Thực thi Hiệp định CPTPP, tránh bất lợi về điều tra phòng vệ thương mại
![]() | Thách thức nào khi tham gia Hiệp định CPTPP? |
![]() | Những lợi ích khi tham gia Hiệp định CPTPP |
Rủi ro lớn từ các vụ điều tra phòng vệ thương mại
Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, hiện trong số các thành viên CPTPP, có nhiều quốc gia sử dụng công cụ phòng vệ thương mại thường xuyên như Canada, Mexico, Australia, Malaysia… “Thách thức ở đây là tham gia CPTPP sẽ giúp hàng xuất khẩu của chúng ta tăng trưởng nhanh, tuy nhiên, xu thế các nước gia sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ gây áp lực cho các doanh nghiệp”- ông Trung nhấn mạnh.
Trong trường hợp gặp phải các cuộc điều tra, ông Chu Thắng Trung cho rằng, nếu ta không có cách xử lý phù hợp thì có thể dẫn đến hậu quả doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam gặp thuế phòng vệ thương mại cao, làm triệt tiêu lợi ích.
![]() |
Thép là mặt hàng đối diện nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại |
Thép là một trong các mặt hàng thường xuyên bị điều tra phòng vệ thương mại. Bà Trang Thu Hà, Chánh văn phòng Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, tăng trưởng xuất khẩu của mặt hàng này thời gian qua rất nhanh. Cụ thể, trong 10 năm trở lại đây, ngành thép Việt Nam cũng có những bước phát triển vượt bậc, với tăng trưởng bình quân 10%/năm. Riêng năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 14 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm với kim ngạch xuất khẩu hơn 12 tỷ USD, tính riêng 10 tháng 2022, thép xuất khẩu đạt hơn 7,3 triệu tấn với hơn 7,4 tỷ USD.
Theo đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam, nguyên nhân thép bị điều tra phòng vệ thương mại là do chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu gia tăng không chỉ với ngành thép mà với tất cả các ngành. Mặt khác, do thép là đầu vào quan trọng của nhiều ngành sản xuất nội địa nên nhìn chung chính sách của đa số các nước đều cố gắng bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển ngành sản xuất thép trong nước để nâng cao giá trị gia tăng mà nền kinh tế tạo ra và có thêm việc làm cho người lao động.
Bên cạnh đó, với việc Việt Nam ký kết một loạt FTA song phương, đa phương, thế hệ mới và mở cửa thị trường, nhiều mặt hàng trong đó có sắt thép sẽ có mức thuế về 0%, dẫn tới các nước tìm các biện pháp khác (ngoài thuế nhập khẩu) nhằm hỗ trợ ngành sản xuất nội địa của mình. Cùng với đó, các nước thường có xu hướng kiện domino, nên hàng hoá của Việt Nam thường xuyên bị kiện chung với một số nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ…
Chủ động ứng phó
Thời gian qua, dù hiểu biết của doanh nghiệp thép về phòng vệ thương mại đã được củng cố tuy nhiên vẫn còn hạn chế về khả năng dự đoán, nắm bắt thông tin sớm. Đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam cũng nhận định, năng lực ứng phó của doanh nghiệp trong ngành này còn nhiều bất cập, một phần do nguồn lực của doanh nghiệp.
Theo bà Trang Thu Hà, ngành thép của chúng ta hiện nay có một số doanh nghiệp lớn nhưng đa phần vẫn là các doanh nghiệp nhỏ. Do đó sự hiểu biết của những doanh nghiệp hạn chế, cũng như khả năng tham gia vào các vụ việc rất khó khăn, nên gặp bất lợi khi tiếp cận thông tin và theo đuổi vụ việc.
Trước xu thế bảo hộ hiện nay, nhất là các thị trường CPTPP gia tăng sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại, vì thế đại diện Cục Phòng vệ thương mại mong muốn các doanh nghiệp nhận thức được ngay từ đầu để có biện pháp chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, tận dụng cơ hội CPTPP mang lại, đảm bảo phát triển xuất khẩu bền vững sang các thị trường CPTPP.
Mặt khác, để xử lý hiệu quả việc điều tra phòng vệ thương mại có thể xảy ra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP, ông Chu Thắng Trung khuyến nghị, doanh nghiệp phải nắm được nguyên tắc cơ bản của việc điều tra áp dụng phòng vệ thương mại, qua đó sẽ giúp cho doanh nghiệp cần phải làm những gì.
Tuy nhiên, theo ông Chu Thắng Trung, doanh nghiệp cũng cần chú ý đa dạng hóa sản phẩm để tránh lệ thuộc vào một sản phẩm của một thị trường nhất định, nhằm đảm bảo nếu rủi ro xảy ra chúng ta có thể có những hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau, đồng thời phân tán bớt rủi ro cho hoạt động xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, cố gắng cạnh tranh chất lượng, không cạnh tranh giá, hạn chế thấp nhất rủi ro bị điều tra phòng vệ thương mại. Duy trì hệ thống sổ sách chứng từ liên quan hoạt động giao dịch sản xuất, xuất khẩu, lưu trữ khoa học để phòng trường hợp xảy ra vụ việc điều tra chúng ta có thể chứng mình bằng chứng từ với cơ quan điều tra.
Với sự chủ động ứng phó của doanh nghiệp, ông Chu Thắng Trung nhấn mạnh, trong trường hợp bị điều tra phòng vệ thương mại thì cũng chưa chắc dẫn đến kết quả bất lợi.
Tin mới cập nhật

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam theo Hiệp định CPTPP cần tuân thủ điều kiện gì?

Sản xuất bền vững, cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường CPTPP

Xuất khẩu rau quả vào thị trường Canada, doanh nghiệp lưu ý gì?

Tận dụng tốt CPTPP, xuất khẩu cá tra lần đầu tăng trưởng dương

Giải “bài toán” thương hiệu cho sản phẩm đồ gỗ, nội thất Việt Nam

Hiệp định CPTPP được 5 thành phố trực thuộc Trung ương tận dụng ra sao?

Lấy sức ép cạnh tranh làm động lực thúc đẩy hàng hóa tham gia sâu vào thị trường CPTPP
Tin khác

Mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam tăng trưởng mạnh sang New Zealand?

Tận dụng ưu đãi CPTPP, khai thác dư địa thị trường Canada, Mexico và Peru

Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt ở thị trường CPTPP

Thủy sản xuất khẩu sang thị trường CPTPP khả quan

CPTPP kết nạp thành viên mới, hàng Việt có cơ hội tiếp cận tốt hơn thị trường Anh

CPTPP tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu cá ngừ tăng mạnh

Áp dụng hơn 12.000 dòng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo CPTPP

Hàng Việt tiến mạnh sang Canada nhờ CPTPP

Thị trường Mexico: Nhiều tiềm năng nhưng cạnh tranh rất khốc liệt

Hiệp định CPTPP giúp doanh nghiệp Canada biết đến Việt Nam nhiều hơn
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
