Thương mại điện tử Việt Nam xứng danh “mũi nhọn” kinh tế số: Nghĩ gần, nghĩ xa

Đưa thương mại điện tử trở thành mũi nhọn sắc bén của kinh tế số đang là đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế.
“Móng tay nhọn” cho “vỏ quýt dày” trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới Sự trỗi dậy của các siêu ứng dụng thương mại điện tử kết hợp mạng xã hội Bùng nổ thương mại điện tử, cơ hội nào cho O2O?

Liên tục tăng trưởng 2 con số

Thương mại điện tử lâu nay được xem như là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ trên internet. Nhiều người thích hình ảnh ví von, theo đó thương mại điện tử chính là nơi, là lúc những cửa hàng truyền thống bước vào từ phố xá nhộn nhịp của thế giới thật, cũng là nơi mà mọi hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ đều thông qua những cú click trên bàn phím máy tính. Hay phổ biến hơn đó là “lướt, chạm và chấm” trên smartphone. Ước tính có khoảng 2,14 tỷ người trên toàn thế giới mua hàng hoá trên thương mại điện tử và Việt Nam có thể tự hào khi đóng góp hàng chục triệu người trong số này.

Thương mại điện tử Việt Nam xứng danh “mũi nhọn” kinh tế số: Nghĩ gần, nghĩ xa
Những cửa hàng náo nhiệt trên các phố xá ngay trong tầm tay người tiêu dùng từ hoạt động thương mại điện tử. Ảnh minh hoạ.

Hơn bất cứ lĩnh vực kinh tế nào khác, giữa các diễn biến địa chính trị thế giới, những xung đột quyền lợi của các định chế song phương và đa phương, xung đột của các quốc gia, nhóm quốc gia, rồi cả dịch bệnh có thể đánh thẳng vào các diễn tiến kinh tế bất cứ lúc nào và đường biểu diễn của tốc độ tăng trưởng có thể sụp xuống bất cứ lúc nào, thương mại điện tử lại là một ngoại lệ.

Thương mại điện tử Việt Nam liên tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ từ 16 - 30% thời gian qua. Nếu như năm 2015, thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam mới chỉ đạt 5 tỷ USD, tăng 23% so với năm trước, thì đến năm 2018 con số này đã đạt mức 8,06 tỷ USD (tăng 30% so với năm 2017). Năm 2019, thương mại điện tử Việt Nam chính thức cán mốc 10 tỷ USD để tiếp tục tăng lên 13,7 tỷ USD vào năm 2021 và ước đạt 16,4 tỷ USD trong năm 2022, với mức tăng trưởng 20% trong năm 2022.

Báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy bất chấp những xung đột, căng thẳng của giai đoạn hậu Covid-19, thương mại điện tử trong năm 2023 tiếp tục có những diễn tiến ngoạn mục, thêm một lần khẳng định là một trong những lĩnh vực tiên phong mang tính mũi nhọn của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 20,5 tỷ USD, chiếm 8% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước, tăng 4 tỷ USD (khoảng 25%) so với năm 2022.

Các chuyên gia đánh giá, thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục trở thành kênh phân phối quan trọng, góp phần phát triển chuỗi cung ứng và lưu thông trong và ngoài nước, hỗ trợ tiêu thụ hiệu quả lượng lớn nông sản, thực phẩm cho người nông dân và doanh nghiệp, đặc biệt khi vào vụ thu hoạch. Nhiều doanh nghiệp tăng trưởng đột phá nhờ ứng dụng thương mại điện tử, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới tăng cao, trong đó có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đặc biệt, năm 2023 đã chứng kiến sự “bùng nổ” của hàng loạt các hoạt động và chuỗi sự kiện về liên kết vùng phát triển thương mại điện tử, triển lãm các công nghệ, giải pháp chuyển đổi số, sản xuất thông minh, ứng dụng thương mại điện tử, kích cầu tiêu dùng trong nước, thu hút người dân tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thương mại điện tử và công nghệ số. Qua đó, thúc đẩy phát triển lĩnh vực này của nền kinh tế ở mức độ cấp vùng, giúp tăng cường nhận thức của người dân với thương mại điện tử và thúc đẩy đầu tư, phát triển hạ tầng, giải pháp công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam.

Thực sự trở thành mũi nhọn của kinh tế số

Theo kết quả khảo sát về Chỉ số các nền kinh tế số do tờ Financial Times của Anh và Omdia khảo sát công bố cuối tháng 11/2022 dựa trên trên quy mô 39 quốc gia trên toàn cầu, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh thứ hai thế giới (12,3%) vào năm 2022 (chỉ sau Ấn Độ), nhanh thứ ba thế giới (10,3%) vào năm 2023 (sau Mexico và Ấn Độ) và được dự báo dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế số trong giai đoạn 2022 - 2026. Đặc biệt, trong số 23 tỷ USD kinh tế số Việt Nam năm 2022, có tới 14 tỷ USD là từ lĩnh vực thương mại điện tử.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), ít nhất cho đến năm 2025, ở Việt Nam với mức tăng trưởng trên 22% thương mại điện tử vẫn giữ vững ngôi “vương” là động lực tăng trưởng kinh tế số, vượt lên trên các lĩnh vực du lịch trực tuyến (21%), gọi xe và đặt đồ ăn trực tuyến (16%) và truyền thông trực tuyến (15%).

Thương mại điện tử Việt Nam xứng danh “mũi nhọn” kinh tế số: Nghĩ gần, nghĩ xa
Ảnh minh hoạ.

Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, quy mô thị trường số của Việt Nam còn nhỏ, xếp thứ 25/39 quốc gia. Việt Nam có tiềm năng phát triển quy mô thị trường hơn thế khi tổng dân số Việt Nam xếp thứ 15 toàn cầu. Việt Nam sẽ trải nghiệm sự mở rộng đột phá về khả năng kết nối và thâm nhập thiết bị, tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực thanh toán và giải trí kỹ thuật số.

Những thách thức phía trước và hành động

Các chuyên gia đã thẳng thắn chỉ ra các thách thức đang chờ đợi sự phát triển cho thương mại điện tử Việt Nam những năm sắp đến. Đó là việc các doanh nghiệp tham gia vào thương mại điện tử chưa nhận thức đầy đủ vai trò chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp. Cùng với đó là cộng đồng người tiêu dùng trực tuyến tăng nhanh đã khiến thương mại điện tử Việt Nam đây đó nhuốm “màu” vô trách nhiệm, xâm hại quyền lợi người dùng.

Đặc biệt là thách thức theo đó người tiêu dùng chuyển đổi số với tốc độ nhanh hơn tốc độ của thương mại điện tử. Cái nhanh hơn ở đây có thể được hiểu là không chỉ ở lựa chọn hình thức mua sắm mới, không chỉ về nhu cầu hàng hóa, dịch vụ, mà họ còn “mua cả sự trải nghiệm mới”. Sự trải nghiệm đó rồi sẽ phải tiện lợi hơn, trung thực hơn, đụng chạm đến sức khoẻ nhiều hơn.

Xét ở nhiều góc độ, không chỉ ảnh hưởng bởi dịch bệnh, số người tiêu dùng trực tuyến ngày càng tăng còn do thế hệ Z (thế hệ sinh ra sau khi internet trở nên phổ biến rộng rãi, được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ)- cũng chính là những người tiêu dùng cuối- đang dần trở thành lực lượng dân số chính hiện nay. Vì vậy, ứng dụng công nghệ số trong chi tiêu, mua sắm là xu hướng tất yếu của những người tiêu dùng trẻ hiện đại.

Thương mại điện tử làm gì để “chớp” lấy cơ hội tạo ra từ tốc độ đó vẫn là câu hỏi lớn.

Để giải những bài toán đó, để trả lời những câu hỏi đó, tựu trung có 5 giải pháp thiết thực nhất mà cũng là quan trọng nhất được nhiều chuyên gia chia sẻ. Cần nhất là kinh doanh thương mại điện tử có trách nhiệm, hàng hóa có chất lượng và có truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường. Bởi nếu không thương mại điện tử có thể vẫn tiếp tục đi sau nhu cầu của người tiêu dùng vốn có tốc độ chuyển đổi số nhanh hơn, như đã nói ở trên.

Bối cảnh kinh doanh mới với nhiều lĩnh vực trong đó có cả thương mại điện tử, theo các chuyên gia được nhìn nhận là sự biến động, không chắc, phức tạp và mơ hồ hơn, bởi vậy, đào tạo kiến thức thương mại điện tử bền vững cho các doanh nghiệp tham gia ở lĩnh vực này là vô cùng cần thiết ngay cả ở hiện tại.

Các giải pháp tiếp theo bao gồm cần phối hợp nhiều công cụ số, phát triển các nền tảng kinh doanh số, đẩy mạnh chuyển đổi số các địa phương, thu hẹp khoảng các giãn cách số giữa các khu vực. Và cuối cùng chính là hoàn thiện hành lang pháp lý về thương mại điện tử đi đôi với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Liên quan đến phát triển thương mại điện tử, trong năm 2024, Bộ Công Thương sẽ tập trung cho công tác đào tạo nâng cao năng lực thực thi pháp luật và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử. Tiếp tục tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về đấu tranh chống hàng giả trong thương mại điện tử, cảnh báo các hành vi vi phạm trong thương mại điện tử, trong đó xây dựng các kênh truyền thông về thương mại điện tử trên các nền tảng mạng xã hội như Youtube, Tiktok, Facebook…

Quang Lộc

Tin mới cập nhật

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việc 2 tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh thông xe kỹ thuật sẽ là bước đệm, cơ hội lớn để nền kinh tế tỉnh Hà Tĩnh bứt phá.
Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Việt Nam vươn lên vị trí thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á khi có 5.459 người giàu sở hữu tài sản ròng trên 10 triệu USD.
Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Các nút giao cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành những hạng mục chính, dự kiến đưa vào khai thác trước dịp 30/4-1/5.
HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) được kỳ vọng sẽ là đơn vị hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn 2025-2026.
Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Hệ thống camera giám sát giao thông tại TP Hà Nội trong tháng 3 phát hiện, ghi hình dữ liệu vi phạm của gần 600 phương tiện khi lưu thông trên đường phố Thủ đô.
Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Trung tâm logistics Con Ong được đầu tư hiện đại bậc nhất miền Trung được kỳ vọng sẽ là một trong những dự án đặt nền tảng cho Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Theo dự báo đến năm 2030, nhu cầu về vật liệu xây dựng so với lượng cung sẽ thiếu 192 triệu m3 đất, thiếu 11 triệu m3 cát nhưng lại thừa 55 triệu m3 đá.
Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Trước sáp nhập tỉnh, Bà Rịa - Vũng Tàu được biết đến là thủ phủ dầu khí, sở hữu cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải và có nền công nghiệp phát triển.
Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3/2025 đạt 35,65 tỷ USD.

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn

Nhờ lối đi riêng của mình, tỉnh Nghệ An trở thành “điểm sáng” của cả nước về thu hút đầu tư FDI vào các Khu kinh tế và các Khu công nghiệp.

Tin khác

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Trong số 63 tỉnh, thành phố, địa phương nào có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước?
Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Petrovietnam đồng hành cùng Bà Rịa - Vũng Tàu trong quy hoạch, triển khai và đầu tư các dự án năng lượng chiến lược để trở thành trung tâm năng lượng quốc gia.
Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Các doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa đã kiến nghị nhiều nội dung với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Hàng nông sản của Việt Nam đang có chỗ đứng nhất định tại thị trường Hungary, đây là cơ hội cho doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.
Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Theo số liệu của Cục Thống kê, kinh tế 2 tháng đầu năm nay đón nhận khởi đầu tích cực để hướng tới mục tiêu tăng trưởng hơn 8% cho cả năm.
Thủ tướng: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Thủ tướng: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp thứ 16 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm giao thông.
Lần đầu tiên đào tạo trợ lý an ninh phi truyền thống

Lần đầu tiên đào tạo trợ lý an ninh phi truyền thống

Chương trình đào tạo trợ lý an ninh phi truyền thống lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam mở ra nhiều cơ hội việc làm mới, đặc biệt cho quân nhân xuất ngũ.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh

Tháng 2/2025, tổng doanh thu từ thương mại, dịch vụ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ước đạt 18.600 tỷ đồng, tăng 9,16% so với cùng kỳ.
Hiệu quả từ các nhà máy thủy điện miền núi Thanh Hóa

Hiệu quả từ các nhà máy thủy điện miền núi Thanh Hóa

Nhiều nhà máy thủy điện tại các huyện miền núi Thanh Hóa đang cung cấp điện ổn định cho người dân, đồng thời góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.
Năm 2030 sản lượng chè hữu cơ Việt Nam ước đạt 70.000 tấn

Năm 2030 sản lượng chè hữu cơ Việt Nam ước đạt 70.000 tấn

Việt Nam hiện có nhiều vùng chè shan cổ thụ hàng trăm năm. Đến năm 2030 diện tích chè hữu cơ cả nước đạt khoảng 11.000 ha, sản lượng đạt khoảng 70.000 tấn.

Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hàng trăm vụ vi phạm trong kinh doanh hàng hóa đã được lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý thông qua các cuộc gọi đến đường dây nóng.
Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quay lại giải ngân ở những cổ phiếu đã hoàn thành nhịp điều chỉnh về vùng nền cũ và thu hút dòng tiền.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục theo hướng bán giảm những mã bước vào nhịp điều chỉnh.
'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, cần tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Hơn 1,1 triệu thí sinh được tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025 từ ngày 15/4 đến ngày 18/4 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Trái thanh long bất ngờ lập kỷ lục mới trong 2 tháng đầu năm 2025, vượt qua chuối và sầu riêng để dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả.
Phiên bản di động