Đắk Lắk: Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào từ du lịch cộng đồng

Đắk Lắk đã có những quyết sách, định hướng đầu tư phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, hướng tới mục tiêu tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc.
Đắk Lắk: Liên kết trồng khoai lang để phát triển bền vững Đắk Lắk xuất khẩu lô cà phê giá trị cao đến thị trường Nhật Bản

Giai đoạn 2021 - 2025, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Đề án phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Đề án tập trung ưu tiên đầu tư cho TP. Buôn Ma Thuột, huyện Lắk và huyện Buôn Đôn, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030. Trong đó, chú trọng phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) hướng tới mục tiêu tạo sinh kế bền vững cho đồng bào.

Buôn Ako Dhong được công nhận là buôn du lịch cộng đồng (Ảnh: T.H)
Buôn Ako Dhong được công nhận là buôn du lịch cộng đồng (Ảnh: T.H)

Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết 08/2021/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 về “Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2021 - 2025”, tỉnh Đắk Lắk lựa chọn 5 thôn, buôn đồng bào DTTS để tập trung hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, trong đó buôn Ako Dhong được chọn làm mô hình điểm.

Nằm giữa trung tâm TP. Buôn Ma Thuột, buôn Ako Dhong mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê Đê. Ở đây, nhiều nét đẹp văn hóa của đồng bào Ê Đê vẫn được giữ gìn nguyên vẹn từ cồng chiêng, chóe quý, dệt thổ cẩm, đan gùi đến các nghi lễ và đặc biệt là nếp nhà dài. Nhờ giữ gìn nét đẹp truyền thống một cách nguyên vẹn, buôn Ako Dhong đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Đắk Lắk.

Năm 2021, buôn Ako Dhong chính thức được tỉnh hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng với các hạng mục: Xây dựng bãi giữ xe, nhà vệ sinh công cộng, biển chỉ dẫn địa lý thuyết minh điểm đến để du khách thuận tiện đi lại, tìm hiểu thông tin; tập huấn cho người dân các kỹ năng phục vụ khách du lịch, văn hóa, ẩm thực và thành lập ban quản lý…

Nỗ lực bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc (Ảnh: T.H)
Nỗ lực bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc (Ảnh: T.H)

Từ thành công bước đầu của buôn Ako Dhong, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục nhân rộng, phát triển mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn. Mới đây, tỉnh đã quyết định đưa thêm 2 buôn đồng bào DTTS được hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng năm 2023 gồm: Buôn Kuốp, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana và buôn Trí, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn.

Đây là hai buôn có đông đồng bào DTTS sinh sống, còn duy trì các hình thức biểu diễn nghệ thuật, các lễ hội truyền thống của địa phương, có điểm tham quan lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng và đặc sản ẩm thực địa phương.

Cùng với đó, hai buôn có cảnh quan vùng nông thôn, đồi núi, khu vực rừng thiên nhiên còn giữ được nét hoang sơ; các yếu tố thiên nhiên đặc biệt: Núi, đồi, thác nước, suối, hồ, bến nước… Những yếu tố trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh tiếp tục thực hiện các hoạt động tiếp theo nhằm triển khai phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk.

Theo đó, các thôn, buôn được chọn sẽ được hỗ trợ các hạng mục như: Đầu tư lắp đặt hệ thống chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời tại trục đường chính vào thôn, buôn; mua sắm máy vi tính và xây dựng trang thông tin điện tử du lịch cộng đồng của thôn, buôn; xây dựng bãi đỗ xe chung có diện tích tối thiểu 200m2; đầu tư xây dựng 1 nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn theo quy định để phục vụ khách du lịch; xây dựng, lắp đặt các biển chỉ dẫn, thuyết minh điểm đến để du khách thuận tiện đi lại, tìm hiểu thông tin…

Ngoài ra, các thôn, buôn sẽ được hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật du lịch, công tác đào tạo, tập huấn kỹ năng nghề du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, bảo vệ môi trường.... theo chương trình hỗ trợ từ các chương trình, nghị quyết của tỉnh, đặc biệt là Nghị quyết số 08.

Chương trình âm nhạc phục vụ du khách tại buôn Akô Dhông (Ảnh: Hương Lý)
Chương trình âm nhạc phục vụ du khách tại buôn Akô Dhông (Ảnh: Hương Lý)

Hiện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đang tiếp tục rà soát để hỗ trợ các hạng mục theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 1 tỷ đồng/buôn đối với 2 buôn vừa được bổ sung năm 2023. Bên cạnh đó, ngành du lịch sẽ triển khai các hoạt động hỗ trợ hình thành tour/tuyến du lịch, thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch, nâng cao giá trị từ mô hình du lịch cộng đồng. Đồng thời, tập trung khai thác và phát huy giá trị bản địa để tạo ra những sản phẩm du lịch cộng đồng độc đáo và hấp dẫn. Việc tạo ra những sản phẩm này sẽ giúp cộng đồng chuyển đổi sinh kế hiện tại trở thành nghề và sản phẩm liên quan đến du lịch, từ đó gia tăng thu nhập và đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế địa phương.

Thời gian qua, các điểm du lịch sinh thái cộng đồng được du khách tìm đến nhiều như: Khu du lịch sinh thái Buôn Ako Dhong, Khu du lịch sinh thái Bản Đôn, Khu du lịch sinh thái cộng đồng Ko Tam, Khu du lịch cộng đồng buôn Tơng Jú … Để phục vụ du khách, một số điểm du lịch đã tổ chức các không gian văn hóa như: Biểu diễn cồng chiêng, tái hiện một số lễ hội truyền thống, các hoạt động sinh hoạt văn hóa hàng ngày và trình diễn trò chơi dân gian.

Phát triển bền vững du lịch cộng đồng góp phần tạo sinh kế cũng như thay đổi tư duy làm kinh tế của đồng bào dân tộc, đặc biệt ở những vùng còn nhiều khó khăn. Thông qua du lịch cộng đồng, những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được phát huy và lan tỏa; từ đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hương Giang

Tin mới cập nhật

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành vùng rừng nguyên liệu với gần 200 nghìn ha; tốc tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 9%/năm.
Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.

Tin khác

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Tại Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được triển khai, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào.
Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương.
Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Nhiều dự án, tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại tỉnh Sóc Trăng phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Khi thi công con đường vào thuỷ điện Nước Chè (xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, Quảng Nam), một núi đá đĩa ẩn trong đất phát lộ.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Từ đầu tuần, thị trường hồ tiêu trong nước biến động liên tục. Đồng USD cao và nhu cầu yếu tiếp tục làm giảm giá hồ tiêu trên toàn cầu.
Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 234.824 tấn hồ tiêu, kim ngạch thu về 1,17 tỷ USD.
Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt 6,58 tỷ USD.
Quy định EUDR là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt

Quy định EUDR là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt

Việc tuân thủ Quy định EUDR giúp cà phê Việt Nam thêm cơ hội được người tiêu dùng quốc tế tin tưởng hơn về chất lượng và tính bền vững.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt biệt đối với nước giải khát có đường vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều từ Bộ, ngành, chuyên gia và doanh nghiệp.
Infographic | Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á

Infographic | Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á

Malaysia hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều đạt gần 12 tỷ USD.
Nhận định chứng khoán 21/11: Thị trường quay đầu hồi phục

Nhận định chứng khoán 21/11: Thị trường quay đầu hồi phục

Các chuyên gia cho rằng việc VN-Index thủng mốc 1.200 điểm đã kích hoạt dòng tiền bắt đáy, thị trường chứng khoán hồi phục tích cực trong phiên hôm nay.
Phiên bản di động