Chế độ dinh dưỡng giúp ''miễn dịch'' bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu là gì, phòng tránh ra sao? Loại gia vị nào vừa bảo vệ sức khỏe, vừa chăm sóc sắc đẹp? Những loại thực phẩm dễ gây mất ngủ ít người ngờ tới? |
Các dưỡng chất thiết yếu cho người mắc bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu là do vi khuẩn (Corynebacteria diphtheria) gây ra. Đây là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong, đặc biệt ở trẻ em nếu không được điều trị.
Bệnh bạch hầu gây sưng mũi, họng nghiêm trọng. Ở một số người có thể bị sưng tấy và nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng khiến bệnh nhân khó ăn uống dẫn đến suy nhược, tắc nghẽn đường hô hấp nguy cơ bị suy hô hấp, thậm chí nhiễm trùng lan rộng khiến bệnh nhân không thể thở được dễ dẫn đến tử vong.
Vì vậy việc chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân bạch hầu cần đặc biệt chú ý. Bệnh nhân nên ăn những thực phẩm mềm, được nấu nhừ như sữa, bột, cháo, súp... Đặc biệt, nên chọn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng đồng thời cung cấp đủ vitamin, khoáng chất cần thiết giúp tăng sức đề kháng, giúp người bệnh nhanh hồi phục.
Việc chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân bạch hầu cần đặc biệt chú ý. Ảnh: Heno |
Carbohydrate: Carbs là một trong 3 thành phần chất dinh dưỡng có trong thức ăn của con người, cùng với protein (chất đạm), lipid (chất béo), carbs là các chất dinh dưỡng đa lượng. Đây là một trong những nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Nên cho trẻ ăn các nguồn thực phẩm chứa carbohydrate toàn phần có nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ như các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ), trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt… giúp cải thiện sức khỏe giảm nguy cơ bệnh tật.
Protein: Đây là chất dinh dưỡng quan trọng nhất. Protein là thành phần chính của các kháng thể, giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Tăng cường bổ sung chất đạm (protein) trong các bữa ăn vì cơ thể người bệnh sau ốm sẽ suy nhược đi ít nhiều. Những thực phẩm giàu protein bao gồm: thịt gà, trứng, sữa, tôm, cua, cá, thịt bò…
Vitamin và các loại khoáng chất: Thực phẩm giàu vitamin A, vitamin D, vitamin C là nhân tố quan trọng giúp tăng trưởng và đảm bảo hoạt động của các mô cơ thể. Khi bị ốm, các loại vitamin này giúp tăng sức đề kháng, là chất chống oxy hóa mạnh của cơ thể. Các thực phẩm giàu vitamin A, D và C là sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…), cá hồi, nấm, trứng, rau có lá màu xanh thẫm như rau ngót, rau cải, các loại quả có màu vàng, đỏ (đu đủ, cà chua…); bông cải xanh, bông cải trắng, ớt chuông, các loại trái cây tươi như bưởi, chanh, cam, ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ,…
Vitamin E cũng là chất dinh dưỡng cần thiết đối với hệ miễn dịch, nhất là với chức năng của tế bào lympho T. Dầu thực vật, hạt hướng dương, mầm lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, lạc, rau bina, cải xoăn là các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin E.
Người mắc bệnh bạch hầu kiêng gì?
“Bệnh bạch hầu kiêng gì?” chắc chắn là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất khi không may mắn phải căn bệnh này. Người mắc bệnh bạch hầu cần kiêng ăn một số loại thực phẩm để đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Các loại rau sống: Người mắc bệnh bạch hầu tuyệt đối không nên ăn các loại rau sống, điển hình như rau xà lách, rau thơm, cà chua hoặc các loại rau làm salat khác.
Trước khi sử dụng thực phẩm, tất cả các loại rau củ quả đều cần được nấu chín để đảm bảo an toàn cho người mắc bệnh bạch hầu.
Thực phẩm lên men: Không nên ăn các thực phẩm lên men chính là một lời khuyên dành cho những người mắc bệnh bạch hầu.
Các thực phẩm len men bao gồm: sữa chua, dưa muối, cà muối,.. Bởi, các sản phẩm được làm từ sữa chua có chứa các loại men sống, rất dễ gây hại cho sức khỏe nếu không được xử lý tốt.
Nếu vẫn muốn sử dụng sữa, bạn cần đảm bảo rằng các loại sữa bạn chuẩn bị uống đều đã qua bước tiệt trùng.
Một số lưu ý cơ bản khi ăn uống dành cho người bị bệnh bạch hầu
Nấu chín thực phẩm: Một điều cần nhớ, bắt buộc phải nấu chín tất cả các loại thực phẩm trước khi ăn.
Từ thịt bò, thịt gà, cá hay trứng, rau xanh đều cần ăn chín, uống sôi để đảm bảo rằng các vi khuẩn gây bệnh đều đã bị tiêu diệt hoàn toàn trước khi dung nạp vào cơ thể.
Ăn trái cây rõ nguồn gốc và được rửa sạch: Các loại trái cây cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu như chúng không được rửa sạch thì đây hoàn toàn có thể là nguồn gây bệnh.
Chính vì vậy, cần đảm bảo rằng tất cả các loại trái cây, nước ép trái cây đều có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng, cần rửa thật sạch trước khi sử dụng để ngừa nguy cơ bị xâm nhập bởi các loại vi khuẩn gây hại.
Sử dụng nước uống sạch: Người bị bệnh bạch hầu nên sử dụng nguồn nước uống sạch sẽ và đảm bảo. Nếu như mua nước đóng chai tinh khiết, cần kiểm tra nguồn gốc và mua ở các địa chỉ uy tín.
Người mắc bệnh bạch hầu cũng có thể sử dụng nước từ máy lọc hoặc nước giếng được đun sôi, để nguội.
Vệ sinh dụng cụ sạch sẽ: Trước hay sau khi chế biến thức ăn, bạn cần rửa tay và rửa các dụng cụ như dao, thớt, nồi, bề mặt bếp,.. để đảm bảo vệ sinh.