Trung Quốc chi 350 triệu USD mua sầu riêng Việt Nam chỉ trong 1 tháng
Sầu riêng đột phá xuất khẩu Xuất khẩu sầu riêng năm 2023 dự kiến đạt 1,2-1,5 tỷ USD |
Lũy kế trong 6 tháng, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 316,52 tỉ USD, giảm 15,2%, tương ứng giảm 56,67 tỉ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu đạt 164,68 tỉ USD, giảm 12% (tương ứng giảm 22,49 tỉ USD) và nhập khẩu đạt 151,84 tỉ USD, giảm 18,4% (tương ứng giảm 31,18 tỉ USD).
Đáng chú ý, theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến nay, quả sầu riêng thuộc nhóm ngành rau quả xuất khẩu tăng cao đột biến trong tháng 5 đạt 332 triệu USD và tháng 6 đạt 375 triệu USD.
![]() |
Xuất khẩu sầu riêng cao đột biến trong tháng 6 vừa qua |
Tính chung trong 6 tháng qua, xuất khẩu quả sầu riêng đạt 876 triệu USD, tăng tới 832 triệu USD so với con số 44,2 triệu USD của cùng kỳ năm trước (tăng khoảng 20 lần). Trong đó, quả sầu riêng của Việt Nam chủ yếu xuất sang Trung Quốc với 835 triệu USD, chiếm 95% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Như vậy, trong tháng cao điểm, ước tính Trung Quốc đã chi đến 350 triệu USD để nhập sầu riêng Việt Nam.
Sự đột biến này xuất phát từ việc Trung Quốc mới mở cửa chính ngạch cho quả sầu riêng Việt Nam vào tháng 7 - 2022, đến tháng 9-2022 mới có lô hàng sầu riêng chính ngạch đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường tỉ dân này. Nhờ vậy, tính chung cả năm 2022, sầu riêng đem về 421 triệu USD, tăng gần 137% so với năm trước đó.
Theo đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam, bước sang tháng 7, xuất khẩu rau quả ước đạt hơn 475,5 triệu USD giảm 28,2 % với tháng trước (tháng 6 đạt 662,1 triệu USD) và tăng 90,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt hơn 3,254 tỉ USD tăng 68,8% so với cùng kỳ 7 tháng 2022 – vượt giá trị xuất khẩu rau quả cả năm 2022 (3,164 tỉ USD).
Nguyên nhân do tháng 7 là thời điểm giao mùa sầu riêng (cuối vụ Đông Nam Bộ, đầu vụ Tây Nguyên) nên nguồn cung hạn chế.
Dự kiến giữa tháng 8 và bắt đầu tháng 9, sầu riêng rộ mùa trở lại, Việt Nam sẽ có sản lượng nhiều để xuất khẩu.
Đặc biệt, Tây Nguyên là nơi có diện tích sầu riêng lớn nhất Việt Nam (47%) và thời điểm này Thái Lan không có hàng nên kỳ vọng Việt Nam sẽ vừa được sản lượng và được giá khi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Tin mới cập nhật

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Cổ phiếu PEC bị duy trì diện hạn chế giao dịch

Campuchia thắt chặt thủ tục về xuất xứ hàng hóa

Nhà đầu tư quan tâm dự án điện rác tại Việt Nam

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa
Tin khác

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

E29 giải trình việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Bắc Giang: Mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Quảng Nam: Quế Trà My vào vụ chính, giá bán ổn định

Bắc Giang thông qua đồ án quy hoạch 2 khu công nghiệp
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng
