Hà Nội xây dựng quy hoạch Thủ đô gắn với liên kết vùng

Trước những yêu cầu mới, đồng thời, triển khai đồng bộ Luật Quy hoạch, Hà Nội cần một “tấm áo mới”, với những thay đổi có tính chiến lược trong Quy hoạch.
Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030: Chú trọng 5 trục phát triển Những đề xuất mới trong Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội Quy hoạch Thủ đô: Đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch

Sau hơn 10 năm triển khai Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát triển đô thị văn minh, xây dựng nhiều vùng quê đáng sống. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn đối mặt với nạn ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, nhiều nguồn lực chưa được phát huy tối đa.

Hà Nội xây dựng quy hoạch Thủ đô gắn với liên kết vùng
Thi công Dự án đường vành đai 4-Vùng Thủ đô đoạn qua địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội. (Ảnh Đăng Anh)

Trước những yêu cầu mới, đồng thời, triển khai đồng bộ Luật Quy hoạch, Hà Nội cần một “tấm áo mới”, với những thay đổi có tính chiến lược trong Quy hoạch, nhất là đặt Hà Nội trong mối liên kết với các địa phương trong cả nước để từ đó tạo dựng vị thế mới cho Thủ đô.

Những ngày cuối năm 2023, không khí sôi động diễn ra trên khắp công trường xây dựng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh.

Liên kết để phát huy tối đa nguồn lực

Ngay sau khi tiếp nhận mặt bằng, các nhà thầu xây dựng đường Vành đai 4 trên địa bàn Hà Nội đã khẩn trương huy động nhân lực, máy móc để triển khai 14 mũi thi công trên toàn tuyến với độ dài khoảng 58,2 km, đi qua địa phận bảy quận, huyện của thành phố, trong đó có 11 mũi thi công đường và ba mũi thi công cầu. Hiện các nhà thầu đang thi công cọc khoan nhồi và đúc dầm các cầu qua sông Cà Lồ, sông Nhuệ, sông Tô Lịch; chủ đầu tư đang làm thủ tục cấp phép triển khai thi công 14 cầu vượt sông, kênh mương và cầu vượt đường sắt Hà Nội-Lào Cai.

Cùng lúc đó, trên công trường thi công tại các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh, các đơn vị thi công cũng đang nỗ lực để bảo đảm tiến độ xây dựng “đại công trình”. Ngoài đi qua ba tỉnh, thành phố, đường Vành đai 4 còn kết nối với hàng loạt dự án giao thông huyết mạch đi các vùng, miền như các đường cao tốc: Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Hải Phòng, Pháp Vân-Cầu Giẽ… Bí thư Thành ủy Hà Nội Ðinh Tiến Dũng nhấn mạnh: “Hà Nội quyết tâm làm đường Vành đai 4 vì dự án không chỉ đem lại lợi ích to lớn cho Thủ đô, mà còn cho cả Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng. Nói cách khác, Vành đai 4 là lời giải cho bài toán kết nối liên vùng bấy lâu nay”.

Dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô là minh chứng rõ nét cho việc triển khai liên kết vùng là một yêu cầu tất yếu của quá trình phát triển, trong đó hạ tầng là yếu tố nền tảng để triển khai liên kết về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng-an ninh. Ðây cũng là yếu tố mà Hà Nội còn chưa thể hiện rõ vai trò.

Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, kiến trúc sư Ðào Ngọc Nghiêm cho biết: “Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu và có nhiều dấu ấn nổi bật trong phát triển hạ tầng, trong đó, không thể không kể đến vai trò của Thủ đô với vùng, bao gồm cả Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng. Song khách quan nhìn nhận thì những kết quả đó chưa phát huy đồng bộ tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô.

Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 nêu rõ, Hà Nội chưa thể hiện rõ vai trò là trung tâm, động lực tăng trưởng và phát triển của Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy, việc liên kết không chỉ là phát huy thế mạnh từng địa phương, mà còn hỗ trợ, tạo động lực để giải quyết áp lực, khó khăn cho từng địa phương, tạo các chuỗi liên kết hình thành năng lực của cả nước”.

Ðiểm yếu về liên kết vùng thể hiện rõ nét trong sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch. Về phát triển công nghiệp, Hà Nội và các tỉnh chưa có sự liên kết và hợp tác sản xuất, mỗi lĩnh vực công nghiệp đều phát triển độc lập, chưa phát triển công nghiệp phụ trợ và các dịch vụ phát triển công nghiệp; tính chất của các khu công nghiệp đều giống nhau, chưa có sự phân bố hợp lý tạo ra tính tương hỗ.

Việc phân bố các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong Vùng Thủ đô cũng không có sự phối hợp giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh mà biểu hiện phát triển tự phát. Về thương mại, chưa hình thành hệ thống thương mại toàn vùng, bao gồm hệ thống bán buôn, bán lẻ, kho tàng, hậu cần, chưa có sự liên kết hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh với thành phố Hà Nội, sự liên kết hợp tác còn ở mức thấp.

Về du lịch vùng Thủ đô, chưa có sự liên kết và hợp tác để tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng cao trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương, bao gồm du lịch cảnh quan, du lịch lễ hội, du lịch sinh thái, công nghiệp văn hóa phục vụ cho nhiều đối tượng khách trong nước và quốc tế…

Cùng với sửa đổi Luật Thủ đô, những vấn đề nêu trên cần được giải quyết khi Hà Nội xây dựng và thông qua Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065.

Hợp tác để cùng phát triển

Hà Nội đang lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu trở thành thành phố thông minh, hiện đại, có bản sắc, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía bắc, cả nước và hội nhập vào mạng lưới đô thị của khu vực Ðông Nam Á, châu Á. Ðể biến điều đó thành hiện thực thì cần sự phát triển tương hỗ với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là những tỉnh, thành phố trong khu vực.

Trên cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, sau dự án đường Vành đai 4, Hà Nội cùng các tỉnh sẽ tiếp tục triển khai xây dựng đường Vành đai 5. Kiến trúc sư Ðào Ngọc Nghiêm cho rằng, cùng với xây dựng Quy hoạch Thủ đô, Hà Nội và các tỉnh, thành phố cần liên kết xây dựng quy hoạch vùng.

Theo đó, để Hà Nội phát triển và phát triển chuỗi liên kết kinh tế, cũng như quản lý phân bố dân cư hợp lý và triển khai mạng lưới giao thông liên vùng, thì trong hợp tác đầu tư cần có đổi mới gắn với tăng quyền hạn cho Thủ đô để cả nước vì Hà Nội và Hà Nội vì cả nước.

Trong đó, cần xác định vai trò, nhiệm vụ của Hà Nội trong vùng và được áp dụng cơ chế đặc thù về sử dụng vốn ngân sách và huy động nguồn lực để thực hiện các dự án trong vùng có liên quan đến Hà Nội để các tỉnh cùng phát triển, cùng chia sẻ lợi ích. Về phía các tỉnh, thành phố, nhiều địa phương đã đồng hành trong liên kết phát triển với Hà Nội và sẵn sàng liên kết ở mức độ cao hơn. Bắc Giang từng được hưởng lợi rất nhiều từ liên kết vùng, nhất là các dự án hạ tầng giao thông.

“Theo Quy hoạch tổng thể quốc gia, Bắc Giang cùng các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ trở thành vành đai công nghiệp của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ để hình thành và phát triển các hành lang kinh tế nội vùng, liên vùng, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của Vùng đồng bằng sông Hồng" - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, Dương Văn Thái.

Do đó, Bắc Giang sẽ phối hợp chặt chẽ với Hà Nội, các tỉnh trong Vùng Thủ đô tập trung làm tốt việc định hướng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao thu nhập cho người lao động. Tỉnh cũng sẽ đẩy mạnh các dịch vụ thể thao, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, liên kết các tour, tuyến du lịch kết nối các di sản, di tích văn hóa của địa phương phục vụ nhu cầu của người dân Thủ đô”.

Hiện nay, Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được thẩm định và đang trong quá trình rà soát để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nội dung của quy hoạch có sự kế thừa, tiếp nối và phát triển; có các định hướng mang tính dài hạn, có khả năng để thực hiện đối với sự phát triển của các ngành, lĩnh vực; phân bổ và sử dụng đất đai, tài nguyên, không gian một cách hợp lý, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội và quốc phòng-an ninh.

"Tỉnh sẽ thực hiện các quan điểm, mục tiêu phát triển để tạo được sự phát triển bứt phá, thúc đẩy hội nhập, phát triển hài hòa, có sự kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội. Trong mối quan hệ liên kết các tỉnh, thành phố của Vùng đồng bằng sông Hồng, đồng chí Trần Ðức Thắng đề nghị khi lập quy hoạch các tỉnh, thành phố cần chú trọng hơn nữa mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong vùng để cùng phát triển" - Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, Trần Ðức Thắng.

Các địa phương cần tăng cường hợp tác, trao đổi; cùng nhau nghiên cứu xây dựng các kế hoạch, chương trình, dự án hợp tác phát triển để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở phát huy tốt lợi thế của từng tỉnh, thành phố hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển trên cơ sở bình đẳng, công khai, minh bạch và phù hợp với các quy định của pháp luật.

Các bên cũng cần sớm hoàn thiện để phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng và các quy hoạch tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô. Các quy hoạch cần có sự đồng bộ, thống nhất, khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo, xung đột gây lãng phí nguồn lực, không phù hợp trong thực hiện các mục tiêu giữa các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng đề xuất nâng cao vai trò của Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô để các thành viên có thể chia sẻ, thảo luận, xây dựng những định hướng phát triển hài hòa, san sẻ lợi ích để cùng phát triển.

Theo nhandan.vn

Tin mới cập nhật

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Vì sao sản xuất ô tô tại Vĩnh Phúc trong quý I/2024 giảm 22,75%?

Vì sao sản xuất ô tô tại Vĩnh Phúc trong quý I/2024 giảm 22,75%?

Quý I/2024, sản lượng sản xuất ô tô trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 6.735 nghìn xe, giảm 22,75% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ đón nhận di tích cấp tỉnh Đình và miếu Bản Phố

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ đón nhận di tích cấp tỉnh Đình và miếu Bản Phố

Ngày 30/3, nhiều hoạt động đặc sắc diễn ra tại Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh Đình và miếu Bản Phố, xã Mai Sơn (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái).
Yên Bái: Gần 70 doanh nghiệp thành lập mới trong quý đầu tiên 2024

Yên Bái: Gần 70 doanh nghiệp thành lập mới trong quý đầu tiên 2024

Tính đến hết tháng 3/2024, Yên Bái có 68 doanh nghiệp thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lên 3.263.
Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể với nghề gốm được tái hiện tưng bừng trong Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024.
Chợ phiên miền biên ải - Ngày hội của 17 dân tộc anh em Mèo Vạc

Chợ phiên miền biên ải - Ngày hội của 17 dân tộc anh em Mèo Vạc

Ở Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang một năm có 50 lần Tết, Tết của người Mông, Tết của người Kinh và 48 ngày Tết chợ... đó là những chợ phiên miền biên ải.
Yên Bái: Trao quyết định chủ trương đầu tư 8 dự án với tổng vốn hơn 2.000 tỷ đồng

Yên Bái: Trao quyết định chủ trương đầu tư 8 dự án với tổng vốn hơn 2.000 tỷ đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái vừa trao quyết định chủ trương đầu tư cho 8 dự án trên địa bàn tỉnh với tổng số vốn hơn 2.000 tỷ đồng.
Bài cuối: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị

Bài cuối: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị

Bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các lực lượng và toàn dân; trong đó, BĐBP giữ vai trò nòng cốt.
Yên Bái cơ cấu công nghiệp theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường

Yên Bái cơ cấu công nghiệp theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường

Cơ cấu lại công nghiệp theo hướng nhanh, bền vững, gắn với bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Yên Bái trong năm 2024.
Tai nạn giao thông liên hoàn trên cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo khiến 2 người thương vong

Tai nạn giao thông liên hoàn trên cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo khiến 2 người thương vong

Vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 4 xe ô tô tải xảy ra trên cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo khiến 2 người thương vong.

Tin khác

Yên Bái triển khai thí điểm trợ lý ảo, hỗ trợ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức

Yên Bái triển khai thí điểm trợ lý ảo, hỗ trợ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức

Cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Yên Bái sắp được sử dụng trợ lý ảo để hỗ trợ tìm kiếm thông tin liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật trung ương.
Các địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách dịp đầu năm tại Hà Nam

Các địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách dịp đầu năm tại Hà Nam

Những năm gần đây, nhiều địa điểm du lịch tâm linh tại Hà Nam đã thu hút du khách du xuân, chiêm bái dịp đầu năm.
Xuân đoàn kết của đồng bào vùng cao Mèo Vạc

Xuân đoàn kết của đồng bào vùng cao Mèo Vạc

Từ lâu, Tết Nguyên đán đã trở thành cái Tết chung, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó giữa 17 dân tộc anh em cùng sinh sống tại huyện vùng cao Mèo Vạc, Hà Giang.
Bộ đội Biên phòng bảo vệ bình yên phía Tây Nam của Tổ quốc

Bộ đội Biên phòng bảo vệ bình yên phía Tây Nam của Tổ quốc

Vùng biên giới, biển, đảo Kiên Giang những ngày Tết Giáp Thìn 2024 được khoác lên mình chiếc áo đầy màu sắc với vàng của hoa mai, hoa cúc, đỏ của câu đối,...
Về làng nghề bánh chưng Tranh Khúc ngày giáp Tết

Về làng nghề bánh chưng Tranh Khúc ngày giáp Tết

Bánh chưng Tranh Khúc của làng nghề truyền thống đã mang lại những cái Tết ấm no, hạnh phúc cho người dân.
Cảnh sát giao thông các địa phương tăng cường “tiếp sức” người dân về quê ăn Tết

Cảnh sát giao thông các địa phương tăng cường “tiếp sức” người dân về quê ăn Tết

Lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc tiếp tục lập nhiều điểm hỗ trợ, tặng quà để tiếp sức cho người dân về quê ăn Tết.
Từ 15/6/2024 áp dụng quy định mới nhất về kiểm soát khí thải xe ô tô

Từ 15/6/2024 áp dụng quy định mới nhất về kiểm soát khí thải xe ô tô

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 5 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.
Chợ hoa Hưng Yên ngày cận Tết: Khách mua thưa thớt, người bán than trời

Chợ hoa Hưng Yên ngày cận Tết: Khách mua thưa thớt, người bán than trời

Chợ hoa Hưng Yên những ngày này vừa rực rỡ sắc màu vừa đa dạng chủng loại nhưng người buôn không khỏi than trời vì năm nay bán còn ế hơn đợt dịch COVID-19.
Quảng Ninh: Tết ấm đã về với quân dân nơi biên giới

Quảng Ninh: Tết ấm đã về với quân dân nơi biên giới

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh đang tích cực triển khai các hoạt động chăm lo Tết cho quân dân trên địa bàn dịp Tết Nguyên Đán 2024
Cháy chùa Phật Quang ở Hà Nam: Nguyên nhân do đâu?

Cháy chùa Phật Quang ở Hà Nam: Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân ban đầu xảy ra cháy tại chùa Phật Quang, xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam được xác định do chập điện.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024:  Đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Bình Phước lên đỉnh 100.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024: Đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Bình Phước lên đỉnh 100.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 3/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 3/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 5/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 5/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 4/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 4/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 6/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 6/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 6/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024: Dầu thế giới chạm đáy, trong nước chiều nay ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024: Dầu thế giới chạm đáy, trong nước chiều nay ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024, giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh hơn 3% với dầu WTI giảm 3,58%, dầu Brent giảm 3,19%, xuống mức thấp nhất trong 7 tuần.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024, giá dầu thế giới đồng loạt giảm mạnh, ghi nhận mức thấp nhất trong 3 tháng qua với dầu WTI giảm 1,06%, dầu Brent giảm 0,98%.
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 98.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 2/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 2/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 8/5/2024: Biến động trái chiều, Đắk Lắk lên mức đỉnh 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024: Biến động trái chiều, Đắk Lắk lên mức đỉnh 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 8/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 8/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc không phanh

Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc không phanh

Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5/2024, giá dầu thế giới kết thúc tuần giảm mạnh theo đó dầu WTI xuống mốc 77,99 USD/thùng, dầu Brent dưới ngưỡng 83 USD/thùng.
Giá tiêu hôm nay 7/5/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 103.000 – 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 103.000 – 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 7/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 7/5 thế nào?
Phiên bản di động