Nhận định chứng khoán 8/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò
Nhận định chứng khoán 2/4: Hạn chế mua đuổi Nhận định chứng khoán 3/4: Thị trường tiếp tục rung lắc mạnh Nhận định chứng khoán 4/4: Chờ đợi những cơ hội mua mới |
Đóng cửa phiên giao dịch 4/4, VN-Index giảm -8,11% về mức 1.210,67 điểm. Thanh khoản khớp lệnh bình quân trên thị trường tuần qua bùng nổ, tiệm cận giai đoạn bùng nổ tháng 11 năm 2021, vượt +83,9% so với mức bình quân 20 tuần giao dịch. Lũy kế cả tuần giao dịch, thanh khoản bình quân trên sàn HSX đạt 1.149 triệu cổ phiếu (+45,79%), tương đương 27.440 tỷ đồng (+46.32%) về giá trị giao dịch.
Độ mở thị trường chìm trong sắc đỏ với toàn bộ 21/21 nhóm ngành điều chỉnh. Trong đó các nhóm ngành ảnh hưởng trực tiếp từ thuế quan là tâm điểm đợt bán tháo như: Dệt may (-18,22%), bất động sản khu công nghiệp (-17,86%), cảng biển (-14,13%),...Các nhóm ngành vốn hóa lớn hồi phục tương đối tốt trong phiên giao dịch cuối tuần và thu hẹp mức giảm như: Bất động sản (-3,56), ngân hàng (-6,65%),
![]() |
Đóng cửa phiên giao dịch 4/4, VN-Index giảm -8,11% về mức 1.210,67 điểm. Ảnh chụp màn hình |
Theo các chuyên gia Công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định, quán tính giảm điểm tiếp tục kéo dài sang đầu phiên cuối tuần trước trước khi lực cầu bắt đáy xuất hiện, giúp VN-Index lấy lại phần lớn số điểm đã mất trong phiên.
Diễn biến này giúp hình thành một nến xanh, đóng cửa ở mốc cao nhất phiên, đi kèm khối lượng giao dịch lớn và nghiêng về chiều hướng tích lũy. Mặc dù vậy, có một sự phân hóa mạnh giữa các cổ phiếu, với số mã giảm sàn vẫn tương đối cao, thể hiện sự thiếu đồng thuận giữa các nhóm.
"Điều này một mặt cho thấy đà hồi phục chưa thực sự bền vững và nhiều khả năng mới chỉ mang tính ngắn hạn, nhưng mặt khác cũng để ngỏ cơ hội hồi phục luân phiên cho các dòng trễ nhịp, giúp hãm lại đà rơi của chỉ số chung trong trường hợp tiếp tục đi xuống trong tuần sau", chuyên gia KBSV chia sẻ.
Trong khi đó, nhóm phân tích của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, với diễn biến xoay quanh thông tin thuế quan từ Mỹ, liên quan tới khả năng đàm phán sắp tới của Việt Nam cùng phiên giảm mạnh kỷ lục đưa các cổ phiếu chiết khấu sâu, đã kích hoạt lực cầu trên thị trường quay trở lại bắt đáy. Nhóm cổ phiếu được chú ý đầu tiên là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
"Nhà đầu tư đã hạ tỷ lệ danh mục xuống thấp và không sử dụng vay ký quỹ, có thể giải ngân thăm dò vị thế đối với nhóm cổ phiếu bluechip, hạn chế tham gia các nhóm ngành ảnh hưởng trực tiếp từ mức thuế tăng", chuyên gia VCBS khuyến nghị.
Tuần qua, khối ngoại có tuần bán ròng mạnh nhất từ đầu năm với giá trị giao dịch lũy kế đạt -8.942 tỷ đồng trên sàn HSX. Tâm điểm bán ròng của khối ngoại tập trung chủ yếu ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như: FPT (-1.167 tỷ đồng), MBB (-1.147 tỷ đồng), SSI (-831 tỷ đồng),...Ở chiều mua ròng, khối ngoại mua ròng nhỏ giọt một số mã như: GEX (+471 tỷ đồng), VRE (+257 tỷ đồng), VIX (+163 tỷ đồng),... |
Tin khác

Trái phiếu quý I: Phát hành mới giảm, giao dịch thứ cấp tăng

Khối lượng giao dịch phái sinh tháng 3 tăng mạnh

Thanh khoản trái phiếu bùng nổ, khối ngoại mua ròng kỷ lục

Nhận định chứng khoán 3/4: Thị trường tiếp tục rung lắc mạnh

Nhận định chứng khoán 2/4: Hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 1/4: Không nên bán đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 31/3: Cân nhắc chốt lời

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng 15-20% trong năm 2025

Thị trường chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh

Nhận định chứng khoán 28/3: Cân nhắc giải ngân
Đọc nhiều

Mận hậu đầu mùa: Giá ‘chát’ vẫn được chị em ‘săn đón’

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Khởi động cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2025

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Infographic | Dự thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh cần chuẩn bị gì?

“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

Infographic | Xét tuyển đại học 2025: Mốc thời gian cần lưu ý

Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ
