Mèo Vạc - Hà Giang: Mở rộng diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò hàng hóa
Mèo Vạc là huyện vùng cao biên giới và là huyện khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang. Đây cũng là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số như: Mông, Hoa, Lô Lô, Nùng… Trình độ dân trí thấp là một trong những khó khăn lớn trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện.
![]() |
Đồng bào chuyển đổi một phần diện tích đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò hàng hóa |
Tuy nhiên, với sự nỗ lực và định hướng đúng đắn, những năm qua, huyện Mèo Vạc đã thực hiện thành công chương trình đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa (chủ yếu là chăn nuôi bò) gắn với mở rộng diện tích trồng cỏ. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của Mèo Vạc giảm nhanh qua các năm, đời sống của đồng bào không ngừng được cải thiện.
Với đặc điểm chủ yếu là đồi núi đá, địa hình chia cắt mạnh, nguồn đất và nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, huyện Mèo Vạc xác định, muốn phát triển nông nghiệp phải dựa chủ yếu vào phát triển chăn nuôi gia súc gắn với trồng cỏ thâm canh. Thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu, cây trồng vật nuôi và đảm bảo cho đàn gia súc được duy trì và phát triển theo hướng bền vững, những năm qua, Mèo Vạc đã vận động đồng bào chuyển đổi một phần diện tích đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò hàng hóa. Đồng thời, triển khai thành lập các hợp tác xã, các trang trại chăn nuôi và hình thành mối liên kết về chăn nuôi giữa các vùng…
![]() |
Mở rộng diện tích trồng các loại cây cỏ chăn nuôi |
Hiện nay, Mèo Vạc đã tập trung mở rộng diện tích trồng các loại cây cỏ chăn nuôi với diện tích trên 5.500 ha. Các loại cỏ phổ biến được trồng phục vụ chăn nuôi đàn đại gia súc gồm: Cỏ Voi, Goatemala, VA06 tập trung ở khu vực các xã núi đá, biên giới. Đây là nguồn thức ăn xanh phổ biến trong chăn nuôi, có nhiều chất dinh dưỡng, dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng cao. Từ hiệu quả trồng cỏ để chăn nuôi, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nuôi trâu, bò vỗ béo; đồng thời, trồng cỏ trên đất dốc giúp chống xói mòn vào mùa mưa.
Trong thời gian tới, huyện Mèo Vạc sẽ tiếp tục hỗ trợ các giống cỏ phù hợp, tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật để người dân mở rộng diện tích. Tiếp tục chỉ đạo các địa phương quy hoạch phát triển vùng trồng cỏ để tạo nguồn thức ăn cho đàn gia súc, hướng đến hình thành các vùng chuyên canh chăn nuôi gia súc. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con chuyển hình thức chăn thả sang chăn nuôi tập trung theo hướng bán công nghiệp, gia trại, trang trại, mang lại hiệu kinh tế quả cao hơn.
Việc chuyển đổi diện tích trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cỏ là một chủ trương lớn nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy quá trình xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Mèo Vạc. |
Tin mới cập nhật

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
Tin khác

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
