ diễn ra từ 4-6/10, tại TP. Hồ Chí Minh.

Tin khác

Tăng kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản

Tăng kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản

Kết nối các DN ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và Nhật Bản sẽ là cơ hội để DN Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất đảm bảo thành công hội nhập chuỗi cung ứng.
Công nghiệp hỗ trợ cần trợ lực để bứt phá

Công nghiệp hỗ trợ cần trợ lực để bứt phá

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang có bước phát triển tích cực, song sản phẩm vẫn thuộc phân khúc giá trị gia tăng thấp trong chuỗi cung ứng.
Đà Nẵng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Đà Nẵng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hiện tại, Đà Nẵng còn nhiều dư địa để phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ trợ.
Hải Dương: Tiềm năng thu hút công nghiệp hỗ trợ lớn của miền Bắc

Hải Dương: Tiềm năng thu hút công nghiệp hỗ trợ lớn của miền Bắc

Những năm gần đây, Hải Dương thu hút nguồn vốn lớn cả trong và ngoài nước vào các khu công nghiệp, nhất là công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp công nghệ cao.
Doanh nghiệp Nhật Bản tìm kiếm đối tác công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Doanh nghiệp Nhật Bản tìm kiếm đối tác công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

22 doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tìm kiếm đối tác lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam đã thăm dự "triển lãm kép" SIE và VME 2023 tại Hà Nội.
Làm chủ công nghiệp hỗ trợ - tạo đà phát triển ngành da giày

Làm chủ công nghiệp hỗ trợ - tạo đà phát triển ngành da giày

Ngành da giày đặt mục tiêu phát triển tỷ lệ cung cấp trong nước nguyên vật liệu và phụ liệu đạt từ 75 - 80%.
Công nghiệp hỗ trợ - đón “làn sóng” chuyển dịch đầu tư mới

Công nghiệp hỗ trợ - đón “làn sóng” chuyển dịch đầu tư mới

Ngày càng nhiều doanh nghiệp FDI muốn xây dựng cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Ngành công nghiệp hỗ trợ đang có nhiều triển vọng đón làn sóng đầu tư mới.
Lối ra cho công nghiệp hỗ trợ ôtô

Lối ra cho công nghiệp hỗ trợ ôtô

Doanh số tiêu thụ ôtô cả nước năm 2022 đạt hơn 500.000 chiếc đã góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ hoạt động mạnh mẽ hơn.
Bắc Ninh đặt mục tiêu trở thành cứ điểm sản xuất thông minh

Bắc Ninh đặt mục tiêu trở thành cứ điểm sản xuất thông minh

Đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh sẽ trở thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ công nghệ cao, trung tâm sản xuất thông minh của Việt Nam và vùng Đông Nam Á.
Tăng liên kết để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển

Tăng liên kết để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển

Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI là một trong những giải pháp để Việt Nam thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 25/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt đảo chiều giảm với dầu WTI giảm 0,66%, dầu Brent giảm 0,41%.
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 25/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 25/4 thế nào?
Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/4/2024, giá dầu thế giới đảo chiều tăng trở lại, trong đó, dầu WTI tăng 1,78%, dầu Brent tăng 1,74%.
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024: Tăng nhẹ 500 đồng/kg ở một vài khu vực, Đắk Lắk lên mức 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024: Tăng nhẹ 500 đồng/kg ở một vài khu vực, Đắk Lắk lên mức 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 27/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 27/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 22/4/2024: Giá dầu thế giới dự báo giảm mạnh trong tuần mới

Giá xăng dầu hôm nay ngày 22/4/2024: Giá dầu thế giới dự báo giảm mạnh trong tuần mới

Giá xăng dầu hôm nay ngày 22/4/2024, giá dầu thế giới vừa trải qua tuần lao dốc tới 3%, trong tuần mới giá dầu dự báo tiếp tục đà giảm mạnh.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024: Đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg, Đắk Lắk lên đỉnh 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024: Đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg, Đắk Lắk lên đỉnh 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 28/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 28/4 thế nào?
Phiên bản di động