Những lợi ích khi tham gia Hiệp định CPTPP

Việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam bởi nhiều lợi ích mà hiệp định này mang lại.
Hiệp định CPTPP bắt đầu có hiệu lực đối với Malaysia từ cuối tháng 11/2022 Hiệp định CPTPP bắt đầu có hiệu lực đối với Malaysia từ cuối tháng 11/2022
Malaysia - quốc gia thứ 9 phê chuẩn Hiệp định CPTPP Malaysia - quốc gia thứ 9 phê chuẩn Hiệp định CPTPP

CPTPP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Úc, Brunây, Canada, Chi Lê, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam.

Hiệp định đã được ký kết ngày 8 tháng 3 năm 2018 tại Chi Lê và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada, Úc. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 1 năm 2019.

Những lợi ích khi tham gia Hiệp định CPTPP
Doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi

Hiệp định CPTPP gồm 7 Điều và 1 Phụ lục quy định về mối quan hệ với Hiệp định TPP đã được 12 nước gồm ký ngày 6 tháng 2 năm 20; cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP.

Theo Bộ Công Thương, về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP.

20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, thương mại dịch vụ xuyên biên giới, dịch vụ tài chính, viễn thông, môi trường, minh bạch hóa và chống tham nhũng. Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP.

Việt Nam tham gia CPTPP có ý nghĩa hết sức quan trọng, trong đó, Bộ Công Thương cho rằng, việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản và Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu.

Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi. Đặc biệt, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của ta như nông thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Với mức độ cam kết như vậy, theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035.

Đồng thời, việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới được công bố vào tháng 3 năm 2018, dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 USD lên 80 tỷ USD, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu.

Đề cập thêm lợi ích của việc tham gia CPTPP, Bộ Công Thương cũng đã chỉ ra, trước hết là lợi ích về việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Theo đó, các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD, lại bao gồm các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada, Úc sẽ mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành.

Tham gia CPTPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh... Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5 - 10 năm tới.

Lợi ích đối với các ngành, theo Bộ Công Thương các ngành dự kiến có mức tăng trưởng lớn sẽ là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, một số phân ngành sản xuất và dịch vụ. Trong đó, mức tăng trưởng lớn nhất là ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, hóa chất, sản phẩm nhựa và đồ da, trang thiết bị vận tải, máy móc và các trang thiết bị khác. Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho thấy, với các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động khác, CPTPP có thể tạo ra mức tăng trưởng bình quân từ 4% - 5% và mức tăng xuất khẩu có thể đạt từ 8,7% - 9,6%.

Lợi ích về cải cách thể chế, Bộ Công Thương cho hay, cũng như tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia CPTPP, một FTA thế hệ mới, sẽ là cơ hội để ta tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định; hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của ta, đồng thời giúp ta có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, là lợi ích về việc làm, thu nhập. Tham gia CPTPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng. Vì vậy, về mặt xã hội, hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPTPP có thể giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 - 26.000 lao động. Đối với lợi ích về xóa đói giảm nghèo, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, CPTPP dự kiến sẽ giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5 USD/ngày. Tất cả các nhóm thu nhập dự kiến sẽ được hưởng lợi.

Bộ Công Thương nhấn mạnh, tăng trưởng kinh tế cũng giúp ta có thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Do các nền kinh tế của các nước thành viên CPTPP đều phát triển ở trình độ cao hơn Việt Nam và mang tính bổ sung đối với nền kinh tế Việt Nam, nhập khẩu từ các nước CPTPP chưa có FTA với ta phần lớn là không cạnh tranh trực tiếp, nên với một lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, ta có thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh do tham gia CPTPP.

Bảo Thoa

Tin mới cập nhật

Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam theo Hiệp định CPTPP cần tuân thủ điều kiện gì?

Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam theo Hiệp định CPTPP cần tuân thủ điều kiện gì?

Theo Nghị định số 77, hàng hóa tân trang chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam khi có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành theo phân công...
Sản xuất bền vững, cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường CPTPP

Sản xuất bền vững, cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường CPTPP

CPTPP là một trong những Hiệp định có những yêu cầu cao nhất về bảo vệ môi trường và các quy định ngày càng trở thành chuẩn mực chung cho nhiều hiệp định khác.
Xuất khẩu rau quả vào thị trường Canada, doanh nghiệp lưu ý gì?

Xuất khẩu rau quả vào thị trường Canada, doanh nghiệp lưu ý gì?

Hiện nay, Canada là 1 trong 5 thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trên thế giới bao gồm EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh và Canada.
Tận dụng tốt CPTPP, xuất khẩu cá tra lần đầu tăng trưởng dương

Tận dụng tốt CPTPP, xuất khẩu cá tra lần đầu tăng trưởng dương

Nửa đầu tháng 9/2023, xuất khẩu cá tra sang các thị trường trong khối thị trường CPTPP đa phần ghi nhận tăng trưởng dương so với nửa đầu tháng 9/2022.
Giải “bài toán” thương hiệu cho sản phẩm đồ gỗ, nội thất Việt Nam

Giải “bài toán” thương hiệu cho sản phẩm đồ gỗ, nội thất Việt Nam

Trước bối cảnh hiện nay, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm sẽ góp phần tạo nên thương hiệu cho ngành gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hiệp định CPTPP được 5 thành phố trực thuộc Trung ương tận dụng ra sao?

Hiệp định CPTPP được 5 thành phố trực thuộc Trung ương tận dụng ra sao?

Đến nay, việc triển khai, tận dụng các lợi thế từ Hiệp định CPTPP của 5 thành phố trực thuộc Trung ương đã có những chuyển biến rất ấn tượng.
Lấy sức ép cạnh tranh làm động lực thúc đẩy hàng hóa tham gia sâu vào thị trường CPTPP

Lấy sức ép cạnh tranh làm động lực thúc đẩy hàng hóa tham gia sâu vào thị trường CPTPP

Hiệp định CPTPP đang mở rộng cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu sau hơn 3 năm thực thi.
Mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam tăng trưởng mạnh sang New Zealand?

Mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam tăng trưởng mạnh sang New Zealand?

7 tháng năm 2023, nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu tăng trưởng mạnh sang New Zealand như trái cây, hạt, máy móc, thiết bị và các chất tẩy rửa…
Tận dụng ưu đãi CPTPP, khai thác dư địa thị trường Canada, Mexico và Peru

Tận dụng ưu đãi CPTPP, khai thác dư địa thị trường Canada, Mexico và Peru

Hiệp định CPTPP đã có tác dụng “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp của hai bên quan tâm hơn sản phẩm và thị trường của nhau, từ đó gián tiếp thúc đẩy xuất khẩu.
Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt ở thị trường CPTPP

Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt ở thị trường CPTPP

Mặc dù gia tăng về số lượng và giá trị nhưng hàng hóa của doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu sang thị trường Hiệp định CPTPP vẫn còn mang thương hiệu nước ngoài.

Tin khác

Thủy sản xuất khẩu sang thị trường CPTPP khả quan

Thủy sản xuất khẩu sang thị trường CPTPP khả quan

Với lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản sang khối CPTPP có kết quả khả quan hơn trong nửa đầu năm 2023.
CPTPP kết nạp thành viên mới, hàng Việt có cơ hội tiếp cận tốt hơn thị trường Anh

CPTPP kết nạp thành viên mới, hàng Việt có cơ hội tiếp cận tốt hơn thị trường Anh

Khi Hiệp định CPTPP có thêm thành viên mới là Vương quốc Anh, sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác hơn giữa Anh với Việt Nam.
CPTPP tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu cá ngừ tăng mạnh

CPTPP tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu cá ngừ tăng mạnh

Hiệp định CPTPP có hiệu lực đã tạo điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp cá ngừ của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mexico, Chile.
Áp dụng hơn 12.000 dòng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo CPTPP

Áp dụng hơn 12.000 dòng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo CPTPP

Để được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định CPTPP, hàng hóa xuất khẩu phải có chứng từ vận tải và tờ khai hải quan nhập khẩu.
Hàng Việt tiến mạnh sang Canada nhờ CPTPP

Hàng Việt tiến mạnh sang Canada nhờ CPTPP

Hiệp định CPTPP đi vào thực thi từ đầu năm 2019 đã tạo cơ hội cho một số ngành hàng của Việt Nam tăng tốc xuất khẩu sang Canada.
Thị trường Mexico: Nhiều tiềm năng nhưng cạnh tranh rất khốc liệt

Thị trường Mexico: Nhiều tiềm năng nhưng cạnh tranh rất khốc liệt

Thông qua Hiệp định CPTPP, nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam đang có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường tiềm năng Mexico.
Hiệp định CPTPP giúp doanh nghiệp Canada biết đến Việt Nam nhiều hơn

Hiệp định CPTPP giúp doanh nghiệp Canada biết đến Việt Nam nhiều hơn

Nhờ nỗ lực khai thác ưu đãi trong Hiệp định CPTPP của Việt Nam, doanh nghiệp Canada biết đến và quan tâm nhiều hơn tới năng lực của các nhà cung ứng Việt Nam.
Sau 3 năm, Hiệp định CPTPP đã đưa Việt Nam lên một vị thế mới trong hội nhập kinh tế quốc tế

Sau 3 năm, Hiệp định CPTPP đã đưa Việt Nam lên một vị thế mới trong hội nhập kinh tế quốc tế

Sau 3 năm thực thi Hiệp định CPTPP, nhiều thị trường mới mở đã tăng trưởng duy trì cao. Kết quả, trong những tháng đầu năm 2022 xuất khẩu sang khối thị trường này đạt xuất siêu khoảng 6 tỉ USD.
Hướng tới gia tăng xuất khẩu hàng hóa hàm lượng công nghệ cao vào thị trường CPTPP

Hướng tới gia tăng xuất khẩu hàng hóa hàm lượng công nghệ cao vào thị trường CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đi vào thực thi đã mở ra thị trường xuất khẩu lớn đối với Việt Nam, không chỉ tăng trưởng về xuất khẩu hàng hóa, mà còn thúc đẩy doanh nghiệp hướng tới gia tăng xuất khẩu hàng hóa hàm lượng công nghệ cao vào thị trường này.
Xuất khẩu hàng hóa sang Úc, gia tăng cơ hội từ CPTPP

Xuất khẩu hàng hóa sang Úc, gia tăng cơ hội từ CPTPP

Với quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước ngày càng được củng cố, thắt chặt và còn nhiều dư địa để phát triển trong tương lai, tạo tiền đề vững chắc cho sự tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực, nhất là thương mại.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá vàng chiều nay 14/4/2024: Vàng trong nước “cắm đầu” giảm, người mua tuần qua thua lỗ bao nhiêu?

Giá vàng chiều nay 14/4/2024: Vàng trong nước “cắm đầu” giảm, người mua tuần qua thua lỗ bao nhiêu?

Giá vàng chiều nay 14/4/2024: Vàng SJC kết thúc tuần giá tăng mạnh so với kết phiên tuần trước nhưng người mua vàng vẫn thu về khoản lỗ hơn 1 triệu đồng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/4/2024: Giá dầu thế giới trượt dốc, nguyên nhân vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/4/2024: Giá dầu thế giới trượt dốc, nguyên nhân vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt trượt dốc sau cuộc tấn công của Iran, với dầu WTI giảm 0,29%, dầu Brent giảm 0,02%.
Giá tiêu hôm nay 17/4/2024: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước tăng mạnh trở lại

Giá tiêu hôm nay 17/4/2024: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước tăng mạnh trở lại

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 17/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 17/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 18/4/2024: Đồng loạt tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Đắk Lăk lên mức 93.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024: Đồng loạt tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Đắk Lăk lên mức 93.000 đồng/kg.

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 18/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 18/4 thế nào?
Giá vàng chiều nay 12/4/2024: Vàng SJC lên đỉnh 85 triệu đồng/lượng cao chưa từng có trong lịch sử

Giá vàng chiều nay 12/4/2024: Vàng SJC lên đỉnh 85 triệu đồng/lượng cao chưa từng có trong lịch sử

Giá vàng chiều nay 12/4/2024: Vàng SJC tiến lên mức 85 triệu đồng/lượng, tăng cao chưa từng có trong lịch sử, vàng thế giới lại lập kỷ lục giá cao mới.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/4/2024: Giá dầu thế giới dự báo tăng cao

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/4/2024: Giá dầu thế giới dự báo tăng cao

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/4/2024, giá dầu thế giới vừa trải qua tuần giảm nhẹ xấp xỉ 1%, tuy nhiên, tuần này giá dầu được dự báo tăng cao.
Giá vàng chiều nay 15/4/2024: Vàng SJC đầu tuần bất ngờ tăng như "vũ bão", lại lập đỉnh mới 85,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 15/4/2024: Vàng SJC đầu tuần bất ngờ tăng như "vũ bão", lại lập đỉnh mới 85,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 15/4/2024: Vàng SJC ngay đầu tuần tăng sốc hơn 2 triệu đồng mỗi lượng, lại thiết lập đỉnh cao mới trong lịch sử lên mức 85,4 triệu đồng/lượng
Giá vàng chiều nay 13/4/2024: Vàng SJC “bốc hơi” cực mạnh hơn 2 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 13/4/2024: Vàng SJC “bốc hơi” cực mạnh hơn 2 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 13/4/2024: Vàng SJC đồng loạt giảm mạnh hơn 2 triệu đồng mỗi lượng, đưa giá trượt xuống quanh ngưỡng 83 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 17/4/2024: Giá dầu thế giới tiếp đà giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay ngày 17/4/2024: Giá dầu thế giới tiếp đà giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay ngày 17/4/2024, giá dầu thế giới tiếp đà giảm nhẹ, cụ thể, dầu WTI xuống mức 85,31 USD/thùng, dầu Brent xuống mức 90,02 USD/thùng.
Giá xăng dầu hôm nay 13/4/2024: Giá dầu thế giới giảm khoảng 1% tuần qua

Giá xăng dầu hôm nay 13/4/2024: Giá dầu thế giới giảm khoảng 1% tuần qua

Giá xăng dầu hôm nay 13/4/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức giảm hàng tuần, cụ thể, dầu Brent giảm 0,8%, dầu WTI giảm hơn 1%.
Phiên bản di động