Gieo “mầm xuân” trên cao nguyên đá Mèo Vạc

Với những thầy, cô giáo gieo mầm tri thức cho các em học sinh ở xã biên giới vùng cao Mèo Vạc, Hà Giang như gieo những “mầm xuân” trên đá.
Huyện Mèo Vạc: Hành động thiết thực bảo vệ giá trị công viên địa chất cao nguyên đá Mèo Vạc - Hà Giang: Mở rộng diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò hàng hóa

Mèo Vạc là một trong bốn huyện vùng cao nguyên đá có địa hình hiểm trở bậc nhất tỉnh Hà Giang. Nằm trên vùng đất cỏ cây hạn chế, rét giá dư thừa và quanh năm thiếu nước, những khoảnh nương không phải tự nhiên mà có, không ít gia đình đã phải mất nhiều năm, thậm chí là nhiều đời mới có được. Khó khăn là thế, nhưng trên lớp lớp đèo dốc cheo leo dữ dội ấy, lại có một “khoảnh nương” đặc biệt! “Khoảnh nương” gieo mầm tri thức cho những em học sinh vùng cao của thầy giáo Khôi , của cô giáo Hằng…

Cô giáo Đinh Triệu Hằng đón học sinh lên lớp mỗi ngày
Cô giáo Đinh Triệu Hằng đón học sinh lên lớp mỗi ngày.

Chúng tôi có mặt tại xã Thượng Phùng khi ánh nắng cuối cùng trong ngày đã tắt hẳn sau những dãy núi đá cao vời vợi. Bóng tối và màn sương mù bưng kín mắt khiến con đường dài 8 km từ trung tâm xã về với Điểm trường Giàng Sán như càng xa hơn. Thấp thoáng trong ánh điện hắt ra từ lớp học đã thấy hai thầy cô giáo cắm bản đứng đợi trên đầu dốc tự bao giờ!

Thôn Giàng Sán, xã biên giới Thượng Phùng là nơi định cư lâu đời của 30 hộ đồng bào dân tộc Mông, trong đó có hơn 20 hộ nghèo. Cheo leo ở độ cao 1600m so với mực nước biển, các loại hình thiên tai như hạn hán, băng giá, sương muối, gió lốc… năm nào cũng có, nên cuộc sống của người dân xã biên giới Thượng Phùng còn gặp nhiều khó khăn.

Tại Điểm trường Giàng Sán thuộc trường Dân tộc bán trú Tiểu học Thượng Phùng, thầy giáo Dương Đình Khôi dạy lớp ghép 1-2, lứa tuổi tiểu học. Còn lớp mầm non từ 3-5 tuổi do cô giáo Đinh Triệu Hằng giảng dạy. Không chỉ là đồng nghiệp, họ còn là một cặp vợ chồng. Hai thầy cô giáo lên dạy chữ cho các em học sinh, vất vả quá, nên được người dân địa phương quý mến nhà nào mổ lợn giết gà cũng mang lên cho miếng thịt. Đổ nồi mèn mén mới cũng mang cả bát sang. Nấu nồi rượu ngô men lá, cũng chắt chai đầu còn nóng hổi, mời thầy cô giáo vài chén…

Thầy giáo Dương Đình Khôi kể: Em sinh năm 1989, quê ở Thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Ra trường năm 2009 và gắn bó với giáo dục vùng cao từ năm 2011. Vợ em, cô giáo Đinh Triệu Hằng ít hơn một tuổi, ra trường năm 2010, người xã Bằng Vân cùng huyện dưới quê, nhưng lên trên này hai vợ chồng mới biết nhau anh ạ!

Năm 2011, Hằng gọi điện cho em giới thiệu là đồng hương và xin đi nhờ xe máy về nhà đợt nghỉ lễ 30/4 – 1/5. Suốt chặng đường về quê dài mấy trăm cây số, Hằng say sưa kể cho em nghe về trường, về lớp, về những đứa trẻ vùng cao lấm lem bùn đất nhưng mắt to tròn sáng lung linh. Sau một năm cùng nhau công tác trên những cánh đồng đá mênh mông chúng em về chung một nhà. Năm 2014 cả hai cùng xung phong về giảng dạy tại Điểm trường Giàng Sán.

Nếu như những tổ ấm hạnh phúc thông thường ở miền xuôi được xây bằng cát gạch, thì ở nơi biên cương, tổ ấm được xây bằng tinh thần lạc quan và cả sự hi sinh. Có cả bố và mẹ đều là giáo viên vùng cao, thì chịu thiệt thòi hơn cả chính là những đứa trẻ. Vợ chồng Khôi – Hằng có hai con trai là Dương Đình Đồng và Dương Đình Khải. Từ khi mới sinh ra, bố mẹ công tác vùng cao, phải đi biền biệt, Đồng và Khải đành ở với ông bà nội dưới xuôi.

Thầy Khôi tâm sự: Những ngày đầu, lên tới nơi chúng em cũng nhớ con đến lẩn thẩn, nhất là lúc thấy vợ tức sữa phải vắt bỏ trong khi con dưới quê không có sữa uống, khóc ngằn ngặt qua điện thoại. Lần nào cũng thế, ôm con, thơm con để đi mà cả hai vợ chồng đều không dám ngoái đầu nhìn lại… Dù chỉ một lần! Bây giờ khi cháu Đồng đã lên lớp 6, mỗi lần khoe với các bạn về bố mẹ là giáo viên ở biên giới cháu tự hào lắm!

Sống quanh năm ở trên núi, bởi thế cách thể hiện tình cảm vợ chồng của các thầy cô cũng rất đặc biệt. "Lấy nhau 13 năm nhưng chưa bao giờ nhận được bông hoa nào vì hoa rừng thì nhiều chứ nếu hoa hồng thì phải ở mãi huyện rất xa. Chồng chỉ bảo thôi hôm nay anh mổ gà cho, nấu cơm cho em. Vậy là tình cảm lắm rồi", cô Hằng chia sẻ.

Năm 2024 là tròn 10 năm thầy giáo Dương Đình Khôi và cô giáo Đinh Triệu Hằng cùng về Điểm trường Giàng Sán công tác
Năm 2024 là tròn 10 năm thầy giáo Dương Đình Khôi và cô giáo Đinh Triệu Hằng cùng về Điểm trường Giàng Sán công tác.

Theo thầy giáo Nguyễn Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường Dân tộc bán trú Tiểu học Thượng Phùng, do điều kiện công tác còn nhiều khó khăn nên việc giữ chân các thầy cô giáo cũng là việc khá vất vả. Khi các thầy cô lập gia đình tại đây thì họ sẽ yên tâm công tác, cống hiến lâu dài hơn. Bởi vậy, mỗi cặp đôi nên duyên cũng là niềm hạnh phúc của trường.

Cùng nhau thức giấc, cùng nhau đi trên những con đường cheo leo tới trường, cùng nhau lao động, thầy giáo Dương Đình Khôi và cô giáo Đinh Triệu Hằng cùng nhau gieo con chữ ở vùng cao như đang gieo những “mầm xuân” trên đá. "Hai vợ chồng đi dạy học cùng nhau, mọi công tác chuyên môn, dân vận cùng nhau làm thì đỡ vất vả hơn. Em cảm thấy sức mạnh như nhân 2 nhân 3 lên", cô Hằng bộc bạch.

Buổi sáng hôm sau, tôi ngồi bên hiên điểm trường, cùng hai thầy cô ngắm những đứa trẻ thân hình nhỏ thó, hai má phúng phính xinh xinh, ửng đỏ như trái đào, líu ríu rẽ sương, rẽ cả giá buốt lên đường tới lớp. Năm học 2023-2024 tại Điểm trường Giàng Sán có 26 học sinh lứa tuổi mầm non và 16 em học sinh lứa tuổi tiểu học.

Xa nhà nên mọi tình cảm muốn gửi gắm cho các con ở quê, hai thầy cô giáo đều giành cho lũ trẻ. Nhờ sự tận tâm của hai thầy cô giáo, mà điểm trường Giàng Sán xa xôi mà công tác duy trì sĩ số được đảm bảo, các em học sinh cũng có ý thức với việc đến trường, học con chữ.

Thầy giáo Dương Đình Khôi trong một giờ lên lớp
Thầy giáo Dương Đình Khôi trong một giờ lên lớp.

Bí thư Đảng uỷ xã Thượng Phùng Thào Mí Sử quả quyết: Các thầy cô giáo trên này giỏi lắm, chẳng biết làm thế nào mà chúng nó rất thích đi học. Còn phụ huynh học sinh bây giờ cũng đã nhận thức được không thể vì gian khó mà để trẻ con xao lãng việc học hành. Tháng 4/2023 vừa rồi, nhờ vào nguồn vốn từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG 1719 mà đồng bào dân tộc Mông ở Giàng Sán đã đổ được con đường bê tông từ trung tâm vào với thôn. Có đường giao thông thuận lợi nên con đường tới trường của lũ trẻ cũng đỡ phần gian nan cả xã ai cũng mừng.

Mùa xuân trên cao nguyên đá thường đến sớm hơn những nơi khác, khi những cành đào phai nở lốm đốm khắp núi rừng, cũng tức là xuân về. Nhìn những cánh hoa đào cựa mình khe khẽ nở, cô Hằng cười thế là thêm một mùa xuân nữa vợ chồng em gắn bó với biên cương rồi đấy!

Những nơi tôi đi qua, tôi nhìn thấy cuộc sống của thầy cô vùng cao bộn bề gian khó. Nhưng họ vẫn sống, vẫn miệt mài gieo chữ và yêu thương như những tia nắng ấm ở bản làng sương giăng. Bất giác trong lòng tôi chợt nhớ tới mấy câu thơ mà mình đã vô tình đọc được ở đâu đó: Những bước chân trọn đời đi mê mải/ Thầm lặng, vô hình giữa đại ngàn xanh/ Những trái tim tự làm đuốc cháy/ Rọi bình minh mang nắng ấm ngọt lành…

Văn Vũ

Tin mới cập nhật

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
Ứng dụng khoa học - công nghệ trong đào tạo văn hóa

Ứng dụng khoa học - công nghệ trong đào tạo văn hóa

Sáng 22/10, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (NUAE) phối hợp với Nhà xuất bản ESN (Ấn Độ) đã tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế.
“Cùng Đức Việt và O’Food trở thành trạng nguyên tuổi 13”- sân chơi lý thú cho học sinh

“Cùng Đức Việt và O’Food trở thành trạng nguyên tuổi 13”- sân chơi lý thú cho học sinh

Sáng 10/9 tại trường THCS Ba Đình, Hà Nội đã phát động cuộc thi Cùng Đức Việt và O’Food trở thành trạng nguyên tuổi 13, một sân chơi bổ ích cho học sinh THCS.
Danh sách các trường Đại học ở miền Bắc xét tuyển bổ sung 2024 từ 15 điểm trở lên

Danh sách các trường Đại học ở miền Bắc xét tuyển bổ sung 2024 từ 15 điểm trở lên

Tính đến ngày 28/8, hàng loạt trường đại học đã công bố xét tuyển bổ sung, nhiều trường xét tuyển thêm chỉ ở mức từ 15 điểm trở lên.
Thí sinh cần làm gì để chắc chắn đỗ đại học sau khi biết điểm chuẩn 2024?

Thí sinh cần làm gì để chắc chắn đỗ đại học sau khi biết điểm chuẩn 2024?

Tra cứu kết quả trúng tuyển, xác nhận nhập học là những bước quan trọng thí sinh cần lưu ý sau khi biết điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2024.
Nghi vấn ông Thích Chân Quang dùng bằng cấp 3 giả, Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì?

Nghi vấn ông Thích Chân Quang dùng bằng cấp 3 giả, Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì?

Nghi vấn ông Thích Chân Quang không được cấp bằng tốt nghiệp cấp 3, đại diện Trường Đại học Luật cho biết, sẽ đợi thông tin từ cơ quan chức năng để xử lý.
Vụ ông Thích Chân Quang nghi không có bằng cấp 3: Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu hướng xử lý

Vụ ông Thích Chân Quang nghi không có bằng cấp 3: Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu hướng xử lý

Liên quan việc ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) chưa tốt nghiệp bổ túc văn hóa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có một số thông tin ban đầu.
Xúc động hình ảnh phụ huynh chờ con trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Xúc động hình ảnh phụ huynh chờ con trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Sáng ngày 27/6, hơn 1 triệu thí sinh đã bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, môn đầu tiên - Ngữ văn. Nhiều phụ huynh đã dậy từ sớm để đưa con tới điểm thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024: Kỳ thi cuối cùng theo chương trình giáo dục phổ thông 2006

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024: Kỳ thi cuối cùng theo chương trình giáo dục phổ thông 2006

Sáng nay (ngày 27/6), hơn 993.000 thí sinh trên cả nước đã chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Kỳ thi diễn ra trong 2 ngày 27 và 28/6.
Gần 106.000 học sinh Hà Nội thi vào lớp 10 trong thời tiết mát mẻ

Gần 106.000 học sinh Hà Nội thi vào lớp 10 trong thời tiết mát mẻ

Sáng nay 8/6, gần 106.000 học sinh tại Hà Nội bước vào kỳ thi lớp 10 với môn thi đầu tiên là Ngữ văn trong thời tiết mát mẻ, dễ chịu.

Tin khác

Học sinh lớp 1 "ngồi nhìn lớp ăn liên hoan": Vai trò của nhà giáo phải đặt trẻ làm trung tâm

Học sinh lớp 1 "ngồi nhìn lớp ăn liên hoan": Vai trò của nhà giáo phải đặt trẻ làm trung tâm

Từ sự việc học sinh phải ''ngồi nhìn lớp ăn'' cho thấy, vai trò của nhà giáo phải đặt trẻ làm trung tâm, cần đảm bảo quyền lợi và công bằng cho đứa trẻ.
Nhà trường tặng vàng trong lễ tốt nghiệp: Dễ hình thành tâm lý sính vật chất cho học sinh

Nhà trường tặng vàng trong lễ tốt nghiệp: Dễ hình thành tâm lý sính vật chất cho học sinh

Theo các chuyên gia, việc tặng vàng cho các em sẽ hình thành ý thức vật chất hoá sớm, tạo thói quen coi trọng vàng như tiền tệ và tích trữ ngay từ nhỏ.
"Ươm mầm" hệ sinh thái đổi mới sáng tạo đại học: Thay đổi từ tư duy đến cách làm

"Ươm mầm" hệ sinh thái đổi mới sáng tạo đại học: Thay đổi từ tư duy đến cách làm

Theo các chuyên gia, hiện định hướng đổi mới sáng tạo tại các trường đại học còn mờ nhạt, do đó, cần quyết liệt thay đổi từ tư duy đến cách làm.
Dự thảo Luật Nhà giáo: “Nóng” chuyện chứng chỉ hành nghề

Dự thảo Luật Nhà giáo: “Nóng” chuyện chứng chỉ hành nghề

Các quy định liên quan đến chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo được quy định tại dự án Luật Nhà giáo thu hút sự quan tâm của công luận.
"Gỡ khó" từ chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong các trường đại học

"Gỡ khó" từ chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong các trường đại học

Theo các chuyên gia, việc hoàn thiện các chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp là yếu tố "then chốt" tạo đột phá về chất lượng nguồn nhân lực.
Phải truy trách nhiệm vụ cấp ‘lậu’ gần 150.000 chứng chỉ IELTS và APTIS

Phải truy trách nhiệm vụ cấp ‘lậu’ gần 150.000 chứng chỉ IELTS và APTIS

TS. Đặng Văn Cường, giảng viên Đại học Thuỷ Lợi cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm của các đơn vị trong vụ gần 150.000 chứng chỉ IELTS và APTIS cấp ‘lậu’.
Kỳ thi tuyển sinh THPT: Tư vấn hay ép buộc, ranh giới mong manh?

Kỳ thi tuyển sinh THPT: Tư vấn hay ép buộc, ranh giới mong manh?

Từ ngày 26-29/6, học sinh cuối cấp THCS tại các tỉnh thành phố sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập.
Gần 20 trường New Zealand sẽ tổ chức lớp học thực tế cho học sinh Việt Nam

Gần 20 trường New Zealand sẽ tổ chức lớp học thực tế cho học sinh Việt Nam

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24 – 27/5, gần 20 trường New Zealand sẽ tổ chức chuỗi lớp học trải nghiệm dành riêng cho học sinh, sinh viên Việt Nam.
New Zealand khởi động chương trình hè đa trải nghiệm dành riêng cho học sinh Việt Nam

New Zealand khởi động chương trình hè đa trải nghiệm dành riêng cho học sinh Việt Nam

Cơ quan Giáo dục New Zealand (Education New Zealand - ENZ) vừa thông báo một loạt chương trình hè dành riêng cho thanh thiếu niên Việt Nam, từ 12 - 18 tuổi.
Những ngôi trường THPT dân lập chất lượng cao, học phí thấp ở Hà Nội

Những ngôi trường THPT dân lập chất lượng cao, học phí thấp ở Hà Nội

Mùa tuyển sinh nữa lại đến, vậy đâu là những ngôi trường THPT dân lập chất lượng tốt, học phí vừa phải đang được lòng phụ huynh và học sinh nhất tại Hà Nội?
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Phiên bản di động