Quy hoạch Thủ đô: Đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, mọi lĩnh vực phải thể hiện được sự chuyển đổi số và thẩm thấu văn hóa con người của Hà Nội.
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng, thực hiện quy hoạch Thủ đô Văn hóa và con người là nền tảng, nguồn lực phát triển Thủ đô

Cơ hội song hành thách thức

Phát biểu tại hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2023 ngày 29/11, ông Nguyễn Việt Hùng - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết: Xây dựng thành phố thông minh, Hà Nội có vị thế, cơ hội và cũng nhiều thách thức: Hà Nội có dân số chiếm gần 8,4% dân số cả nước; tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố (GRDP) năm 2022 tăng 8,89%; tổng thu ngân sách 9 tháng/2023: 305.300 tỷ đồng, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2022. Hà Nội có nhiều thách thức như: Dân số đông; giao thông ùn tắc, ô nhiễm, năng lực cạnh tranh…

Công cuộc xây dựng thành phố thông minh cho Hà Nội bước đầu đã có những cơ chế, chính sách cụ thể làm nền tảng: Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 2/9/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quy hoạch Thủ đô: Đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng phát biểu tại hội nghị.

Từ vị thế, cơ hội, thách thức, Thành ủy, UBND thành phố đã có chủ trương về chuyển đổi số, xây dựng TP. Hà Nội thông minh, trong đó có Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng TP. Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Nghị quyết số 18 với quan điểm chỉ đạo thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy và hành động về thực hiện chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh; phát huy tối đa các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của Thủ đô; nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội; ưu tiên chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đối với các ngành, lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho người dân, doanh nghiệp.

Nghị quyết đặt ra mục tiêu tổng quát đến năm 2025 thực hiện chuyển đổi số phát triển Thủ đô theo hướng thông minh, hiện đại, tạo điều kiện kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Hà Nội phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại. Hà Nội duy trì và phấn đấu vị trí cao trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước, phát triển các dịch vụ sáng tạo, dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp, khai thác dữ liệu như một nguồn tài nguyên mới để phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị quyết số 18 đặt ra mục tiêu đến năm 2025, về chính quyền số: Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số hiện đại, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản trị nội bộ, xử lý hồ sơ công việc được thực hiện trên môi trường mạnh ở cả 3 cấp.

Về kinh tế số: Tỷ trọng kinh tế số trong GRPD khoảng 30%; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động tăng từ 7 - 7,5%/năm.

Về xã hội số: 80% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh; 50% dân số trưởng thành có chữ ký số; phủ mạng Internet băng rộng cáp quang tới 90% hộ gia đình; 70% người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản; 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử.

Quy hoạch Thủ đô: Đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch
Đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại.

Cùng đó UBND TP. Hà Nội ban hành các kế hoạch về chuyển đổi số, trong đó có Kế hoạch 239/KH-UBND ngày 27/9/2023 của UBND thành phố về chuyển đổi số, xây dựng TP. Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Kế hoạch gồm 55 chỉ tiêu, 201 nhiệm vụ được phân theo nhóm các trụ cột: Chính quyền số, xây dựng thành phố thông minh; kinh tế số, xã hội số.

Để tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh cần phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số, bảo đảm an toàn thông tin; phát triển nhân lực số; tăng cường hợp tác trong và ngoài nước, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.

Hà Nội đang cần giải quyết rất nhiều bài toán liên quan đến dữ liệu số: Dữ liệu thì vừa thiếu, vừa thừa; khai thác dữ liệu khó khăn, chưa có chuẩn kết nối, độ chính xác chưa cao, mô hình thông tin, chiến lược dữ liệu cũng cần được chú trọng đầu tư bài bản hơn. Đây chính là nhiệm vụ cấp thiết trong thời gian tới, trước khi triển khai các giải pháp về phân tích, hỗ trợ quản lý điều hành và xa hơn là khai thác dữ liệu để tạo ra những giá trị kinh tế, xã hội mới.

Theo đó, để Hà Nội chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đạt hiệu quả, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho rằng, cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự vào cuộc của người dân; cần có mô hình thông tin; chiến lược dữ liệu..

Hà Nội đặt yếu tố thông minh trong mọi quy hoạch

Đề cập đến các giải pháp chuyển đổi số, thúc đẩy nhanh tiến trình đưa Hà Nội trở thành thành phố thông minh, trong khuôn khổ hội nghị, tại Tọa đàm “Khai thác dữ liệu – xây dựng thành phố thông minh, phát triển bền vững”, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải thông tin, Hà Nội đang triển khai các phần việc rất quan trọng theo Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị bao gồm điều chỉnh Quy hoạch Thủ đô, sửa đổi Luật Thủ đô, trong đó, nội dung xuyên suốt, xác định sứ mệnh của Hà Nội được nhắc lại nhiều lần.

Quy hoạch Thủ đô: Đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải

Theo đó, nội dung xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, xanh, phát triển bền vững, bao trùm. Mục tiêu đến năm 2045 Thủ đô là thành phố kết nối toàn cầu, ngang tầm với thủ đô các nước trên thế giới. Với nhiệm vụ quan trọng đó, Hà Nội xác định chuyển đổi số là đột phá, thông minh, hiệu quả.

Phó Chủ tịch UBND thành phố cũng lưu ý, dữ liệu số là gốc rễ của mọi vấn đề. Đây là nguồn tài nguyên mới mang tính quyết định mọi khía cạnh của chuyển đổi số.

“Thành phố thông minh, phát triển bền vững phải có mục tiêu xuyên suốt là lấy người dân làm trung tâm phục vụ. Cuộc sống người dân phải được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Sản phẩm mà người dân thấy được, được thụ hưởng phải là thành phố thông minh" - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết thêm, TP. Hà Nội nhận thức rất rõ về chuyển đổi số, cảm nhận để từ đó thay đổi, phát triển bền vững. Thành phố cũng ban hành kế hoạch tích hợp 239 trên cơ sở dữ liệu giữ vai trò quan trọng để từ đó ban hành các danh mục, xây dựng các dữ liệu lớn, nguồn tài nguyên trong tương lai.

"Tuy nhiên, cơ chế thu thập dữ liệu hiện có một số bất cập. Ngay chuyện rà soát dữ liệu để số hóa cũng phải tính toán để làm sao nhanh nhất, cấu trúc chuẩn, mà không lãng phí. Bên cạnh đó, cơ chế chia sẻ dữ liệu cần rà soát quy định, cách thức chia sẻ thế nào để hiệu quả nhất" - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chia sẻ.

Quy hoạch Thủ đô: Đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch
Các đại biểu tham dự toạ đàm

Với việc xây dựng thành phố thông minh, UBND TP. Hà Nội đã giao Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu xây dựng, lựa chọn mô hình thông minh, hiệu quả nhất.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, trong điều chỉnh Quy hoạch Thủ đô đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch. Mọi lĩnh vực phải thể hiện được sự chuyển đổi số và thẩm thấu văn hóa con người của Hà Nội.

Bàn thêm về các giải pháp tối ưu hóa tiềm năng của dữ liệu số trong xây dựng đô thị thông minh, ông Nguyễn Nhật Quang, thành viên Hội đồng sáng lập VINASA, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA cho biết, dữ liệu là một trong hai yếu tố cốt lõi của không gian số. Tuy nhiên việc khai thác dữ liệu vẫn còn bất cập.

"Đại thể như việc kiến trúc dữ liệu mỗi địa phương là khác nhau đưa ra thách thức trong quá trình xây dựng kho dữ liệu chung Quốc gia. Do đó, việc thống nhất đồng bộ dữ liệu trong các sở ban ngành là vấn đề cốt lõi trong xây dựng đô thị thông minh" - ông Quang cho hay.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thái Bình: Xử phạt 14 người trong nhóm nằm, ngồi tập Yoga giữa đường giao thông

Thái Bình: Xử phạt 14 người trong nhóm nằm, ngồi tập Yoga giữa đường giao thông

Cơ quan chức năng đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính nhóm người tập Yoga trong tư thế nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông.
2 tân Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh là ai?

2 tân Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh là ai?

Ông Dương Ngọc Hải và bà Trần Thị Diệu Thúy được HĐND TP. Hồ Chí Minh bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2021-2026.
Thái Bình: Sau sắp xếp, thành lập 10 xã mới với nhiều tên mới độc, lạ

Thái Bình: Sau sắp xếp, thành lập 10 xã mới với nhiều tên mới độc, lạ

HĐND tỉnh Thái Bình vừa tán thành chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2023-2025, trong đó thành lập mới 10 xã
Sôi nổi Giải đua thuyền Kayak tỉnh Tuyên Quang mở rộng năm 2024

Sôi nổi Giải đua thuyền Kayak tỉnh Tuyên Quang mở rộng năm 2024

Ngày 19/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tuyên Quang phối hợp với UBND huyện Na Hang tổ chức Giải đua thuyền Kayak tỉnh Tuyên Quang mở rộng năm 2024.
Bác Hồ với đất và người Thái Nguyên

Bác Hồ với đất và người Thái Nguyên

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm và những tình cảm đặc biệt đối với tỉnh Thái Nguyên, nơi Người đã gắn bó trong suốt 9 năm kháng chiến.

Tin cùng chuyên mục

180 gian hàng tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

180 gian hàng tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

Diễn ra trong 6 ngày, Hội chợ Xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng 2024 đã thu hút 180 gian hàng đến từ 150 đơn vị, doanh nghiệp.
Khu du lịch Mộc Châu chính thức được công nhận Khu du lịch quốc gia

Khu du lịch Mộc Châu chính thức được công nhận Khu du lịch quốc gia

Tối 18/5, tại Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã long trọng tổ chức lễ đón nhận Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu với sự tham gia của gần 600 khách mời.
Làm gì để Khu du lịch quốc gia Mộc Châu phát triển xanh và bền vững?

Làm gì để Khu du lịch quốc gia Mộc Châu phát triển xanh và bền vững?

Chiều 18/5 tại Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch Định hướng phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu xanh và bền vững.
Ngành Công Thương Hà Nội tăng tốc đạt chỉ tiêu giai đoạn 5 năm

Ngành Công Thương Hà Nội tăng tốc đạt chỉ tiêu giai đoạn 5 năm

Ngành Công Thương Hà Nội đang tăng tốc thực hiện những giải pháp nhằm đạt các chỉ tiêu giai đoạn 5 năm 2021-2025 đã được giao.
Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp

Chiều ngày 17/5, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp.
Thái Bình: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho một loạt dự án nhà ở thương mại

Thái Bình: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho một loạt dự án nhà ở thương mại

Ngày 17/5, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức cuộc họp thảo luận một số nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư một số dự án và quy định về xác định giá đất...
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án trăm triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án trăm triệu USD

Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao có tổng vốn đầu tư 100 triệu USD vừa được tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Thái Nguyên "mở rộng cửa" đón các nhà đầu tư nước ngoài

Thái Nguyên "mở rộng cửa" đón các nhà đầu tư nước ngoài

Thái Nguyên cam kết hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đến khảo sát, hợp tác, đầu tư tại tỉnh.
Lâm Đồng: Quyết tâm phối hợp giữ vững rừng giáp ranh

Lâm Đồng: Quyết tâm phối hợp giữ vững rừng giáp ranh

Trong mọi tình huống, không chủ quan, lơ là công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận.
“Cải thiện môi trường kinh doanh chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”

“Cải thiện môi trường kinh doanh chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”

Quan điểm “cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc” đã giúp Quảng Ninh duy trì vị trí quán quân PCI 8 năm liền.
Nam Định: Ý Yên sớm tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất làm 3 đợt

Nam Định: Ý Yên sớm tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất làm 3 đợt

Lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định đề nghị huyện Ý Yên khẩn trương hoàn tất các thủ tục, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất làm 3 đợt.
Doanh nghiệp Cộng hoà Séc tìm cơ hội đầu tư vào Tuyên Quang

Doanh nghiệp Cộng hoà Séc tìm cơ hội đầu tư vào Tuyên Quang

Với nhiều tiềm năng và lợi thế, những năm gần đây Tuyên Quang đang là "miền đất hứa" cho các doanh nghiệp nước ngoài tìm cơ hội hợp tác đầu tư.
Thừa Thiên Huế: Nhiều đơn vị tài trợ lễ hội Festival Huế 2024

Thừa Thiên Huế: Nhiều đơn vị tài trợ lễ hội Festival Huế 2024

Ban tổ chức Festival Huế (Thừa Thiên Huế) tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ với các đơn vị ngân hàng BIDV, VietinBank và Tập đoàn BRG.
Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII

Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII

Thành ủy Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức “Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII năm 2024”.
Tuyên Quang: Nỗ lực bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trong mùa mưa bão

Tuyên Quang: Nỗ lực bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trong mùa mưa bão

Vào mùa mưa bão, nguy cơ xảy ra tai nạn đường thủy rất cao, cơ quan chức năng Tuyên Quang đã triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đường thủy.
Thái Bình: Giám đốc Sở Nội vụ Phạm Văn Nghiêm được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Thái Bình: Giám đốc Sở Nội vụ Phạm Văn Nghiêm được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Ngày 15/5, ông Phạm Văn Nghiêm, Giám đốc Sở Nội vụ đã được 58/58 đại biểu HĐND tỉnh tín nhiệm bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình.
Đắk Lắk: Đề xuất nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ 26, 27, 29 chạy qua địa bàn

Đắk Lắk: Đề xuất nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ 26, 27, 29 chạy qua địa bàn

Tỉnh Đắk Lắk kiến nghị các bộ, ngành Trung ương quan tâm đầu tư nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ 26, 27, 29... hiện nay đang hẹp và xuống cấp.
Lâm Đồng: Tập đoàn Phương Trang đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu đầu tư dự án cao tốc

Lâm Đồng: Tập đoàn Phương Trang đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu đầu tư dự án cao tốc

Tập đoàn Phương Trang kiến nghị Lâm Đồng chấp thuận áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu của dự án đầu tư đường bộ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương.
EVNNPC diễn tập ứng phó sự cố lưới điện, hưởng ứng tháng hành động An toàn vệ sinh lao động

EVNNPC diễn tập ứng phó sự cố lưới điện, hưởng ứng tháng hành động An toàn vệ sinh lao động

Vừa qua, tại Sơn La, EVNNPC đã tổ chức Diễn tập Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, xử lý sự cố, an toàn năm 2024 và hưởng ứng tháng hành động ATVSLĐ.
Hưng Yên: Bí thư Huyện ủy huyện Tiên Lữ xin nghỉ hưu trước tuổi

Hưng Yên: Bí thư Huyện ủy huyện Tiên Lữ xin nghỉ hưu trước tuổi

Ông Doãn Anh Quân, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên được nghỉ công tác trước tuổi hưu kể từ ngày 15/5.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động