Phát triển cây mắc ca: Định hướng chính sách phù hợp
Chưa như kỳ vọng
Sau 5 năm (2016 – 2020) phát triển cây mắc ca, đến ngày 30/6/2020 cả nước có 23 tỉnh trồng loại cây này, với tổng diện tích 16.553,8 ha (vượt quy hoạch 5.499 ha). Đến nay, đã xuất hiện nhiều mô hình trồng mắc ca bằng nguồn giống có xuất xứ phù hợp với vùng sinh thái, bước đầu đã có kết quả tốt, giúp các hộ gia đình có thu nhập ổn định (trung bình từ 100 - 150 triệu đồng/ha/năm cho các diện tích mắc ca trên 6 tuổi). Năm 2020, dự kiến tổng sản lượng hạt thu được sẽ đạt khoảng 6.570 tấn hạt tươi (tương đương 4.930 tấn hạt khô).
![]() |
Cần định hướng phát triển mắc ca hữu cơ, bán với giá cao |
Theo kết quả thống kê của các địa phương, có 19 cơ sở chế biến mắc ca. Cụ thể, vùng Tây Bắc 2 cơ sở; vùng Tây Nguyên 17 cơ sở, với công suất 50 - 500 tấn/cơ sở. Đến nay đã hình thành mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp chế biến, người dân trồng cây, nhà khoa học và quản lý. Có thể kể đến mô hình liên kết giữa Công ty Cổ phần TH Truemilk và các hộ gia đình trồng cây mắc ca tại Hòa Bình, để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho nhà máy chế biến sữa, sản xuất các sản phẩm sữa hạt. Hiện, sản phẩm này đang được tiêu thụ mạnh tại thị trường trong nước và xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như Trung Quốc, Singapore…
Tại Thanh Hóa, Công ty Cổ phần Macca Nutrition Việt Nam đã chủ động phát triển vùng nguyên liệu với hơn 200 ha, đồng thời liên kết với người dân trồng mắc ca để thu mua hạt phục vụ nhà máy chế biến sữa. Các dòng sản phẩm mắc ca mang thương hiệu của công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố thông qua nhà phân phối độc quyền và gần 3.000 siêu thị lớn nhỏ trên toàn quốc...
Bên cạnh kết quả đạt được, cũng còn hộ trồng không hiệu quả, nguyên nhân ban đầu là những hộ gia đình này đã sử dụng giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ; không xác định được giống, chất lượng cây con không đảm bảo, nên cây sinh trưởng kém, không có quả hoặc sản lượng quả rất thấp.
Đáng chú ý, dù phát triển rầm rộ trong khoảng 5 - 6 năm trở lại đây và được kỳ vọng là “cây tỷ đô” có thể xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân, song loại cây cho hạt có nguồn gốc từ Australia này lại cho kết quả không như kỳ vọng, khi hàng nghìn diện tích mắc ca không cho quả, vùng có quả thì không tìm được thị trường. Nhiều doanh nghiệp thu mua loại quả này tại tỉnh còn lâm vào tình trạng không đủ nguyên liệu sản xuất, dù tìm được thị trường xuất khẩu khá lớn. Bên cạnh đó, diện tích cây được cấp chứng nhận hữu cơ tiêu chuẩn EU còn khiêm tốn; chất lượng và số lượng hạt cũng chưa đủ điều kiện để có thể xuất khẩu vào EU và các thị trường khó tính khác.
Cần giải pháp dài hơi
Theo các chuyên gia, năm 2020 trở đi, khi sản lượng quả tăng lên do diện tích cho quả tăng, nhu cầu hạt sản xuất các sản phẩm mắc ca tham gia vào thị trường thế giới, giá sản phẩm mắc ca trong nước sẽ vận hành theo giá thị trường thế giới. Khi đó, dự báo giá bán hạt khô thương mại (giá sau khi đã sơ chế, đạt độ ẩm theo quy định là 2 - 3%) biến động từ 60.000 - 80.000 đồng/kg, cao hơn giá cà phê, hạt tiêu...
Để nắm bắt cơ hội và đưa ngành hàng mắc ca phát triển với kỳ vọng “cất cánh” trong giai đoạn tới, nhiều ý kiến cho rằng, cần định hướng phát triển mắc ca hữu cơ, bán với giá cao, hướng tới xuất khẩu, trước hết là các thị trường khó tính như: EU, Mỹ, Trung Đông… Muốn vậy, phải có chiến lược về vùng nguyên liệu, sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu mắc ca Việt Nam. Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách bao tiêu sản phẩm, để hỗ trợ việc bình ổn giá đối với thị trường trong nước.
Về vấn đề này, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, định hướng trong thời gian tới sẽ hình thành hệ thống cơ sở chế biến từng bước hiện đại, gắn với phát triển nguồn nguyên liệu, để sản xuất các sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các địa phương thực hiện đa dạng hóa và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, vốn tự có và liên doanh liên kết giữa doanh nghiệp và người dân trong phát triển cây trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cây mắc ca. Phát triển ngành công nghiệp phù trợ, logistics, nhằm giảm chi phí sản xuất, vận chuyển trong chế biến, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế, đưa mắc ca trở thành một trong những ngành hàng quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam…
Bộ NN&PTNT xác định tiềm năng phát triển đến năm 2030 khoảng 34.500 ha. Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả tổng kết, đánh giá hiệu quả cây mắc ca giai đoạn đến năm 2020, Bộ sẽ phối hợp với các địa phương định hướng quy mô sản xuất cho từng tỉnh. |
Tin mới cập nhật

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 của năm 2025

Du lịch Khánh Hòa nâng chất du lịch dịp cao điểm 30/4 – hè 2025

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón 'cơ hội vàng' dịp 30/4

Tuồng, chèo, cải lương hòa nhịp mừng Đại thắng mùa Xuân

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Tổ chức loạt sự kiện tôn vinh quyền tác giả nhân Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4

Khởi động cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2025

Hà Tĩnh: Dự án chưa bàn giao, hàng loạt cây xanh đã bị chết

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP quý I/2025

Dẫn đầu khu vực nhờ giáo dục: Việt Nam đã sẵn sàng?
Tin khác

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất

Các kênh đầu tư hiệu quả mà người trẻ nên biết

Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh

Sau sáp nhập, có cần ký lại hợp đồng mới với người lao động?

Việt Nam đứng thứ mấy về chỉ số hạnh phúc?

Sẽ điều chỉnh lương tối thiểu sau sáp nhập tỉnh?

Infographic | Trường hợp được tăng lương hưu lần 3 từ 1/7/2025

Chi cục Hải quan Khu vực II được giao 1.625 biên chế

Cách tính hưởng chính sách nghỉ hưu sớm đối với công chức

Tiềm năng du lịch từ hiệu ứng MV 'Bắc Bling'
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
