Xuất khẩu giày dép sang các thị trường có FTA phục hồi tích cực
![]() | Xuất khẩu da giày sẽ đối mặt với những rủi ro nào trong những tháng cuối năm? |
Theo số liệu từ Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, tháng 7/2022 sản xuất da giày tăng tới 25,5% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung 7 tháng, sản xuất của ngành tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Sản xuất tăng kéo theo xuất khẩu của ngành nửa đầu năm cũng tăng 14,2% so với cùng kỳ, đạt 13,81 tỷ USD, trong đó xuất khẩu giày dép đạt 11,79 tỷ USD, tăng 13,3%, valy - túi - cặp đạt 2,02 tỷ USD, tăng 20%. Trong số các thị trường xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam, Bắc Mỹ vẫn có mức tăng trưởng mạnh nhất với 24,5%, châu Âu 15,7% và Nam Mỹ 10,8%. Kim ngạch xuất khẩu giảm ở khối thị trường châu Á với âm 6% và tiếp tục giảm nhẹ ở châu Đại Dương âm 1,9%.
Bà Phan Thị Thanh Xuân- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết: Xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang các thị trường có hiệp định thương mại tự do tiếp tục có sự phục hồi tích cực. Trong đó, xuất khẩu sang khối thị trường thành viên Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU tăng 18,2%, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương tăng 10,5% và thị trường Anh thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Anh tăng 10,9%.
Bên cạnh đó, do yếu tố khách quan xuất khẩu giày dép sang một số thị trường có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam suy giảm, như: Khối thị trường Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu âm 57,7%, khu vực ASEAN âm 1,7%.
![]() |
Xuất khẩu giày dép sang các thị trường FTA hồi phục tích cực |
Nhận định về tình hình thị trường da giày nửa cuối năm 2022, bà Phan Thị Thanh Xuân cho rằng sẽ có rất nhiều thách thức. Cụ thể, do hiện nay lượng tồn kho đối với mặt hàng thời trang nói chung và giày dép nói riêng đang rất lớn. Khảo sát từ các doanh nghiệp và các nhãn hàng cho thấy, từ giờ đến quý I/2023 tình hình đơn hàng sẽ có phần chững lại.
Trên thị trường xuất khẩu, các mặt hàng da giày của Việt Nam được đánh giá ở mức trung bình cả về chất lượng và giá cả. Để cạnh tranh, ngành cần sản xuất các mặt hàng có giá trị cao hơn. Muốn vậy, cần nhập khẩu được nguyên liệu có giá trị cao từ các nước.
Ở khía cạnh này, ngành da giày Việt Nam dù đã đẩy mạnh được xuất khẩu sang thị trường các nước có hiệp định thương mại với Việt Nam nhưng chưa tận dụng tốt cơ hội nhập khẩu. Đặc biệt với EU, thị trường này có nguồn nguyên phụ liệu tốt, giá trị cao phù hợp để có thể sản xuất sản phẩm ở phân khúc cao hơn. Việt Nam cũng chưa tận dụng tốt cơ hội để có thể nhập khẩu công nghệ, thiết bị mới trong bối cảnh hướng đến sản xuất bền vững, sử dụng công nghệ xanh và sạch.
Để giải quyết những khó khăn trên, bà Phan Thị Thanh Xuân nhấn mạnh: Các doanh nghiệp cần đa dạng hoá thị trường từ nguồn cung cho đến xuất khẩu.
Hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ tìm kiếm các đối tác xuất khẩu nguyên phụ liệu trong khối thị trường có FTA để tận dụng ưu đãi về thuế. Cung cấp thông tin thị trường kịp thời cho các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp trong nước tập trung phát triển dòng nguyên phụ liệu xanh, sạch để bắt kịp với xu hướng của thế giới, vừa đảm bảo ổn định cho ngành sản xuất, vừa gia tăng cơ hội tiếp cận chuỗi cung ứng một cách bền vững
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cũng thông tin: Đức ra đạo luật về nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, áp dụng từ ngày 1/1/2023. Đạo luật này sẽ tác động rất mạnh đến chuỗi sản xuất của ngành da giày khi xuất khẩu vào thị trường EU. Trong khi đó, doanh nghiệp da giày trong nước hiện mới chỉ nhận được thông tin sẽ áp dụng trong thời gian gần nhất, còn cụ thể triển khai kế hoạch như thế nào, phải đáp ứng những thủ tục gì vẫn chưa rõ thông tin.“Doanh nghiệp rất cần được cung cấp thông tin kịp thời để chuẩn bị kế hoạch sản xuất kinh doanh”, bà Phan Thị Thanh Xuân nhấn mạnh.
Ngoài ra, đại diện Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cũng mong muốn các Thương vụ Việt Nam tại thị trường nước ngoài sẽ tiếp tục quảng bá năng lực, thông tin về những lợi thế của ngành da giày Việt Nam, đặc biệt là lợi thế từ tham gia các FTA để bạn hàng tiếp tục đặt niềm tin vào ngành.
Tin mới cập nhật

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Tháng 3/2025: Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 75 tỷ USD

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ
Tin khác

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

10 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực của Việt Nam

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức

Kênh bán lẻ hiện đại: Đầu ra bền vững cho rau quả

2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm nhẹ

Việt Nam nhập khẩu hơn 74 nghìn tấn thịt trong tháng 1/2025

Thông tin mới về thủ tục cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu

Xuất khẩu 400.000 tấn sắn trong tháng hai năm 2025
Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
