Loại gia vị nào vừa bảo vệ sức khỏe, vừa chăm sóc sắc đẹp?
Những loại gia vị nào hỗ trợ giảm mỡ máu hiệu quả? Vì sao nhụy hoa nghệ tây được gọi là gia vị đắt nhất thế giới? Loại gia vị giúp hạ cholesterol, đường huyết và ngăn ngừa ung thư |
Quế được dùng phổ biến như một loại gia vị hoặc hương liệu, đồng thời quế có thể được sử dụng dưới dạng bột, nguyên hạt hoặc dạng vỏ cây. Ngoài ra, mọi người cũng có thể sử dụng tinh dầu quế và các chất bổ sung.
Tác dụng của quế với sức khỏe
Hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất dễ dàng hơn: Trong quế chứa một loại tinh dầu tên là cinnamaldehyde, có tác dụng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất giúp cho lượng calo dư thừa bị đốt cháy nhanh hơn và lượng mỡ sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra, quế còn giúp mang lại cảm giác no nhanh hơn, giúp bạn giảm đi lượng thức ăn nạp vào cơ thể hằng ngày. Các nghiên cứu này được cho là tín hiệu tốt cho những người đang cố gắng giảm cân để có được vóc dáng như mong muốn.
Quế là loại gia vị quen thuộc được nhiều người sử dụng trong làm đẹp, nấu ăn. Ảnh: Himalaya |
Chăm sóc cho làn da khỏe đẹp: Từ khóa “mặt nạ quế” là điều được nhiều người tìm kiếm trên internet với tác dụng chống lại các loại mụn và tình trạng mẩn đỏ trên mặt. Đặc biệt, trong một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng quế Ceylon có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn là tác nhân gây ra mụn trứng cá. Tuy nhiên cần thận trọng trong việc sử dụng vì quế có thể gây bào mòn làn da nếu bị lạm dụng quá mức.
Để làm giảm mụn nhọt và trị mụn đầu đen, bạn có thể trộn 3 thìa mật ong và một thìa quế rồi thoa lên vùng da bị mụn, sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Mặc khác, quế còn giúp thúc đẩy quá trình sản xuất collagen giúp cho làn da của bạn trẻ trung hơn.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Một số tác nhân chính gây ra bệnh tim mạch bao gồm cholesterol, triglyceride và cao huyết áp.
Theo một đánh giá trên những người mắc chứng rối loạn chuyển hóa, việc bổ sung ít nhất 1,5g hay khoảng ¾ thìa cà phê quế mỗi ngày có thể làm giảm triglyceride, cholesterol toàn phần nói chung và cholesterol xấu (LDL) nói riêng, đồng thời làm giảm lượng đường trong máu.
Cải thiện độ nhạy của insulin: Insulin là một trong những hormone quan trọng giúp điều hòa quá trình trao đổi chất và sử dụng năng lượng trong cơ thể. Hormone này rất cần thiết cho quá trình vận chuyển glucose từ máu đến các tế bào. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải tình trạng kháng insulin - dấu hiệu đặc trưng của người mắc hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2.
Theo các nghiên cứu, quế có thể làm tăng độ nhạy của insulin và làm giảm đáng kể tình trạng kháng insulin, đồng thời có thể cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Phòng ngừa ung thư: Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm bởi sự nhân lên không kiểm soát của tế bào.
Quế được nghiên cứu rộng rãi về khả năng phòng ngừa và điều trị ung thư. Chúng hoạt động bằng cơ chế làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư, hình thành mạch máu trong khối u và gây độc cho tế bào ung thư.
Ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm: Cinnamaldehyde - một trong những thành phần hoạt tính chính của quế, có thể giúp chống lại nhiều loại bệnh nhiễm trùng chẳng hạn như tiêu diệt một số loại nấm gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Bên cạnh đó, tinh dầu quế có thể ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn (bao gồm cả Listeria và Salmonella). Nhờ vào các hoạt chất kháng khuẩn, quế còn có thể giúp ngăn ngừa sâu răng và giảm hôi miệng.
Tăng cường sự trao đổi chất: Quế chứa một loại tinh dầu tên là Cinnamaldehyde, có thể kích hoạt não tiết ra một loại hormone đốt cháy mỡ nâu, giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, đốt cháy nhiều calo dư thừa hơn. Các nghiên cứu này cho thấy, một tín hiệu tốt dành cho những ai đang mong muốn giảm cân và cải thiện vóc dáng.
Giảm viêm khớp: Quế có tính chất chống viêm và chống viêm khớp là do có sự hiện hữu của aldehyd cinnamic, axit cinnamic và coumarin. Những hợp chất này có công dụng tốt trong việc giảm sưng và đau vai, đau khớp.
Cách sử dụng quế đúng cách an toàn và hiệu quả
Một cách dễ dàng để bổ sung các hợp chất có hoạt tính sinh học trong quế vào cơ thể đó là dùng quế như một loại gia vị khi chế biến thực phẩm như: Rắc quế lên bột yến mạch thay cho đường. Thêm quế vào khi làm bánh ngọt, bánh quy, bánh mì, sinh tố, pudding, súp, salad... để tăng hương vị.
Ngoài ra, quế còn được sản xuất dưới dạng thực phẩm bổ sung. Các chất bổ sung được chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày (trước, sau hoặc trong bữa ăn).
Một nghiên cứu đã chứng minh, việc bổ sung quế với liều 1-2 g/ngày trong tối đa 3 tháng hoặc liều 3-6g tối đa trong 6 tuần được coi là an toàn. Trong trường hợp bạn đang điều trị một bệnh lý nào đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng quế để xác định cách sử dụng và liều lượng phù hợp.