Sự trỗi dậy của các siêu ứng dụng thương mại điện tử kết hợp mạng xã hội

Các nước Đông Nam Á đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ nhờ sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử.
Thương mại điện tử: Tăng trải nghiệm, tạo sức bật cho ngành bán lẻ “Móng tay nhọn” cho “vỏ quýt dày” trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới Ngẫm chuyện thương mại điện tử từ việc chậm chân trong giao hàng chặng cuối

Một nghiên cứu gần đây dự đoán thị trường thương mại điện tử của Đông Nam Á có thể đạt 295 tỷ AUD (196 tỷ USD) vào năm 2025. Lĩnh vực mới nổi này là nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển khi các nền kinh tế khu vực được tái cấu trúc theo hướng kỹ thuật số hóa.

Sự trỗi dậy của các siêu ứng dụng thương mại điện tử kết hợp mạng xã hội

Biểu tượng của mạng xã hội TikTok. Ảnh: THX/TTXVN

Theo bài viết "Here come the SuperApps" đăng tải trên trang mạng của Viện Lowy (Australia), trong sự trỗi dậy ngày một mạnh mẽ của thương mại điện tử, một số chính phủ đang tìm cách siết chặt quản lý, để tránh những rủi ro có thể xảy ra và bảo vệ người tiêu dùng.

Ví dụ, mới đây nhất Chính phủ Indonesia đã ban hành các quy định, được cho là nhằm vào nền tảng chia sẻ video trực tuyến TikTok, khi nền tảng này bắt đầu “nhúng chân” vào mảng thương mại điện tử thông qua ứng dụng TikTok Shop.

Một xu hướng phát triển đặc biệt đáng chú ý ở Đông Nam Á hiện nay là sự xuất hiện của các siêu ứng dụng (SuperApps). Những giải pháp kỹ thuật số tích hợp tất cả trong một (all in one), đã mang lại sự đa dạng và tiện lợi, được hàng triệu người tiêu dùng đón nhận, đặc biệt là giới trẻ ưa thích công nghệ.

Có thể kể đến một số siêu ứng dụng đang “gây bão” tại khu vực như ứng dụng gọi xe kỹ thuật số Gojek của Indonesia và Grab của Malaysia. Hai ứng dụng này đã phát triển thành siêu ứng dụng đa diện, cung cấp mọi thứ hàng hóa và dịch vụ, từ giao đồ ăn và hàng tạp hóa đến thanh toán hóa đơn, đặt vé… mà người dùng chỉ cần thao tác trên một ứng dụng duy nhất.

Đặc điểm của các siêu ứng dụng là sự kết hợp giữa một nền tảng mạng xã hội và ứng dụng thương mại điện tử. Chúng sở hữu một tiềm năng đặc biệt độc đáo, phản ánh sức ảnh hưởng to lớn từ người dùng, với nội dung lan truyền và mức độ tương tác “gây nghiện” – một sự kết hợp hoàn hảo gây áp lực cạnh tranh vô cùng lớn cho các đối thủ thương mại bán lẻ trực tiếp và thương mại điện tử truyền thống khác.

Sự trỗi dậy của các siêu ứng dụng thương mại điện tử kết hợp mạng xã hội
Biểu tượng của Meta và Facebook. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi các nền tảng truyền thông mạng xã hội như X (trước đây là Twitter) và Meta (bao gồm Facebook, Instagram và WhatsApp) đã thiết lập vị thế và đang cân nhắc mở rộng các dự án thương mại điện tử, thì TikTok đã đi tiên phong trong việc tích hợp công nghệ để tạo ra các siêu ứng dụng mới.

Nền tảng chia sẻ video trực tuyến của Trung Quốc đã phát triển hết sức nhanh chóng trên toàn cầu, mở ra một loại hình truyền thông quảng bá mới cho các nhà quảng cáo và người bán hàng thông qua các video ngắn thu hút người dùng.

TikTok Shop, siêu ứng dụng mới ra đời của TikTok, hoạt động như một “chợ ứng dụng”, tại đó người mua và người bán có thể liên hệ trực tiếp với nhau, trong khi TikTok sẽ thực hiện các công việc dịch vụ hạ tầng kết nối như đóng gói và giao hàng, tạo thành một kênh mua sắm hoàn chỉnh và nhanh chóng.

Với TikTok Shop, người bán có thể thêm liên kết "cửa hàng" vào video của mình, cho phép người mua tiềm năng xem qua và mua các sản phẩm nổi bật chỉ bằng vài “cú nhấp chuột”. Tính năng phát trực tiếp cho phép người bán giới thiệu sản phẩm trong thời gian thực, cung cấp cái nhìn chi tiết cho người mua. Nếu người mua thắc mắc, có thể hỏi người bán trong cuộc trò chuyện trực tuyến và nhận được phản hồi ngay lập tức.

TikTok Shop đã cách mạng hóa hoạt động mua sắm trực tuyến bằng cách kết hợp tương tác xã hội và thương mại trong một ứng dụng. Việc hợp nhất quảng cáo, bán hàng, thanh toán và giao hàng mang đến cho người dùng trải nghiệm liền mạch, nơi họ có thể khám phá sản phẩm và mua hàng mà không cần thoát khỏi ứng dụng.

Sức mạnh của cách tiếp cận mang tính chuyển đổi này là không thể phủ nhận. Trong năm 2022, chỉ riêng tại khu vực Đông Nam Á, TikTok Shop đã tạo ra doanh thu 4,4 tỷ AUD (2,93 tỷ USD). Các chuyên gia dự đoán con số này sẽ tăng gấp ba lần vào năm tới. Có thể nói siêu ứng dụng này đã nổi lên như một công cụ chuyển đổi đáng chú ý. Nó thể hiện sự thay đổi trong cách người dùng nhận thức và tham gia mua sắm trực tuyến – kết hợp kết nối mạng xã hội, giải trí và thương mại ở cấp độ người tiêu dùng.

Cách thức hoạt động của các siêu ứng dụng tạo môi trường mở rộng tiêu dùng nhiều hơn so với hoạt động thương mại trực tuyến truyền thống. Ví dụ ứng dụng mua sắm của gã khổng lồ” thương mại điện tử Amazon đang trở nên “cũ kỹ” từ chính tính năng cốt lõi của ứng dụng này – thanh tìm kiếm (search). Điểm mạnh của nền tảng thương mại điện tử Amazon là phục vụ những người tiêu dùng biết rõ họ muốn gì.

Ứng dụng này được thiết kế dành cho những người đã sẵn sàng mua hàng thay vì thu hút sự chú ý của người dùng và khám phá những tiềm năng bán hàng mới. Chiến thắng của TikTok nằm ở thuật toán đề xuất được điều chỉnh – nâng cao sự quan tâm của người dùng. Chiến lược của nó không chỉ phục vụ cho những gì người dùng biết họ muốn gì mà nó mang đến cho họ những gợi ý về các sản phẩm có thể khiến họ muốn mua.

Sự thay đổi theo hướng công nghệ hóa hoạt động mua sắm là cũng đặt ra những thách thức đáng kể cho các nhà chức trách để có thể quản lý và ngăn ngừa những rủi ro phát sinh từ hoạt động thương mại trên mạng Internet. Ra đời vào hai năm trước, TikTok Shop tại Indonesia đã nhanh chóng thu hút 6 triệu người bán và 7 triệu người làm các nội dung sáng tạo, đưa thị trường lớn nhất Đông Nam Á trở thành địa bàn kinh doanh thịnh vượng cho TikTok Shop.

Tuy nhiên trong một động thái bất ngờ, vào tháng 9/2023, Chính phủ Indonesia đã ban hành lệnh cấm bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Quyết định này phản ánh mong muốn của các nhà chức trách Indonesia trong việc bảo vệ thị trường và người tiêu dùng, hướng tới mục tiêu đảm bảo cạnh tranh công bằng, bảo mật dữ liệu và ngăn chặn tiềm năng thống trị không gian thương mại điện tử của TikTok, có thể gây bất lợi cho các công ty trong nước.

Sau khi lệnh cấm có hiệu lực, người bán không còn có thể bán hàng trực tiếp trên ứng dụng TikTok Shop nữa. Tuy nhiên, họ vẫn có thể quảng cáo sản phẩm của mình thông qua phát trực tiếp trên ứng dụng TikTok. Một giải pháp bắc cầu đã ra đời, đó là người bán cung cấp các liên kết cho người dùng đến các nền tảng thương mại điện tử khác, mà tại đó người mua có thể mua và hoàn tất giao dịch.

Ngoài Indonesia, TikTok Shop đã có mặt ở Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Vương quốc Anh, Mỹ và Việt Nam. Lệnh cấm TikTok Shop ở Indonesia đã thu hút sự chú ý của các nước này. Một số nước đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến liên quan, trong khi cân nhắc xem nên làm theo hay áp dụng một cách tiếp cận khác với Indonesia.

Mặc dù nền tảng mạng xã hội TikTok đã thông báo sẽ ngừng tính năng TikTok Shop tại Indonesia từ ngày 4/10. Nhưng vẫn có thể một số lựa chọn tốt hơn để tiếp tục duy trì siêu ứng dụng này ở thị trường lớn nhất Đông Nam Á. Đầu tiên là thiết lập một nền tảng thương mại điện tử độc lập, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định và cho phép nền tảng này hoạt động trong khuôn khổ pháp lý do Chính phủ Indonesia đặt ra.

Lựa chọn thứ hai là khám phá các cơ hội hợp tác với các nền tảng thương mại điện tử đã có uy tín, tận dụng chuyên môn, cơ sở hạ tầng và cơ sở người dùng sẵn có. Lựa chọn thứ ba đòi hỏi phải kiên trì tìm kiếm sự chấp thuận theo quy định và công ty chủ quản (TikTok) phải có sự minh bạch hoàn toàn trong hoạt động, bao gồm cả các thuật toán mà công ty áp dụng.

bnews.vn

Tin mới cập nhật

Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Theo báo cáo Lazada, Việt Nam và Indonesia dẫn đầu Đông Nam Á về ứng dụng AI trong bán hàng trực tuyến, vượt qua các quốc gia khác.
Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Người Việt cảnh giác với “lừa đảo Campuchia", "Sáp nhập tỉnh thành",... là những chủ đề được người Việt tìm kiếm nhiều trên mạng quý I/2025
Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết trong tháng 2 đã thu được 2.791 tỷ đồng tiền thuế của 130 nhà cung cấp nước ngoài như Meta, Google, TikTok...
Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Từ ngày 1/4, hai sàn thương mại điện tử Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí khiến nhiều nhà bán hàng khó khăn, áp lực.
Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm

Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm'?

Chiến dịch cộng đồng “An tâm vui sắm” nhằm nâng cao nhận thức về quyền lợi của người tiêu dùng khi tham gia mua sắm trực tuyến.
Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra đề xuất, giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử của tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.
Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI trên thế giới đang vô cùng gay cấn, tuy nhiên Việt Nam chiếm được ưu thế, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ những lợi thế vượt trội.
Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Từ ngày 1/4, Shopee và TikTok Shop - 2 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam sẽ đồng loạt điều chỉnh chính sách phí với người bán.
Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Theo Bộ Công Thương có hai nguy cơ khiến người dùng bị lừa đảo trên mạng là mã độc giám sát, đánh cắp thông tin và lừa đảo trực tuyến biến thể.
Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Táo đỏ trở thành mặt hàng được "săn lùng" nhất trên sàn thương mại điện tử khi người Việt chi ra 322 tỷ đồng mua sản phẩm này trong năm 2024.

Tin khác

Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng

Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng

Thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục khẳng định là một trong những kênh bán lẻ quan trọng nhất, với sức mua năm 2024 tăng trưởng 37,36% so với năm 2023.
Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Thương mại điện tử tại TP. Đà Nẵng năm 2024 ghi dấu ấm đậm nét khi các chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP làm quen và thực hành livestream bán hàng.
Trường Đại học Thương mại giành giải Nhất Cuộc thi

Trường Đại học Thương mại giành giải Nhất Cuộc thi 'Người tiêu dùng trẻ trong thương mại điện tử' năm 2024

Với màn thể hiện xuất sắc, Đội thi E-Stars đến từ Trường Đại học Thương mại đã giành giải Nhất Cuộc thi "Người tiêu dùng trẻ trong thương mại điện tử" năm 2024.
Quảng Ninh: Thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp

Quảng Ninh: Thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp

Huyện Đầm Hà, Quảng Ninh đang trở thành điểm sáng thu hút đầu tư với lợi thế vị trí, hạ tầng hiện đại, chính sách ưu đãi hấp dẫn, mở ra cơ hội phát triển lớn.
Quảng Ninh: Thương mại nội địa khởi sắc

Quảng Ninh: Thương mại nội địa khởi sắc

Quảng Ninh thúc đẩy thương mại nội địa với chính sách kích cầu tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP và mở rộng kênh phân phối, tạo động lực phát triển.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản

Ninh Thuận: Đẩy mạnh thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản

Nhằm gia tăng giá trị sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh, tỉnh Ninh Thuận hướng tới việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho các sản phẩm nông sản địa phương.
Lâm Đồng đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên về chỉ số phát triển thương mại điện tử

Lâm Đồng đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên về chỉ số phát triển thương mại điện tử

Năm 2024, theo xếp hạng của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên về chỉ số phát triển thương mại điện tử.
Chuyển đổi số để ngăn hành vi rao bán hàng thật nhưng nhận hàng giả

Chuyển đổi số để ngăn hành vi rao bán hàng thật nhưng nhận hàng giả

Hôm nay, tại TP. Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp, chuyên gia và nhà quản lý đã bàn luận về chuyển đổi số trong lĩnh vực chống hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ.
Người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn hình thức mua sắm nào trong mùa lễ hội cuối năm?

Người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn hình thức mua sắm nào trong mùa lễ hội cuối năm?

Các sự kiện mua sắm trong mùa lễ hội cuối năm như: Ngày lễ độc thân, Black Friday đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
Tuyên truyền kỹ năng nhận diện và phòng, chống lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng

Tuyên truyền kỹ năng nhận diện và phòng, chống lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đề nghị các cơ quan thuộc Bộ Công Thương tham gia tuyên truyền kỹ năng nhận diện và phòng, chống lừa đảo trực tuyến.

Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Các nút giao cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành những hạng mục chính, dự kiến đưa vào khai thác trước dịp 30/4-1/5.
Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Sắp tới kỳ nghỉ lễ 30/4 -1/5, nhu cầu du lịch nội địa tăng mạnh khiến nhiều đường bay cháy vé hạng phổ thông, giá vé leo thang ngang dịp Tết Nguyên đán.
Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Gợi ý điểm đến dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 cho người Hà Nội: gần, đẹp, chi phí hợp lý, dễ đi lại, phù hợp cho nhóm bạn, gia đình, không lo quá tải hay tốn phí.
Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quay lại giải ngân ở những cổ phiếu đã hoàn thành nhịp điều chỉnh về vùng nền cũ và thu hút dòng tiền.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục theo hướng bán giảm những mã bước vào nhịp điều chỉnh.
'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, cần tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Phiên bản di động