‘Ông lớn’ giày dép định làm gì ở Việt Nam?
Xuất khẩu giày dép sang các thị trường có FTA phục hồi tích cực Xuất khẩu giày dép sang Ấn Độ tăng mạnh gần 59% Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam |
Việt Nam đang dần trở thành “cứ điểm” của Nike
Đại diện Tập đoàn Nike cho biết, Nike hiện đang sản xuất khoảng 600 triệu đôi giày/năm, trong đó có khoảng 300 triệu đôi giày đang được sản xuất tại Việt Nam, cùng với đó là 50% nguyên liệu cho chuỗi cung ứng toàn cầu của Nike cũng đến từ Việt Nam.
![]() |
Những thương hiệu có tiếng trong ngành giày dép, như Adidas, Nike, Puma... tiếp tục chọn Việt Nam làm điểm đến cho những đơn hàng lớn. Ảnh: TT |
Trên thực tế, Nike được biết đến như là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, phát triển, sản xuất, quảng bá cũng như kinh doanh các mặt hàng giày dép, quần áo, phụ kiện, trang thiết bị và dịch vụ liên quan đến thể thao. Công ty là nhà cung cấp giày thể thao và quần áo lớn nhất trên thế giới.
Theo đó, các nhà sản xuất theo hợp đồng của Nike đang vận hành 96 nhà máy sản xuất giày thành phẩm tại 11 quốc gia. Trong số này, Việt Nam chiếm 50% tổng số giày dép mang thương hiệu Nike, tiếp theo là Trung Quốc và Indonesia với lần lượt 27% và 18%. Những con số này không có sự thay đổi so với năm tài chính 2023.
Đối với hàng may mặc, các nhà sản xuất theo hợp đồng của Nike đã vận hành 291 nhà máy thành phẩm tại 31 quốc gia. Trong số đó, các nhà máy tại Việt Nam sản xuất 28% tổng số, lớn nhất trong số tất cả các quốc gia. Các nhà sản xuất hàng may mặc hàng đầu khác của Nike là Trung Quốc và Campuchia với lần lượt 16% và 15%. Con số của Việt Nam đã giảm từ 29% trong năm tài chính 2023.
Trên thực tế, cả ba trụ cột của dòng sản phẩm Nike đều được sản xuất tại Việt Nam: Giày dép, quần áo và thiết bị. Bao gồm cả sản phẩm mang thương hiệu Converse và Nike.
Khoản đầu tư lớn nhất của Nike tại Việt Nam là vào ngành may mặc với 71 nhà máy sản xuất hàng may mặc cho gã khổng lồ thể thao này. Các nhà máy này chủ yếu nằm ở phía Nam Việt Nam, mặc dù cũng có một số ít rải rác ở các nơi khác trên cả nước.
Ngoài ra, còn có 13 nhà máy sản xuất dụng cụ thể thao cho Nike với 11 nhà máy ở miền Nam và 2 nhà máy ở miền Bắc Việt Nam. Việt Nam cũng là nhà sản xuất giày chính cho Nike. Có 13 nhà máy trên khắp cả nước sản xuất mọi thứ từ giày chạy bộ đến giày thể thao.
Hiện tại, Nike đang có 155 nhà máy tại Việt Nam trong danh sách các nhà cung cấp của mình. Phần lớn các nhà máy này nằm ở thị trường phía Nam.
Cơ hội phát triển công nghiệp hỗ trợ da giày
Theo một phân tích của ResearchAndMarkets, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu hơn 1 tỷ đôi giày dép các loại sang hàng trăm quốc gia trên thế giới. Trong đó, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Cũng theo ResearchAndMarkets, hai thương hiệu lớn trong ngành giày dép toàn cầu là Nike và Adidas đã chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất chính. Một phần chuỗi giày dép toàn cầu đang dần dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam do chi phí thấp hơn và lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Nike cũng cung cấp đào tạo và kinh nghiệm cho hàng ngàn công nhân Việt Nam. Điều này đã tạo ra một lực lượng lao động sản xuất hàng may mặc rất quen thuộc với ngành công nghiệp và điều này có thể mang lại lợi ích cho các thương hiệu nước ngoài trong ngành may mặc và dệt may muốn bắt đầu sản xuất tại Đông Nam Á. Đồng thời, Nike cũng có thể giảm chi phí sản xuất và mang lại giá trị cho cơ sở người tiêu dùng của mình.
Mới đây, Bộ Công Thương đã có buổi gặp gỡ với Tập đoàn Nike cùng hướng tới đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành da giày, nâng cao đào tạo kỹ năng cho lao động tăng có nhu cầu mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam… góp phần vào ổn định hoạt động xuất khẩu da giày Việt Nam.
Hiện tại, Nike đang có 155 nhà máy tại Việt Nam trong danh sách các nhà cung cấp của mình. Phần lớn các nhà máy này nằm ở địa bàn phía Nam. |
Tin mới cập nhật

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

E29 giải trình việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Bắc Giang: Mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Quảng Nam: Quế Trà My vào vụ chính, giá bán ổn định

Bắc Giang thông qua đồ án quy hoạch 2 khu công nghiệp
Tin khác

Cổ phiếu ICC bị đưa vào diện cảnh báo trên hệ thống giao dịch UPCoM

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Ô nhiễm không khí báo động, kinh tế phải xanh hóa

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Ngành, nghề nào được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?
Đọc nhiều

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh
