Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nâng cao vai trò địa phương
Công nghiệp hỗ trợ cần trợ lực để bứt phá Sửa đổi Nghị định số 111/2015/NĐ-CP: Bệ đỡ chính sách cho công nghiệp hỗ trợ |
Mô hình hợp tác ba bên Bộ Công Thương - doanh nghiệp - địa phương
Vai trò của địa phương được coi là yếu tố quyết định thúc đẩy chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ đi vào thực tiễn. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai các chương trình hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI lớn tại Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ trợ.
Đặc biệt là các Chương trình hợp tác với Samsung Việt Nam cụ thể như: Chương trình đào tạo chuyên gia tư vấn, Chương trình tư vấn cải tiến sản xuất cho doanh nghiệp, Chương trình đào tạo nhân lực cho ngành khuôn mẫu, Chương trình đào tạo và hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh… Các Chương trình trên đã và đang mang lại những tín hiệu tích cực cho ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng, tạo tính lan tỏa sâu rộng tới các địa phương, giúp doanh nghiệp nội địa tăng cơ hội phát triển và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
![]() |
Dự án hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh tại các địa phương là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án hợp tác phát triển nhà máy thông minh đã được Samsung phối hợp cùng Bộ Công Thương |
Đơn cử vào tháng 8/2023, Samsung Việt Nam phối hợp cùng Bộ Công Thương và các địa phương đã tổ chức lễ tổng kết dự án “Hợp tác phát triển nhà máy thông minh” đợt 1/2023 tại 12 doanh nghiệp phía Bắc bao gồm: 5 doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh, 1 doanh nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc, 2 doanh nghiệp tại Thành phố Hà Nội, 3 doanh nghiệp tại tỉnh Hưng Yên và 1 doanh nghiệp tại tỉnh Hà Nam.
Tiếp đó, trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Đà Nẵng 2023 diễn ra vào tháng 9/2023, Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương và Sở Công Thương TP. Đà Nẵng phối hợp cùng Samsung Việt Nam tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ Hợp tác triển khai Dự án phát triển nhà máy thông minh cho doanh nghiệp Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng và Khu vực miền Trung.
Dự án sẽ giúp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng thông qua việc tư vấn thiết lập nhà máy thông minh và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp, từ đó giúp các công ty Việt Nam đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng khả năng cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Dự án hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh tại các địa phương là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án hợp tác phát triển nhà máy thông minh đã được Samsung phối hợp cùng Bộ Công Thương ký kết biên bản ghi nhớ vào tháng 2/2022 với mục tiêu hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh tại 50 doanh nghiệp và đào tạo 100 chuyên gia Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn nhà máy thông minh trong 02 năm (2022 – 2023).
Tính đến cuối năm 2022, Samsung phối hợp với Bộ Công Thương đã hỗ trợ đào tạo 51 chuyên gia về lĩnh vực nhà máy thông minh tại Việt Nam và tư vấn phát triển nhà máy thông minh cho 26 doanh nghiệp trên cả nước (14 doanh nghiệp phía Bắc, 12 doanh nghiệp phía Nam).
Cần nhân rộng vai trò của địa phương
Theo Cục Công nghiệp, trong năm 2023, Dự án sẽ tiếp tục được triển khai cho 24 doanh nghiệp phía Bắc và phía Nam. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, các Sở Công Thương địa phương cần đặc biệt quan tâm và có những hỗ trợ về mặt chính sách để các doanh nghiệp tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Nếu không có các chính sách thiết thực, đủ mạnh và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương để thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ, Việt Nam cũng sẽ có nguy cơ bỏ lỡ các dòng vốn đầu tư lớn trong xu thế chuyển dịch của chuỗi giá trị toàn cầu cũng như đổi mới mô hình phát triển công nghiệp”- đại diện lãnh đạo Cục Công nghiệp nêu.
Hiện nay, để rút ngắn thời gian tiếp cận trình độ sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu, ngoài sự cố gắng của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ quyết liệt từ cơ quan Trung ương thì vai trò của các địa phương là rất quan trọng. Tuy nhiên, phần lớn các địa phương chưa xây dựng các tiêu chí cụ thể, chưa có các chương trình hành động cụ thể và chưa bố trí nguồn lực phù hợp để triển khai các hoạt động phát triển công nghiệp trên địa bàn; trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và hoạt động của doanh nghiệp gắn chặt với địa phương.
Do đó, trên cơ sở những kết quả tích cực đã đạt được trong chương trình hợp tác giữa Bộ Công Thương và các địa phương, Bộ Công Thương kỳ vọng các địa phương chủ động nâng cao nhận thức, vai trò và tầm quan trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo trong quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quốc gia thoát bẫy thu nhập trung bình. Đồng thời, khuyến khích các địa phương trong việc xây dựng các chính sách, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ nói riêng và công nghiệp nói chung.
Có thể nói, mô hình hợp tác giữa Bộ Công Thương, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đầu tàu là một trong những chương trình hợp tác điển hình mà Bộ Công Thương đã triển khai để các địa phương có thể tham khảo, thực hiện đổi mới một cách hiệu quả, từ đó nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trên địa bàn, giúp các doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tin mới cập nhật

Cộng lực vốn hỗ trợ doanh nghiệp

Đơn đặt hàng mới vẫn giảm vì cầu yếu

Việt Nam tiến đến lộ trình xanh hóa cảng biển

Sắp diễn ra Diễn đàn hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí LNG

Công bố cẩm nang công nghệ sản xuất điện và lưu trữ điện năng

Hoạt động M&A góp phần đa dạng vốn cho nền kinh tế

Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam ưu tiên đa dạng hóa sản xuất và chế tạo

Các khu kinh tế phía Bắc có sức hút với các nhà đầu tư Trung Quốc

Mở khóa tài chính xanh cho ngành nhựa Việt Nam

Đắk Nông công bố 12 mỏ bô-xít là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia
Tin khác

VIMEXPO 2023: Kết nối để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam

Ngành cao su xanh hóa chuỗi quy trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu

Việt Nam nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Intel "gác" kế hoạch mở rộng sản xuất chip tại Việt Nam, Bộ trưởng KH&ĐT nói gì?

Đồng bộ nhiều giải pháp tạo lực đẩy cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp

Tạo thêm những ‘cú hích’ mới thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Bất động sản công nghiệp giữ sức cho chặng đua dài

Khai mạc không gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu vùng Đông Bắc tại thành phố Hà Giang

Kết nối giao thương giữa khu vực Đông Bắc với doanh nghiệp xuất khẩu

Sửa đổi Nghị định số 111/2015/NĐ-CP: Bệ đỡ chính sách cho công nghiệp hỗ trợ
Đọc nhiều

Hoa đu đủ đực ngâm mật ong: Lợi ích, cách dùng và lưu ý

Phản ánh mua hàng chưa đảm bảo chất lượng: EVN Hải Dương và cơ quan chức năng nói gì?

Uống nghệ mật ong thời điểm nào hiệu quả nhất?

Nhịp cầu Công Thương ngày 5/12: Phản ánh liên quan đến Viện Thẩm mỹ Ella Academy, Đại học Mỏ - Địa chất

Hàng loạt sai phạm tại Nhà máy Xử lý rác APT Seraphin Hải Dương

Tài xế sử dụng ma tuý, rượu bia khi tham gia thông: SOS!

Công ty Nasaco, nhà thầu vang danh đất Nam Định thời vượt khó

Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/12/2023: Giá dầu thế giới bất ngờ suy yếu

Giá xăng dầu hôm nay ngày 3/12/2023: Giá dầu thế giới giảm sâu
