Ký ức của chàng sinh viên Bách khoa “gác bút” lên đường nhập ngũ

Năm 1971 được gọi là năm nhập ngũ của sinh viên, bởi cả sinh viên và giảng viên lên đường với quy mô lên tới hàng nghìn người.
Tuyên dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu học tập và làm theo Bác Chính phủ New Zealand chào đón học sinh, sinh viên Việt Nam trở lại sớm

Thế hệ “gác bút” lên đường chiến đấu

Năm 1971, cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn căng thẳng. Nhu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam trở nên cấp bách. Thực hiện lệnh tổng động viên, các địa phương đồng loạt kêu gọi thanh niên lên đường nhập ngũ.

Không ít sinh viên nhận được giấy gọi nhập ngũ ngay thời điểm vừa có giấy báo nhập học. Gác lại giấc mơ đại học, họ lên đường nhập ngũ. Đông nhất phải kể tới sinh viên các trường Bách khoa, Tổng hợp, Xây dựng, Nông nghiệp, Kinh tế kế hoạch…

Trong số đó có những sinh viên vừa học xong năm nhất, nhưng cũng không ít sinh viên năm ba, năm tư và cả giảng viên.

Ông Vũ Công Chiến (cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhập ngũ năm 1971) cũng nằm trong số đó. Trước ngày lên đường, ông đến trường làm giấy bảo lưu kết quả.

Ký ức của chàng sinh viên Bách khoa “gác bút” lên đường nhập ngũ
Ông Vũ Công Chiến trên cầu Nhật - Lào 2 trong lần về thăm chiến trường xưa Nam Lào 2016. Ảnh: NVCC

Là thế hệ sinh ra trong những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Pháp, ông Chiến nhớ lại, năm cuối cấp ba, phong trào thanh niên xung phong nở rộ. Không khí nóng đến mức, học sinh lớp 10 cuối cấp đã nhìn thấy con đường tòng quân trước mắt.

Sau khi chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào giành thắng lợi, nhiều chiến sĩ trở về các trường cấp III kể lại chuyện chiến trường.

“Tháng 4, khi chưa kịp tốt nghiệp, nhiều học sinh trong trường chúng tôi đã được đặc cách công nhận tốt nghiệp, lên đường nhập ngũ. Dù chưa thành anh hùng, nhưng chỗ ngồi cũ trong lớp của những học sinh ấy đã được khoanh thành chỗ ngồi danh dự. Nhìn chỗ trống trong lớp, đám con trai ai cũng bị phân tán tư tưởng.

Điều chúng tôi hay nói với nhau không phải chuyện học hành mà là người trước hẹn người sau gặp nhau ở chiến trường”, ông Chiến nhớ lại.

Lên đường ra trận, với lớp thanh niên ngày ấy như một lẽ đương nhiên.

Ký ức của chàng sinh viên Bách khoa “gác bút” lên đường nhập ngũ
Ông Chiến chụp cùng đồng đội (nay là anh vợ) tại Bình Định. Ảnh: NVCC

“Ngày lên đường, chúng tôi hết sức vô tư. Có thể người ở nhà lo lắng nhiều, còn việc chúng tôi cần làm là đến chia tay người thân hay bạn gái. Chỉ có đôi người nói tiếc vì đi học xa nhà, được trường báo hôm trước, hôm sau lập tức lên đường không kịp về chào bố mẹ”.

Lễ tiễn sinh viên lên đường nhập ngũ được tổ chức ở sân trường vào buổi tối hôm trước. Sáng hôm sau, cán bộ quân đội về trường chỉ đọc tên từng người và lên xe. Thầy cô, bạn bè đến đưa tiễn trong vội vã.

Ở các địa phương, khu phố cũng vậy. Mỗi khu chỉ có một điểm nhận quân. Không có diễn văn chào mừng, những người nhập ngũ sẽ ngồi chờ ở sân bóng hay hội trường, khi đọc đến tên, chỉ xách túi đồ dùng cá nhân rồi lên xe ca.

Ông Chiến nhớ lại, nơi tập trung quân đội khi ấy nằm ở ngoại thành. Những người lính trẻ có 3 ngày học chính trị, sau đó được sắp xếp vào các đơn vị, nhận quân trang rồi lên đường hành quân.

Những tháng ngày mưa bom bão đạn

“Lính sinh viên” chủ yếu được đưa vào các đơn vị bộ binh, trực tiếp cầm súng chiến đấu. Trước đó, tất cả đều phải tập đeo đất hành quân, nâng dần từ 15kg lên tới 25kg.

“Khi ấy, tôi cũng chỉ cao 1m62, nặng 43,5 cân. Ngày ở nhà, chúng tôi chưa phải lao động nặng nhọc nhiều, nhưng vào bộ đội đều bình đẳng. Chúng tôi xác định, mình không tự rèn luyện và cố gắng, vào chiến trường có thể hy sinh trước khi đánh nhau”, ông Chiến nhớ lại.

Sau 6 tháng huấn luyện, ông và đồng đội hành quân đi bộ đủ 500 cây số. Một đêm đeo 25kg đất, đi được 10 cây số, vậy là đủ tiêu chuẩn để vào chiến trường chiến đấu.

“Khi ra trận, ai cũng xác định có thể hy sinh nên chúng tôi không hề sợ hãi”.

Lớp lính sinh viên ngày ấy có mặt trên khắp các trận tuyến, từ chiến trường Nam Lào đến chiến trường B3 Tây Nguyên. Trong số hàng nghìn sinh viên lên đường, quá nửa đã hy sinh tại các mặt trận phía Nam, trên đất Lào, nhưng nhiều nhất phải kể tới là trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972.

Trong suốt những năm tháng trong quân ngũ, với ông Chiến, tình đồng đội luôn là điều thiêng liêng và quý giá nhất.

“Là những người lính may mắn được trở về sau chiến tranh, chúng tôi luôn biết ơn những đồng đội đã ngã xuống, hy sinh mãi mãi ở tuổi 20”, ông Chiến xúc động nói.

Ký ức của chàng sinh viên Bách khoa “gác bút” lên đường nhập ngũ
Ông Vũ Công Chiến là cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhập ngũ năm 1971. Ảnh: NVCC

Chiến tranh kết thúc, những người lính sinh viên đã có giấy gọi đại học đa phần chọn quay lại giảng đường, tiếp tục đi học. Một số người mang thương tật chiến tranh hoặc vì rời xa sách vở quá lâu, chọn đi làm việc.

Ông Chiến quay lại học tại khoa Vô tuyến điện của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, được xếp vào học tại lớp K22. Trong hồ sơ còn lưu, ông có tên trong danh sách của khoa này, khóa 16.

Chậm hơn 6 năm so với bạn bè phổ thông, ông bắt đầu những bước đi đầu tiên sau khi rời áo lính.

5 năm học tập tại mái trường này, ông làm cán bộ lớp, ra trường với điểm trung bình đạt 9,3; luận văn tốt nghiệp đạt điểm 10 tuyệt đối. Ông cũng là người duy nhất toàn khóa được tự chọn nơi công tác sau khi ra trường là Viện Khoa học Việt Nam.

“Ý chí và nghị lực của người lính đã ngấm vào tôi, để tôi có thể vượt qua khó khăn đi tiếp. Dù những tháng ngày trong quân ngũ chỉ kéo dài hơn 6 năm, nhưng tôi luôn coi đó là một nửa của cuộc đời mình, và làm bất kỳ điều gì, tôi cũng không bao giờ quên mình là người lính”.

vietnamnet.vn

Tin mới cập nhật

New Zealand khởi động chương trình hè đa trải nghiệm dành riêng cho học sinh Việt Nam

New Zealand khởi động chương trình hè đa trải nghiệm dành riêng cho học sinh Việt Nam

Cơ quan Giáo dục New Zealand (Education New Zealand - ENZ) vừa thông báo một loạt chương trình hè dành riêng cho thanh thiếu niên Việt Nam, từ 12 - 18 tuổi.
Những ngôi trường THPT dân lập chất lượng cao, học phí thấp ở Hà Nội

Những ngôi trường THPT dân lập chất lượng cao, học phí thấp ở Hà Nội

Mùa tuyển sinh nữa lại đến, vậy đâu là những ngôi trường THPT dân lập chất lượng tốt, học phí vừa phải đang được lòng phụ huynh và học sinh nhất tại Hà Nội?
Hàng nghìn sinh viên NUAE được trao cơ hội việc làm

Hàng nghìn sinh viên NUAE được trao cơ hội việc làm

Sáng nay, ngày 5/3, Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương Hà Nội (NUAE) đã tổ chức Ngày hội việc làm, quy tụ hơn 30 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên công bố đề án tuyển sinh 2024

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên công bố đề án tuyển sinh 2024

Trong năm 2024, trường tuyển sinh 3.500 chỉ tiêu theo 5 phương thức vào 22 ngành đào tạo.
Nhiều học sinh miền núi nghỉ học vì tảo hôn: Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo nóng

Nhiều học sinh miền núi nghỉ học vì tảo hôn: Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo nóng

Sau Tết Nguyên đán có hiện tượng học sinh bỏ học, đặc biệt là học sinh tại một số cơ sở giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi vì tảo hôn.
Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW: Những bước tiến đáng tự hào

Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW: Những bước tiến đáng tự hào

Trong những năm học vừa qua, trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW đã nỗ lực phấn đầu đạt được nhiều bước tiến đáng tự hào.
Các trường tư “hot” tại Hà Nội tuyển sinh tiểu học như thế nào?

Các trường tư “hot” tại Hà Nội tuyển sinh tiểu học như thế nào?

Nhiều trường tư thục “hot” tại Hà Nội đã công bố phương án tuyển sinh lớp 1.
Năm 2024: Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trình nghị quyết về đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non

Năm 2024: Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trình nghị quyết về đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non

Trên cơ sở các Nghị quyết cùng các văn bản chỉ đạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra các nhóm nhiệm vụ trọng tâm triển khai và thực hiện trong năm 2024.
Gieo “mầm xuân” trên cao nguyên đá Mèo Vạc

Gieo “mầm xuân” trên cao nguyên đá Mèo Vạc

Với những thầy, cô giáo gieo mầm tri thức cho các em học sinh ở xã biên giới vùng cao Mèo Vạc, Hà Giang như gieo những “mầm xuân” trên đá.
Xúc động lời chúc của thầy cô tới học sinh, sinh viên dịp Tết

Xúc động lời chúc của thầy cô tới học sinh, sinh viên dịp Tết

Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, nhiều thầy cô đã gửi những lời chúc thân thương và xúc động đến học sinh, sinh viên của mình và được đón nhận tích cực.

Tin khác

Các điểm trường vùng cao được sưởi ấm bởi chương trình thiện nguyện ấm áp

Các điểm trường vùng cao được sưởi ấm bởi chương trình thiện nguyện ấm áp

Mới đây, Trường mầm non Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình thiện nguyện tại một số điểm trường vùng cao của thành phố Hà Giang.
Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 2/2024

Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 2/2024

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp THCS, không đào tạo từ xa ngành sư phạm, các trường tự chọn SGK... là những chính sách giáo dục nổi bật có hiệu lực từ 2/2024.
Đại học Ngoại thương công bố các phương thức tuyển sinh đại học chính quy năm 2024

Đại học Ngoại thương công bố các phương thức tuyển sinh đại học chính quy năm 2024

Trường Đại học Ngoại thương vừa công bố cụ thể các phương thức tuyển sinh đại học chính quy năm 2024, nhờ vậy, thí sinh có thêm nhiều lựa chọn phù hợp.
Nữ sinh quỳ khóc trước cửa lớp: Hiệu trưởng ký quyết định kỷ luật cô giáo

Nữ sinh quỳ khóc trước cửa lớp: Hiệu trưởng ký quyết định kỷ luật cô giáo

Mới đây, trường THPT Đa Phúc (Hà Nội) đã ký quyết định kỷ luật nữ giáo viên sau vụ việc liên quan đến nữ sinh quỳ khóc trước cửa lớp và nhiều sai phạm khác.
Tuyển sinh 2024: Nhiều trường đại học bỏ xét tuyển bằng học bạ là điều tích cực

Tuyển sinh 2024: Nhiều trường đại học bỏ xét tuyển bằng học bạ là điều tích cực

Gần đây, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố bỏ xét tuyển bằng học bạ năm 2024 và được chuyên gia đánh giá là điều tích cực.
Có thêm chứng chỉ tiếng Anh được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận

Có thêm chứng chỉ tiếng Anh được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận các cấp độ của chứng chỉ tiếng Anh PEIC tương đương với các bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học áp dụng cho những đối tượng nào?

Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học áp dụng cho những đối tượng nào?

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học, trong đó áp dụng với những đối tượng nhất định.
Nhiều thay đổi cần chú ý trong đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Nhiều thay đổi cần chú ý trong đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Thực hiện kế hoạch số 1780/KH-BGDĐT ngày 27/10/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Nhiều điểm sáng trong dạy và học Ngoại ngữ tại Việt Nam

Nhiều điểm sáng trong dạy và học Ngoại ngữ tại Việt Nam

Những năm gần đây, việc triển khai dạy và học Ngoại ngữ tại Việt Nam rất được chú trọng nên phát triển nhanh và có nhiều điểm sáng trong năm 2023.
Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, phát hành sách giáo khoa

Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, phát hành sách giáo khoa

Ngày 25/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, nhấn mạnh việc kiểm soát sản xuất, phát hành sách giáo khoa.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 19/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 19/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024, giá dầu thế giới vẫn giữ mức thấp nhất 3 tuần gần đây với dầu WTI ở mốc 82,51 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 86,97 USD/thùng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá tiêu hôm nay 18/4/2024: Đồng loạt tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Đắk Lăk lên mức 93.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024: Đồng loạt tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Đắk Lăk lên mức 93.000 đồng/kg.

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 18/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 18/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 20/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 20/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024, giá dầu thế giới trải qua tuần giao dịch lao dốc, hiện tại dầu WTI ở mốc 83,24 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 87,39 USD/thùng.
Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng trong nước đảo chiều sụt giảm dù vàng thế giới tăng “phi mã”

Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng trong nước đảo chiều sụt giảm dù vàng thế giới tăng “phi mã”

Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng SJC giảm 300.000 đồng mỗi lượng, kéo giá xuống dưới 84 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng tốc áp sát mức 2.400 USD/ounce.
Phiên bản di động