900 mã trái phiếu doanh nghiệp nào đổ bộ lên sàn trong 20 ngày tới?
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp giảm mạnh Trái phiếu doanh nghiệp và giấc mơ mùa bình thường mới Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất |
Theo dữ liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến hiện tại sàn giao dịch trái phiếu riêng lẻ đã hoạt động hơn 2 tháng nhưng mới chỉ có hơn 100 mã trái phiếu đăng ký giao dịch và chờ giao dịch, tương ứng khối lượng chỉ khoảng 10% tổng giá trị trái phiếu phải đăng ký bắt buộc phải đăng ký trên thị trường. Trong khi đó, theo quy định tại Nghị định 65/2022, trong 3 tháng kể từ khi hệ thống lưu ký, đăng ký giao dịch trái phiếu riêng lẻ chính thức vận hành (19/7), trái phiếu mới, trái phiếu còn dư nợ phải thực hiện đăng ký lưu ký giao dịch. Như vậy, hiện chỉ còn chưa đầy 1 tháng cho mục tiêu đưa khoảng 900 mã trái phiếu còn lại lên sàn.
Theo ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), mặc dù thị trường trái phiếu riêng lẻ đã có những chuyển biến tích cực, nhưng số lượng trái phiếu đăng ký giao dịch so với con số thuộc diện phải đăng ký, lưu ký và giao dịch còn khiêm tốn. Điều đó có nghĩa, số lượng doanh nghiệp phát hành phải thực hiện đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch còn lại rất lớn. Việc này cần hoàn thành trước ngày 19/10 tới, để đáp ứng thời hạn 3 tháng kể từ ngày hệ thống giao dịch vận hành chính thức.
Sau gần 2 tháng đi vào hoạt động, giá trị giao dịch bình quân của hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ khoảng 267 tỷ đồng/phiên.
Sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp ra đời được đánh giá là bước tiến quan trọng của hành trình xây dựng thị trường vốn minh bạch, hiệu quả. Việc đưa trái phiếu lên sàn đem đến nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư chuyên nghiệp và tạo kết nối trái chủ trên sàn giao dịch chính thống. Tuy nhiên, sau những vụ việc về sử dụng vốn huy động từ kênh trái phiếu không hiệu quả trong năm 2022 như Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát cùng với việc 90% trái phiếu riêng lẻ chưa được đẩy lên sàn đã khiến sàn giao dịch này mới chỉ là hình thức chứ chưa phải kênh thu hút vốn như mong đợi. Thực tế, lộ trình 3 tháng là thời gian ngắn để 1.000 mã trái phiếu có thể đổ bộ lên sàn vì vậy mục tiêu này khó khả thi.
Căn cứ Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 156, mức phạt liên quan đến hành vi không đăng ký giao dịch hoặc đăng ký giao dịch không đúng thời hạn (quá hạn từ 1 tháng đến trên 12 tháng) là từ 10 triệu đến 400 triệu đồng, đồng thời, có thể bị xử lý vi phạm bổ sung.
Bất động sản là nhóm được nhiều nhà đầu tư chú ý nhất với lượng dư nợ trái phiếu lớn. Tính đến 30/6/2023, 2 doanh nghiệp đứng đầu danh sách dư nợ là Vingroup (VIC) với 63.347 tỷ đồng và Novaland với 43.000 tỷ đồng. Trong đó, Novaland (NVL) hiện đang được quan tâm nhất trong nhóm các doanh nghiệp bất động sản. Nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng kết quả gỡ vướng các dự án của Novaland, và kỳ vọng dòng tiền có thể được quay vòng giúp doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn này. Gần nhất, giữa tháng 9/2023, NVL đã thực hiện mua lại 2.300 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, đồng thời, doanh nghiệp xin gia hạn và thanh toán một số mã trái phiếu bằng bất động sản.
Ở diễn biến khác, “ông lớn” bất động sản Phát Đạt (PDR) đã đưa toàn bộ số còn lại lên sàn giao dịch tại HNX. Số lượng trái phiếu đang lưu hành ước tính ở mức 1.014 tỷ đồng, Số lượng trái phiếu đang lưu hành ước tính ở mức 1.014 tỷ đồng, bao gồm 4 mã PDRH2123007, PDRH2123008, PDRH2123010, PDRH2224001.
Về tình hình kinh doanh bán niên 2023, Novaland (NVL) báo lỗ đậm hơn nghìn tỷ trong khi Phát Đạt (PDR) vẫn có lời nhờ khoản thanh lý tài sản.
Về diễn biến, cổ phiếu NVL và PDR sau giai đoạn giảm sàn 17 phiên liên tiếp hồi tháng 11 và những nhịp điều chỉnh diễn ra sau đó 2 mã này chính thức ra khỏi rổ VN30. Đóng cửa phiên 29/9, thị giá NVL đạt 15.600 đồng, PDR đạt 23.950 đồng/cp. Như vậy, PDR đã hồi phục gấp đôi thị giá từ chuỗi nằm sàn kinh hoàng, song NVL lại tiếp tục giảm hơn 20%.