Bài học về bảo vệ động vật quý hiếm từ vụ bốn người bị khởi tố vì mua bán 5 trứng vích Côn Đảo - Kỳ 1:
Khi loài vích bị đe dọa
Đề xuất đưa Vườn quốc gia Côn Đảo trở thành thành viên Mạng lưới các khu bảo tồn rùa biển IOSEA Côn Đảo mùa cao điểm rùa biển đẻ trứng Quảng Ninh: Khởi tố nam thanh niên rao bán rùa đầu to quý hiếm |
Loài vích, cùng họ với rùa biển, có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển. Tuy nhiên, loài này đang trên đà tuyệt chủng và đã được đưa vào danh mục những loài vật cần được bảo vệ khẩn cấp.
Nóng tình trạng mua bán trứng, thịt vích
Hơn hai tháng sau khi bị phát hiện vận chuyển trái phép 5 quả trứng vích, hai mẹ con bà Đỗ Thị Lệ Hoa (48 tuổi, ngụ tại Bắc Ninh) và Lê Thị Chi, 31 tuổi (con dâu bà Hoa) đã bị khởi tố về hành vi “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm”.
Theo điều tra, ngày 11/6, gia đình Chi gồm 5 người đáp chuyến bay từ Hà Nội đến Côn Đảo nghỉ dưỡng. Chiều cùng ngày, Chi gọi taxi đi gội đầu. Trên đường đi, Chi hỏi tài xế Tuấn chỗ mua trứng vích. Tài xế Tuấn đã gọi điện thoại cho Lương Kiều Tính, thỏa thuận mua 5 quả với giá 1,25 triệu đồng và yêu cầu luộc chín.
![]() |
Cơ quan chức năng đã khởi tố 4 người mua bán trứng vích Côn Đảo |
Nhận trứng vích, Chi đem túi trứng về khách sạn, đưa cho bố chồng mang lên phòng. Hôm sau bà Hoa dọn phòng cất túi trứng vào valy hành lý để vào đất liền thì bị an ninh sân bay Côn Đảo phát hiện khi soi chiếu.
Kết luận giám định của Viện sinh thái và Tài nguyên xác định bốn quả là trứng vích, quả còn lại không xác định được loài.
Ngoài bà Đỗ Thị Lệ Hoa và Lê Thị Chi, cơ quan điều tra còn khởi tố thêm hai người nữa là Lương Kiều Tính (sinh năm 1980, ngụ Côn Đảo) và Phạm Anh Tuấn (sinh năm 1997 - tài xế taxi tại Côn Đảo).
Đáng nói, đây không phải là vụ việc buôn bán, vận chuyển trái phép trứng vích bị khởi tố. Trước đó, tháng 4/2019, ông an huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) phối hợp lực lượng kiểm lâm kiểm tra căn nhà ở khu dân cư số 3, phát hiện 20 kg nội tạng, 60 kg thịt, 60 quả trứng, 4,5 kg trứng non... của vích được giấu trong tủ đông.
Chủ nhà cho biết, chồng của bà khi đánh bắt hải sản trên biển đã mua thịt và trứng vích của các ghe cào đem về bán kiếm lời. Công an sau đó đã lập biên bản tịch thu toàn bộ tang vật, triệu tập người chồng để điều tra.
Ngày 6/4/2017, Công an huyện Côn Đảo và Hạt kiểm lâm Côn Đảo bắt quả tang trên chiếc ôtô do Lâm Trường Xuân lái, chở đoàn khách vào viếng nghĩa trang Hàng Dương có chở theo 30 quả trứng vích.
Theo điều tra, ngày 6/4, Trường đến nhà hàng Thu Tâm (nơi Đặng Hoàng Đức làm nhân viên) để sắp xếp bàn ăn cho đoàn khách của ngân hàng và hỏi Đức có trứng vích không, bán cho 30 quả.
Đức điện thoại cho Thái Thành Tài để hỏi mua trứng và được Tài đồng ý. Tài sau đó liên hệ Nguyễn Văn Vinh (45 tuổi) để mua 30 quả trứng vích với giá 150.000 đồng/quả.
Sau khi thỏa thuận, Tài ra vòng xoay đồng hồ của thị trấn Côn Đảo nhận trứng vích từ Vinh và đem trứng về giao lại cho Đức với giá 170.000 đồng/quả. Đức giao lại số trứng trên cho Xuân với giá 180.000 đồng/quả. Xuân đem trứng bỏ trên ôtô, chở khách đi thì bị bắt.
Ngoài vụ việc trên, tại cơ quan công an Đức và Tài còn khai nhận vào tháng 12-2016, hai người đã mua bán với nhau năm quả trứng vích với giá 200.000 đồng/quả.
Tháng 7/2016, khi đang đi tuần tra, lực lượng kiểm lâm Vườn Quốc gia Côn Đảo (huyện Côn Đảo) phát hiện Phạm Văn Tân sử dụng xe gắn máy đột nhập vào khu vực Vườn Quốc gia để trộm trứng vích.
Vụ việc nhanh chóng được chuyển qua cơ quan Công an huyện Côn Đảo để tiến hành lấy lời khai, giám định tang vật thu được. Sau khi lấy lời khai, cơ quan Công an huyện Côn Đảo đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can về hành vi “Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm cần được bảo vệ”.
Hàng loạt vụ mua bán trứng và thịt vích bị phát hiện trong thời gian qua cho thấy thực trạng đáng lo ngại. Đặc biệt khi loài vích đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng và đã được đưa vào danh mục cần được bảo vệ khẩn cấp. Việc mua bán trứng và thịt vích không chỉ đẩy loài vật này đến nguy cơ tuyệt chủng mà còn ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái và môi trường biển.
Cứu loài vích khỏi nguy cơ tuyệt chủng
Vùng biển Việt Nam hiện có 5 loài rùa biển sinh sống gồm: Vích, đồi mồi, đồi mồi dứa, quản đồng và rùa da. Tất cả các loài rùa biển tại Việt Nam đã được đưa vào danh sách các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ cũng như danh mục các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.
Rùa biển đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ sinh thái biển. Chúng đảm bảo sức khỏe của các rạn san hô và thảm cỏ biển, từ đó góp phần tạo ra môi trường phù hợp cho các loài thủy sản như tôm, cá… mang lại lợi ích kinh tế cho người dân.
![]() |
Ở Côn Đảo có 18 bãi cát có rùa mẹ lên đẻ trứng với chiều dài khoảng 3,5 km, diện tích mặt bãi 24 ha. |
Mặc dù vậy, thời gian gần đây, tác động tiêu cực từ hoạt động con người đã gây ra tình trạng nguy cấp đối với môi trường sống của rùa biển, đe dọa sự tồn tại của chúng. Rùa biển vẫn bị khai thác để phục vụ mục đích tiêu dùng và thương mại. Thịt và trứng rùa trở thành nguồn thực phẩm và thu nhập đối với nhiều người. Tuy đã có các thỏa thuận quốc tế nhằm kiểm soát việc buôn bán rùa biển và các sản phẩm từ rùa biển, nhưng tình trạng buôn bán trái phép vẫn đang diễn ra.
Ngoài ra, sự phát triển kinh tế dẫn đến các hoạt động xây dựng và giao thông trên bãi biển đã làm hủy hoại hoặc làm xáo trộn môi trường đẻ trứng của rùa biển. Bãi kiếm ăn của rùa, bao gồm rạn san hô và thảm cỏ biển, cũng đang bị hủy hoại bởi các hoạt động tại bờ biển, bao gồm cả việc khai thác đất và chất dinh dưỡng từ nông nghiệp.
Vấn đề lớn khác là việc rùa bị mắc vào lưới cá ngẫu nhiên như lưới kéo tôm, lưỡi câu và lưới rê. Mối đe dọa này đang gia tăng do hoạt động đánh bắt cá không kiểm soát.
Báo cáo của chương trình Bảo tồn các nguồn lợi thủy sản của tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (WWF) tại Việt Nam cho biết, trước đây rùa biển được phân bố hầu hết trên các vùng biển của nước ta với mật độ cao. Riêng vích từng phân bố rất rộng, ở hầu hết các vùng biển của Việt Nam.
Theo ước đoán, trước thập niên 1970 có khoảng 700 rùa mẹ làm tổ hàng năm, con số này hiện nay giảm xuống còn khoảng 300 con lên đẻ tại bảy khu vực với số lượng trên toàn bộ vùng ven bờ là khu vực Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Núi Chúa (Ninh Thuận), Bái Tử Long và Cô Tô – Thanh Lân (Quảng Ninh), Hòn Cau (Bình Thuận), Hòn Khô – Hải Giang (Bình Định), Hải Lăng (Quảng Trị) và Hòn Cao Cát (Kiên Giang).
Tuy vậy, rùa biển hiện đang là nạn nhân của rất nhiều hoạt động của con người, từ việc đánh bắt ngẫu nhiên khi rùa biển vô tình lọt vào lưới và các phương tiện đánh bắt hải sản của người dân, cho đến các hoạt động đánh bắt chủ yếu mang tính chất hủy diệt...
Theo WWF – Việt Nam, người dân hãy từ chối việc ăn và sử dụng các sản phẩm từ rùa biển nói riêng, động vật hoang dã nói chung, góp phần giảm cầu tiêu thụ. Khi người dân từ chối cầu tiêu thụ, buôn bán và sử dụng các sản phẩm từ các loài rùa biển, chúng sẽ có cơ hội cho phục hồi và bảo tồn.
Ngoài việc từ chối tiêu thụ các sản phẩm từ rùa biển, việc giảm rác thải, bảo vệ môi trường sống biển và tham gia vào các hoạt động tình nguyện, giáo dục về bảo tồn… cũng là những cách mọi người có thể đóng góp vào việc bảo vệ các loài động vật hoang dã và duy trì sự cân bằng trong hệ sinh thái biển.
Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cũng cho biết hiện nay rùa biển (trong đó có vích) đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu. Với tư cách là quốc gia ký kết bản ghi nhớ IOSEA, thời gian qua, Việt Nam đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, các quốc gia thành viên nhằm bảo vệ rùa biển nói riêng và các loài thuỷ sinh nguy cấp, quý hiếm nói chung.
“Những hoạt động trên đã góp phần quan trọng và mang lại những kết quả tích cực trong công tác quản lý và bảo tồn rùa biển và môi trường sống của chúng trong thời gian qua”, ông Luân nhấn mạnh.
Thống kê của Vườn quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy: Tính từ đầu năm đến ngày 10/7/2023, ở Côn Đảo rùa biển lên các bãi đẻ thành công 1.028 tổ, với tổng số trứng lên đến 95.600 trứng, đã ấp nở 339 tổ, thả về biển 23.141 cá thể rùa con. Tỷ lệ nở 78,74% và tiến hành đeo thẻ theo dõi cho 276 cá thể rùa mẹ. |
Tin mới cập nhật

Một số điều cơ bản cần biết khi xảy ra động đất

Ô nhiễm không khí báo động, kinh tế phải xanh hóa

Lào Cai: Cảnh báo xảy ra băng giá và sương muối

Những lưu ý khi đi đường trơn trượt mưa tuyết đóng băng

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Cỏ lau nở trắng trời ở Đà Nẵng, giới trẻ thích thú đến chụp ảnh

‘Bác sĩ’ của động vật quý hiếm ở Vườn quốc gia Vũ Quang

Cảnh báo ngập sâu nhiều tuyến phố nội thành Hà Nội trong ngày 22/9

Siêu bão Yagi đổ bộ: Người dân cần làm gì để đảm bảo an toàn?

Quận Hoàng Mai (Hà Nội): Xử phạt nhiều doanh nghiệp vi phạm môi trường
Tin khác

Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ, khói cuồn cuộn giữa khu dân cư

Đêm nay (28/7) Việt Nam đón mưa sao băng Delta Aquarids cực đại

Hà Nội: Hình ảnh mây đen vẫn vũ trên bầu trời trước cơn dông như phim viễn tưởng

Hà Nội vẫn “khát” bãi đỗ xe ô tô: Chuyên gia nói gì?

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 1/6/2024: Hà Nội giảm nhiệt, chiều tối mưa rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 31/5/2024: Hà Nội nắng nóng, chiều tối mưa rải rác

Ngắm diện mạo Cung thiếu nhi hơn 1.300 tỷ tại Hà Nội

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 30/5/2024: Hà Nội tăng nhiệt, trời nắng nóng

Cảnh sát đồng loạt xử lý các bến tập kết vật liệu xây dựng không phép trên tuyến sông Hồng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 29/5/2024: Hà Nội tăng nhiệt, nắng nóng cục bộ
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại
