6 dự báo đối với giáo dục đại học Việt Nam trong năm 2023

Bước sang năm 2023, khối giáo dục đại học tiếp tục thực hiện nhiều vấn đề quan trọng.

Nhân dịp ngày đầu năm 2023, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng gửi tới độc giả 6 dự báo đối với giáo dục đại học Việt Nam trong năm 2023 của Tiến sĩ Phạm Hiệp- Giám đốc Nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục Edlab Asia.

1. Tuyển sinh đại học vẫn là trọng tâm

Trong xu thế tự chủ đại học và trong bối cảnh học sinh đầu vào bậc trung học phổ thông có xu hướng đi ngang, việc tuyển sinh đủ chỉ tiêu có vai trò tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển của bất kỳ trường đại học nào. Vì vậy tập trung vào tuyển sinh sẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu của tất cả các cơ sở giáo dục đại học cả nước trong năm 2023.

6 dự báo đối với giáo dục đại học học Việt Nam trong năm 2023
Tập trung vào tuyển sinh sẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu của tất cả các cơ sở giáo dục đại học cả nước trong năm 2023. Ảnh: Phạm Linh

Kể từ khi bỏ mô hình thi "ba chung", đã có rất nhiều thay đổi về mô hình thi tuyển cũng xét tuyển đại học được triển khai, thử nghiệm. Bên cạnh việc xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, nhiều trường đại học cũng dành chỉ tiêu cho phương thức sử dụng điểm thi SAT, IELTS, xét hồ sơ, tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực…

Dự báo, trong năm 2023, sẽ tiếp tục có các thử nghiệm và sáng kiến được triển khai từ phía cơ sở giáo dục đại học để thực hiện tuyển sinh. Ở một chừng mực nào đó, việc thay đổi, bổ sung liên tục các phương thức thi tuyển và xét tuyển vào đại học cũng đưa đến bối rối, khó hiểu, nhầm lẫn đối với phụ huynh, học sinh. Có lẽ, cần phải chờ thêm vài năm nữa thì các mô hình tuyển sinh, cách thức tuyển sinh mới đi vào ổn định.

2. Hoạt động kiểm định chất lượng tiếp tục mở rộng

Kiểm định chất lượng giáo dục đại học một mặt là yêu cầu bắt buộc của cơ quan quản lý nhà nước. Mặt khác, đây cũng là nhu cầu nội tại của từng trường đại học để nâng cao chất lượng cũng như là điều kiện tiên quyết để tăng học phí.

6 dự báo đối với giáo dục đại học học Việt Nam trong năm 2023
Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đại học dự báo tiếp tục sôi động trong năm 2023. Ảnh: VNU

Trong thời gian qua, hầu hết các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta đã được kiểm định chất lượng, trong đó một số trường đã kiểm định đến chu kỳ thứ hai; hàng nghìn chương trình đào tạo đại học và sau đại học cũng đã được kiểm định. Trong năm tới, dự báo hoạt động kiểm định chất lượng sẽ tiếp tục sôi động. Bên cạnh việc kiểm định của các tổ chức trong nước, kiểm định theo tiêu chí quốc tế như của các tổ chức AUN, ABET, FIBAA, ACBSP… cũng sẽ được nhiều trường đại học lựa chọn.

3. Chuyển đổi số trong giáo dục đại học đi vào thực chất hơn

Gần 3 năm Covid-19 đã biến các trường đại học trở thành những “phòng thí nghiệm lớn” về công nghệ giáo dục. Đây là tiền đề quan trọng cho việc áp dụng sâu rộng hơn nữa các ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông trong việc dạy và học cũng như quản lý các cơ sở giáo dục đại học trong năm 2023 và các năm tiếp theo.

Hiện nay, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã cởi mở hơn đối với ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo; ví dụ theo quy định mới nhất về quy chế đào tạo trình độ đại học (kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT), 30% khối lượng bài giảng tại các chương trình chính quy có thể học qua online. Trong bối cảnh đó, dự báo trong năm 2023, chuyển đổi số sẽ trở nên thực chất hơn, bài bản hơn trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học ở nước ta.

4. Thêm nhiều trường đại học chuyển đổi mô hình thành đại học

Thiết chế đại học là một thiết chế mới của cơ sở giáo dục đại học, được quy định tại Luật Giáo dục Đại học 2012, sửa đổi năm 2018 và các quy định dưới luật. Đây là mô hình mới nhằm hướng tới việc chuyển đổi các trường đại học đơn ngành trước kia thành các đại học đa ngành, có mức độ tự chủ cao hơn.

6 dự báo đối với giáo dục đại học học Việt Nam trong năm 2023
Năm 2022, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chuyển đổi thành Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: HUST

Trong năm 2022, đã có Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chuyển đổi thành Đại học Bách khoa Hà Nội. Dự báo trong 2023 sẽ có nhiều trường "theo chân" Đại học Bách khoa Hà Nội để trở thành đại học. Việc này cũng sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận bởi sự dễ gây nhầm lẫn của tên gọi trường đại học/đại học.

5. Thị trường sinh viên quốc tế sôi động trở lại

Trong gần 3 năm khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, thị trường sinh viên quốc tế đã chịu rất nhiều ảnh hưởng. Sinh viên khó khăn trong việc di chuyển sang các nước khác học tập. Vì vậy, một số lựa chọn ở lại trong nước, học các chương trình đại học của Việt Nam; một số lựa chọn học các chương trình liên kết quốc tế; một số khác lựa chọn việc học online từ xa với các trường đại học nước ngoài.

Trong năm 2023, việc đi lại giữa các quốc gia sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Điều này dự báo về thị trường sinh viên quốc tế sẽ sôi động trở lại. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, sau Covid-19, tâm lý và lựa chọn của sinh viên quốc tế cũng đã có nhiều thay đổi so với trước kia. Nhiều sinh viên quốc tế không muốn đi xa (ví dụ từ Việt Nam sang Mỹ) như trước kia nữa mà sẵn sàng chọn những nước ở gần để tiện đi lại hơn (ví dụ từ Việt Nam sang Singapore); nhiều sinh viên tiếp tục lựa chọn hình thức du học online hoặc online kết hợp trực tiếp để có thêm thời gian ở gần gia đình hơn.

6. Thêm nhiều nhóm nghiên cứu được thành lập

Nhóm nghiên cứu là một thiết chế mới trong cơ sở giáo dục đại học với nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức; đồng thời gắn kết giữa nghiên cứu với đào tạo tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học. Thành viên của nhóm nghiên cứu không nhất thiết phải là cán bộ cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học mà còn có thể là các cộng tác viên đến từ các đơn vị khác. Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo một thông tư riêng cho nhóm nghiên cứu.

6 dự báo đối với giáo dục đại học học Việt Nam trong năm 2023
Các nhóm nghiên cứu mạnh tiếp tục được thành lập và phát triển. Ảnh: Trường Đại học Phenikaa

Trong những năm vừa qua và dự báo cả trong năm 2023 nữa, bản thân một số cơ sở giáo dục đại học cũng đã, đang và sẽ chủ động thành lập các nhóm nghiên cứu của riêng mình. Với thiết chế mới này, các cơ sở giáo dục đại học kỳ vọng sẽ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học theo hướng hội nhập quốc tế sâu hơn, rộng hơn.

giaoduc.net.vn

Tin mới cập nhật

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
Ứng dụng khoa học - công nghệ trong đào tạo văn hóa

Ứng dụng khoa học - công nghệ trong đào tạo văn hóa

Sáng 22/10, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (NUAE) phối hợp với Nhà xuất bản ESN (Ấn Độ) đã tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế.
“Cùng Đức Việt và O’Food trở thành trạng nguyên tuổi 13”- sân chơi lý thú cho học sinh

“Cùng Đức Việt và O’Food trở thành trạng nguyên tuổi 13”- sân chơi lý thú cho học sinh

Sáng 10/9 tại trường THCS Ba Đình, Hà Nội đã phát động cuộc thi Cùng Đức Việt và O’Food trở thành trạng nguyên tuổi 13, một sân chơi bổ ích cho học sinh THCS.
Danh sách các trường Đại học ở miền Bắc xét tuyển bổ sung 2024 từ 15 điểm trở lên

Danh sách các trường Đại học ở miền Bắc xét tuyển bổ sung 2024 từ 15 điểm trở lên

Tính đến ngày 28/8, hàng loạt trường đại học đã công bố xét tuyển bổ sung, nhiều trường xét tuyển thêm chỉ ở mức từ 15 điểm trở lên.
Thí sinh cần làm gì để chắc chắn đỗ đại học sau khi biết điểm chuẩn 2024?

Thí sinh cần làm gì để chắc chắn đỗ đại học sau khi biết điểm chuẩn 2024?

Tra cứu kết quả trúng tuyển, xác nhận nhập học là những bước quan trọng thí sinh cần lưu ý sau khi biết điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2024.
Nghi vấn ông Thích Chân Quang dùng bằng cấp 3 giả, Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì?

Nghi vấn ông Thích Chân Quang dùng bằng cấp 3 giả, Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì?

Nghi vấn ông Thích Chân Quang không được cấp bằng tốt nghiệp cấp 3, đại diện Trường Đại học Luật cho biết, sẽ đợi thông tin từ cơ quan chức năng để xử lý.
Vụ ông Thích Chân Quang nghi không có bằng cấp 3: Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu hướng xử lý

Vụ ông Thích Chân Quang nghi không có bằng cấp 3: Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu hướng xử lý

Liên quan việc ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) chưa tốt nghiệp bổ túc văn hóa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có một số thông tin ban đầu.
Xúc động hình ảnh phụ huynh chờ con trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Xúc động hình ảnh phụ huynh chờ con trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Sáng ngày 27/6, hơn 1 triệu thí sinh đã bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, môn đầu tiên - Ngữ văn. Nhiều phụ huynh đã dậy từ sớm để đưa con tới điểm thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024: Kỳ thi cuối cùng theo chương trình giáo dục phổ thông 2006

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024: Kỳ thi cuối cùng theo chương trình giáo dục phổ thông 2006

Sáng nay (ngày 27/6), hơn 993.000 thí sinh trên cả nước đã chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Kỳ thi diễn ra trong 2 ngày 27 và 28/6.
Gần 106.000 học sinh Hà Nội thi vào lớp 10 trong thời tiết mát mẻ

Gần 106.000 học sinh Hà Nội thi vào lớp 10 trong thời tiết mát mẻ

Sáng nay 8/6, gần 106.000 học sinh tại Hà Nội bước vào kỳ thi lớp 10 với môn thi đầu tiên là Ngữ văn trong thời tiết mát mẻ, dễ chịu.

Tin khác

Học sinh lớp 1 "ngồi nhìn lớp ăn liên hoan": Vai trò của nhà giáo phải đặt trẻ làm trung tâm

Học sinh lớp 1 "ngồi nhìn lớp ăn liên hoan": Vai trò của nhà giáo phải đặt trẻ làm trung tâm

Từ sự việc học sinh phải ''ngồi nhìn lớp ăn'' cho thấy, vai trò của nhà giáo phải đặt trẻ làm trung tâm, cần đảm bảo quyền lợi và công bằng cho đứa trẻ.
Nhà trường tặng vàng trong lễ tốt nghiệp: Dễ hình thành tâm lý sính vật chất cho học sinh

Nhà trường tặng vàng trong lễ tốt nghiệp: Dễ hình thành tâm lý sính vật chất cho học sinh

Theo các chuyên gia, việc tặng vàng cho các em sẽ hình thành ý thức vật chất hoá sớm, tạo thói quen coi trọng vàng như tiền tệ và tích trữ ngay từ nhỏ.
"Ươm mầm" hệ sinh thái đổi mới sáng tạo đại học: Thay đổi từ tư duy đến cách làm

"Ươm mầm" hệ sinh thái đổi mới sáng tạo đại học: Thay đổi từ tư duy đến cách làm

Theo các chuyên gia, hiện định hướng đổi mới sáng tạo tại các trường đại học còn mờ nhạt, do đó, cần quyết liệt thay đổi từ tư duy đến cách làm.
Dự thảo Luật Nhà giáo: “Nóng” chuyện chứng chỉ hành nghề

Dự thảo Luật Nhà giáo: “Nóng” chuyện chứng chỉ hành nghề

Các quy định liên quan đến chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo được quy định tại dự án Luật Nhà giáo thu hút sự quan tâm của công luận.
"Gỡ khó" từ chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong các trường đại học

"Gỡ khó" từ chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong các trường đại học

Theo các chuyên gia, việc hoàn thiện các chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp là yếu tố "then chốt" tạo đột phá về chất lượng nguồn nhân lực.
Phải truy trách nhiệm vụ cấp ‘lậu’ gần 150.000 chứng chỉ IELTS và APTIS

Phải truy trách nhiệm vụ cấp ‘lậu’ gần 150.000 chứng chỉ IELTS và APTIS

TS. Đặng Văn Cường, giảng viên Đại học Thuỷ Lợi cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm của các đơn vị trong vụ gần 150.000 chứng chỉ IELTS và APTIS cấp ‘lậu’.
Kỳ thi tuyển sinh THPT: Tư vấn hay ép buộc, ranh giới mong manh?

Kỳ thi tuyển sinh THPT: Tư vấn hay ép buộc, ranh giới mong manh?

Từ ngày 26-29/6, học sinh cuối cấp THCS tại các tỉnh thành phố sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập.
Gần 20 trường New Zealand sẽ tổ chức lớp học thực tế cho học sinh Việt Nam

Gần 20 trường New Zealand sẽ tổ chức lớp học thực tế cho học sinh Việt Nam

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24 – 27/5, gần 20 trường New Zealand sẽ tổ chức chuỗi lớp học trải nghiệm dành riêng cho học sinh, sinh viên Việt Nam.
New Zealand khởi động chương trình hè đa trải nghiệm dành riêng cho học sinh Việt Nam

New Zealand khởi động chương trình hè đa trải nghiệm dành riêng cho học sinh Việt Nam

Cơ quan Giáo dục New Zealand (Education New Zealand - ENZ) vừa thông báo một loạt chương trình hè dành riêng cho thanh thiếu niên Việt Nam, từ 12 - 18 tuổi.
Những ngôi trường THPT dân lập chất lượng cao, học phí thấp ở Hà Nội

Những ngôi trường THPT dân lập chất lượng cao, học phí thấp ở Hà Nội

Mùa tuyển sinh nữa lại đến, vậy đâu là những ngôi trường THPT dân lập chất lượng tốt, học phí vừa phải đang được lòng phụ huynh và học sinh nhất tại Hà Nội?
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động