Doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
Dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam tăng rõ rệt
Chiều ngày 21/1, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) Văn phòng Hà Nội tổ chức họp báo công bố kết quả Khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm 2024.
Khảo sát này được Jetro thực hiện thông qua bảng câu hỏi về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, châu Đại Dương. Trong số 5.007 doanh nghiệp trả lời hợp lệ có 863 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam (nhiều nhất trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ tại châu Á, châu Đại Dương).
![]() |
Họp báo công bố kết quả Khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm 2024. Ảnh: Hoa Quỳnh |
Tại buổi họp báo, ông Haruhiko Ozasa - Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tại Hà Nội - cho biết, theo kết quả khảo sát, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản có lãi năm 2024 lần đầu tiên sau 5 năm vượt mức 60%. Theo đó, tỷ lệ doanh nghiệp kỳ vọng có lãi năm 2024 là 64,1%. Lần đầu tiên sau 5 năm kể từ năm 2019 trước đại dịch Covid-19, tỷ lệ này vượt trên mức 60%.
Tỷ lệ có lãi doanh nghiệp trong ngành chế tạo là 70,2%, tỷ lệ doanh nghiệp trong ngành phi chế tạo là 57,9%. “Lý do cải thiện lợi nhuận kinh doanh năm 2024 của ngành chế tạo được cho là do nhu cầu tại thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa tăng”- ông Haruhiko Ozasa nêu.
Điểm đáng chú ý của khảo sát cho thấy, theo ông Haruhiko Ozasa đó là kể từ năm 2019, việc dịch chuyển sản xuất từ Nhật Bản và Trung Quốc sang ASEAN đã gia tăng rõ rệt, đặc biệt Việt Nam là điểm đến chủ yếu. Trong tổng số 176 trường hợp dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang ASEAN, có 90 trường hợp dịch chuyển sang Việt Nam.
Đặc biệt, về quy mô dịch chuyển sản xuất từ Nhật Bản và Trung Quốc sang Việt Nam, ông Haruhiko Ozasa thông tin, có khoảng 60% doanh nghiệp trả lời dịch chuyển từ 1 - 50%, nhưng cũng có khoảng 10 - 20% doanh nghiệp cho biết đã dịch chuyển hoàn toàn 100% sản xuất.
Ngoài ra, về tỷ lệ cung ứng nội địa tại Việt Nam, công bố của Jetro cho biết đạt 36,6%, giảm 5,3 điểm so với khảo sát năm trước. Theo đó, tỷ lệ cung ứng nội địa tại Việt Nam tương đương với Malaysia, Philippines. "Trong suốt 10 năm qua, tỷ lệ này vẫn giữ nguyên ổn định. Tuy nhiên, so với Indonesia, Thái Lan, Malaysia, tỷ lệ này vẫn ở mức thấp và chỉ tương đương với Philippine"- theo ông Haruhiko Ozasa.
Những vấn đề liên quan đến cung ứng nội địa được chỉ ra là chất lượng và năng lực kỹ thuật của các doanh nghiệp địa phương không đủ và thiếu nhà sản xuất có thể cung cấp nguyên liệu thô trong nước. Về thực tế này, ông Haruhiko Ozasa đánh giá, mặc dù tỷ lệ cung ứng từ các doanh nghiệp nội địa vẫn trì trệ, nhưng doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng thu mua từ doanh nghiệp nội địa trong tương lai ngày càng tăng.
![]() |
Ông Haruhiko Ozasa - Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tại Hà Nội |
Việt Nam cần tiếp tục lắng nghe ý kiến của các nhà đầu tư
Trên cơ sở kết quả đạt được năm 2024, Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tại Hà Nội cho hay, về triển vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2025 có tới 50,4% doanh nghiệp Nhật Bản dự báo cải thiện và 9,2% doanh nghiệp dự báo xấu đi. Theo đó, nhiều doanh nghiệp tiếp tục kỳ vọng vào kết quả kinh doanh tiếp nối năm 2024.
Bên cạnh đó, có 56,1% doanh nghiệp có mong muốn mở rộng kinh doanh trong 1, 2 năm tới. Mặc dù tham vọng mở rộng của các doanh nghiệp gần như ổn định, tuy nhiên, theo báo cáo của Jetro rằng Việt Nam vẫn dẫn đầu các nước trong khu vực ASEAN.
Đáng chú ý, đối với doanh nghiệp chế tạo, nhu cầu mở rộng kinh doanh là 48,1%, doanh nghiệp phi chế tạo là 63,2%; tỷ lệ doanh nghiệp trong ngành thiết bị điện, điện tử và ngành vận tải tăng trên 20 điểm so với năm 2023. “Các doanh nghiệp chế tạo và phi chế tạo đưa ra lý do mở rộng kinh doanh là do nhu cầu tại thị trường nội địa mở rộng, xuất khẩu tăng”- ông Haruhiko Ozasa nói.
Đề cập đến môi trường đầu tư của Việt Nam, khảo sát của Jetro cũng chỉ rõ, mặc dù lợi thế của môi trường đầu tư là quy mô thị trường/tiềm năng tăng trưởng (61,9%), nhưng tỷ lệ này vẫn giảm 8,3 điểm so với năm trước. Tiếp theo là lợi thế từ tình hình chính trị, xã hội ổn định song cũng giảm 14,6 điểm so với năm trước.
Về rủi ro của môi trường đầu tư, theo khảo sát của Jetro, bao gồm thủ tục hành chính phức tạp như xin giấy phép, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, còn thiếu minh bạch. Tuy nhiên, ông Haruhiko Ozasa đánh giá, lợi thế của môi trường kinh doanh tại Việt Nam như quy mô thị trường/tiềm năng tăng trưởng, chi phí nhân công rẻ, tình hình chính trị, xã hội ổn định đều vượt mức trung bình của ASEAN. Vì vậy, Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật Bản.
Thời gian tới, để tăng sức hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư Nhật Bản, ông Haruhiko Ozasa cho rằng, Việt Nam cần có những giải pháp để xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; cũng như đảm bảo nguồn cung ứng điện ổn định cho doanh nghiệp. Đặc biệt, trước xu hướng dịch chuyển sản xuất, nhu cầu tìm kiếm cung ứng nội địa gia tăng, do đó cần phát triển doanh nghiệp nội địa đáp ứng được vấn đề này.
Ông Haruhiko Ozasa nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam hãy lắng nghe ý kiến, kiến nghị từ doanh nghiệp đang đầu tư tại Việt Nam, để tiếp tục cải thiện và tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư. Khi đã đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, hai bên sẽ tạo được sự tin cậy, từ đó, không chỉ củng cố hoạt động lâu dài của doanh nghiệp tại Việt Nam mà còn tiếp tục thu hút thêm những đầu tư mới.
“Jetro sẽ làm cầu nối để hai bên có giải pháp, ứng xử một cách tốt nhất; đồng thời Jetro sẽ chuyển tải thông điệp, thông tin cải thiện của môi trường đầu tư Việt Nam tới doanh nghiệp Nhật Bản một cách rộng rãi”- ông Haruhiko Ozasa cho hay.
Các hạng mục Khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm 2024, chính như: Triển vọng lợi nhuận kinh doanh; kế hoạch triển khai hoạt động kinh doanh trong tương lai; tình hình triển khai hoạt động kinh doanh những năm gần đây; hấp dẫn và khó khăn về môi trường đầu tư; cạnh tranh; quản lý chuỗi cung ứng; tình hình xuất nhập khẩu; tiền lương. |
Tin mới cập nhật

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Bắc Giang: Mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Quảng Nam: Quế Trà My vào vụ chính, giá bán ổn định

Bắc Giang thông qua đồ án quy hoạch 2 khu công nghiệp

Cổ phiếu ICC bị đưa vào diện cảnh báo trên hệ thống giao dịch UPCoM

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung
Tin khác

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Ô nhiễm không khí báo động, kinh tế phải xanh hóa

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Ngành, nghề nào được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?
Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Mơ vàng đầu vụ: 'Vàng non' giá cao vẫn 'cháy hàng'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Infographic | Quy trình, thủ tục kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Nhận định chứng khoán 10/4: Hạ tỷ trọng về mức an toàn

Quảng Nam giảm giá tour đến 50% hút khách du lịch
