Vụ Vạn Thịnh Phát: Đại gia được bà Trương Mỹ Lan cho hàng nghìn tỷ đồng là ai?
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bị can Dương Tấn Trước (Tổng giám đốc Công ty Tường Việt) đã thực hiện hành vi giúp sức, đồng phạm với bị can Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chiếm đoạt hơn 4.752 tỷ đồng, gây thiệt hại số nợ lãi phát sinh hơn 605 tỷ đồng.
![]() |
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát |
Theo hồ sơ vụ án, cuối năm 2020, ông Dương Tấn Trước quen biết bà Trương Mỹ Lan. Khoảng tháng 4/2021, bà Trương Mỹ Lan và Trương Khánh Hoàng trao đổi, thỏa thuận với Dương Tấn Trước về việc bà Lan chuyển nhượng dự án bất động sản Thanh Yến cho Dương Tấn Trước và Công ty Tường Việt với giá 2.500 tỷ đồng nhưng ông Trước không phải thanh toán tiền mà chỉ cần lập hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng SCB, số tiền nhận nợ sẽ là 3.500 tỷ đồng. Trong đó, 2.500 tỷ đồng là tiền nhận chuyển nhượng Dự án Thanh Yến, 1.000 tỷ đồng để Trương Mỹ Lan sử dụng và có trách nhiệm trả Ngân hàng SCB.
Sau đó, Dương Tấn Trước chỉ đạo nhân viên của Công ty Tường Việt liên hệ với Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung, nhân viên Ngân hàng SCB thực hiện phương án vay vốn bằng cách thành lập Công ty Thuận Tiến và Công ty Khánh Minh đứng tên hồ sơ vay vốn.
Ngày 19/5/2021, Ngân hàng SCB ký thỏa thuận cho vay với Công ty Thuận Tiến và Công ty Khánh Minh, số tiền vay giải ngân lần lượt là 1.700 và 1.800 tỷ đồng. Sau khi giải ngân, tiền được chuyển lòng vòng vào tài khoản của nhiều cá nhân, công ty thuộc nhóm Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau của Trương Mỹ Lan.
Tài sản bảo đảm cho 2 khoản vay nên trên là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với 7.092,2 m2 đất thuộc Dự án Thanh Yến.
Ngoài ra, do Dương Tấn Trước giúp bà Trương Mỹ Lan thực hiện công việc liên quan đến xin сấр Giấy phép xây dựng hạ tầng giai đoạn 1 Dự án Mũi đèn đỏ, thay đổi về hệ số xây dựng (tăng) của Dự án Mũi đèn đỏ; Giấy phép xây dựng Dự án Sài Gòn Bình An (SDI). Vì vậy, bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo Trần Thị Mỹ Dung làm hồ sơ cho Công ty Tường Việt vay 1.500 tỷ đồng. Thực chất là rút tiền Ngân hàng SCB để bà Trương Mỹ Lan cho Dương Tấn Trước số tiền trên.
Để hợp thức hồ sơ vay, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo đưa 39.044.000 cổ phần Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn làm tài sản đảm bảo, sau đó hoán đổi tài sản bảo đảm là các quyền sử dụng đất ở nhiều nơi tại TP. Hồ Chí Minh.
Trong số tiền giải ngân khoản vay của Công ty Tường Việt, bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo Trần Thị Mỹ Dung giữ lại để sử dụng 240 tỷ đồng. Do đó, Trương Mỹ Lan tiếp tục chỉ đạo Dung lập hồ sơ vay vốn khống để rút tiền chuyển cho Dương Tấn Trước bù vào số tiền Lan đã sử dụng.
Dương Tấn Trước chỉ đạo nhân viên phối hợp với nhân viên Ngân hàng SCB đưa Công ty Việt Đức đứng tên khoản vay, lập các hợp đồng mua bán khống giữa Công ty Việt Đức và các công ty trong nhóm Tường Việt để hợp thức phương án vay.
Ngày 18/8/2022, Ngân hàng SCB chi nhánh Chợ Lớn ký thỏa thuận cho Công ty Việt Đức vay 248,5 tỷ đồng. Khoản vay đã được giải ngân nhưng hồ sơ khoản vay trên chưa có tờ trình tái thẩm định của Phòng phê duyệt tín dụng khách hàng doanh nghiệp; Tờ trình Tổng giám đốc và Nghị quyết của HĐQT… Thông qua 2 khoản vay nói trên, các bị can đã “rút ruột” Ngân hàng SCB số tiền 1.746,5 tỷ đồng.
Viện kiểm sát xác định, bị can Dương Tấn Trước đã thực hiện hành vi giúp sức, đồng phạm với bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 4.752 tỷ đồng, gây thiệt hại số nợ lãi phát sinh hơn 605 tỷ đồng.
Ngoài ra, Dương Tấn Trước còn nhận của bà Trương Mỹ Lan số tiền hơn 2.697 tỷ đồng. Trong số này, ông Trước đã đưa lại Trương Mỹ Lan 492,5 tỷ đồng (thông qua Trương Huệ Vân), đến nay còn hơn 2.204 tỷ đồng.
Sau khi vụ án được khởi tố, bị can Dương Tấn Trước đã trả Ngân hàng SCB hơn 813 tỷ đồng và nộp khắc phục 52 tỷ đồng. Bị can Trước cũng xin nộp lại số tiền hơn 2.204 tỷ đồng đã nhận từ bà Trương Mỹ Lan để khắc phục hậu quả.
Tin mới cập nhật

Hà Nội: Gian nan tìm hạn sử dụng thực phẩm trong siêu thị

Bộ Công an cảnh báo chiêu thức lừa đảo từ phạt nguội

Truy vết pháo hoa dởm, phát hiện cửa hàng Z121 làm ăn gian dối

Bà Rịa-Vũng Tàu: Công ty Bảo Châu bị cưỡng chế thuế

Hà Nam: Cưỡng chế thuế Công ty may mặc Ngân Anh 1

Gỡ nút thắt về xử lý đường nhập lậu bị tịch thu

Bạc Liêu: Nợ thuế của Công ty Bảo Toàn ‘phình to’

Tiếp tục xác minh việc ghép giàn pháo tại cửa hàng Z121

Chiêu dụ dỗ đầu tư tiền ảo khiến 200 người sập bẫy

Bách hóa Xanh phản hồi về thông tin mua giá đỗ ngâm hóa chất ở Đắk Lắk
Tin khác

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh Lan Quý kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Hà Nội: Cảnh sát mật phục bắt giữ tàu hút cát trái phép lúc rạng sáng

Quảng Nam: Bãi đỗ xe chợ mới Đông Phú bị 'xẻ thịt' thành ki ốt bán hàng

Bắc Kạn: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty cổ phần xây dựng Dương Tiến

Lào Cai: Thu hồi giấy chứng nhận làng nghề nấu rượu thôn Bản Kim

54 người ở Quảng Ninh trình báo bị lừa đảo hơn 250 tỷ đồng

Yên Bái: Truy vết xử lý hàng hóa kém chất lượng trên nền tảng thương mại điện tử

Lạng Sơn: Trong tháng 11 kiểm tra, xử lý 448 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt Công ty Chế biến thủy sản Út Xi hơn 157 triệu đồng

Videc Group vừa bị phạt và truy thu thuế hàng chục tỷ đồng có tiềm lực ra sao?
Đọc nhiều

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu
