Thanh tra trách nhiệm Tổng Giám đốc UDIC Nguyễn Văn Luyến
Theo quyết định thanh tra ban hành ngày 2/8/2024, Thanh tra Thành phố Hà Nội thực hiện thanh tra trách nhiệm của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Thời kỳ thanh tra từ năm 2022 đến năm 2023.
Thời gian thanh tra là 45 ngày, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc thanh tra tại đơn vị (không tính ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).
![]() |
Tổng Giám đốc Tổng Công ty UDIC Nguyễn Văn Luyến. Ảnh: UDIC |
Đoàn thanh tra gồm 8 thành viên do bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Thanh tra viên chính, Trưởng phòng Thanh tra phòng chống tham nhũng, tiêu cực là trưởng đoàn. Phó đoàn là ông Nguyễn Bắc Quân, Thanh tra viên chính, Phó trưởng phòng Thanh tra Phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Đoàn thanh tra có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra đảm bảo nội dung, mục đích, yêu cầu, phạm vi thanh tra theo yêu cầu của pháp luật.
Theo giới thiệu, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC tiền thân là Công ty San nền trực thuộc Sở Xây Dựng Hà Nội được thành lập từ ngày 6/10/1971.
Ngày 13/4/1990, UBND Thành phố Hà Nội có quyết định đổi tên Công ty San nền thành Công ty Xây dựng Công trình Kỹ thuật Hạ tầng. Sau 6 năm hoạt động, Công ty tiếp tục được đổi tên thành Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị.
Đến ngày 20/7/2024, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC được thành lập theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con trên cơ sở tổ chức lại Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị với các thành viên là các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, các công ty liên doanh thuộc Sở Xây dựng Hà Nội, Sở Giao thông Công chính, Sở Công nghiệp và Liên hiệp Công ty Xuất nhập Khẩu và Đầu tư Hà Nội (Unimex).
Hiện nay UDIC gồm 43 công ty, trong đó có 6 công ty liên doanh với nước ngoài.
Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC hiện nay là ông Nguyễn Văn Luyến (SN 1981). Ông Luyến được bổ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc UDIC từ tháng 2/2020.
Năm 2023, báo cáo của UDIC cho thấy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khá ấn tượng. Cụ thể, giá trị sản lượng đạt hơn 5.005 tỷ đồng, bằng 100,39% kế hoạch, tăng 1,22% so với thực hiện năm 2022. Doanh thu hơn 6.702 tỷ đồng, đạt 101,09% kế hoạch, bằng 80,48% so với thực hiện năm 2022. Lợi nhuận thực hiện đạt 1.142,00 tỷ đồng. Nộp ngân sách nhà nước 384 tỷ đồng.
Tin mới cập nhật

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Cổ phiếu PEC bị duy trì diện hạn chế giao dịch

Campuchia thắt chặt thủ tục về xuất xứ hàng hóa

Nhà đầu tư quan tâm dự án điện rác tại Việt Nam

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá
Tin khác

E29 giải trình việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Bắc Giang: Mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Quảng Nam: Quế Trà My vào vụ chính, giá bán ổn định

Bắc Giang thông qua đồ án quy hoạch 2 khu công nghiệp

Cổ phiếu ICC bị đưa vào diện cảnh báo trên hệ thống giao dịch UPCoM
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
