Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 23/11: STB, SIP và VCB
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 16/11: Kỳ vọng sinh lời BSR, GEX và PAN Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 20/11: Tích cực cho VHC và DPG, trung lập cho SAB Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 21/11: NT2, QNS và FRT |
Khuyến nghị cổ phiếu STB - Khả năng tăng giá
SSI Research cho biết, quý III/2023, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HOSE: STB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế là 2.100 tỷ đồng (tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái), thấp hơn kỳ vọng của SSI Research do biên lãi ròng (NIM) giảm 78 điểm cơ bản so với quý trước, hay giảm 123 điểm cơ bản so với cùng kỳ. Cùng với đó, thu nhập ngoài lãi của ngân hàng khá yếu trong quý III, với mức giảm 16,8%.
Theo SSI Research, ngân hàng đã thực hiện tối ưu hóa tài sản với tỷ lệ LDR cải thiện so với quý II/2023, đạt 83% và nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tăng nhẹ lên 23% so với quý liền kề.
Hiện SSI Research khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu STB với giá mục tiêu 37.500 đồng/cp, tương đương tiềm năng tăng giá gần 30%. |
Tuy nhiên, điều này không thể giúp NIM của ngân hàng phục hồi trong quý III. Nhóm phân tích cho rằng NIM thu hẹp chỉ là tạm thời và sẽ phục hồi trong quý IV/2023 do tiền gửi của khách hàng sẽ đáo hạn và được huy động lại với mức lãi suất thấp hơn, trong khi lãi suất cho vay của một số khoản vay có thể sẽ quay trở lại mức lãi suất bình thường sau khi hết thời gian ưu đãi.
SSI Research ước tính NIM của STB trong quý IV/2023 có thể đạt 4,12%, tương đương với quý II/2023.
Hết quý này, dự phòng tín dụng STB giảm 66% so với cùng kỳ, do chi phí trích lập dự phòng trái phiếu VAMC ít hơn dự kiến ở mức 500 tỷ đồng. Khoản chi phí dự phòng còn lại ước khoảng 3.900 tỷ đồng để hoàn tất quá trình xử lý trái phiếu VAMC.
Tại thời điểm cuối quý III, tăng trưởng tín dụng cuản ngân hàng đạt 7,6% so với đầu năm, trong khi tăng trưởng huy động đạt 11,3% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,2% trong quý III, trong khi quý II chỉ ở mức 1,8%.
Nợ xấu tăng nhanh trong khi việc xử lý các tài sản tồn đọng không đạt được như kỳ vọng. Nợ nhóm 2 và nợ xấu lần lượt là 3.400 tỷ đồng (giảm 37% so với quý trước) và 10.400 tỷ đồng (tăng 26% so với quý trước).
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và kinh doanh hộ gia đình là nguyên nhân khiến nợ xấu gia tăng. SSI Research cho rằng hầu hết các khoản giảm của nợ Nhóm 2 đã bị chuyển sang nợ xấu trong quý III/2023.
Tuy nhiên, tỷ lệ hình thành nợ xấu đã giảm xuống mức 0,47% trong quý III/2023 sau khi đạt đỉnh tại 0,65% trong quý II/2023. Tổng dư nợ tái cơ cấu theo Thông tư 02 ước tính dưới 1% tổng tín dụng trong quý III/2023.
Sang quý IV/2023, SSI Research cho rằng tăng trưởng tín dụng phục hồi nhẹ và việc xử lý nợ xấu trong giai đoạn cuối năm sẽ giúp ngân hàng ổn định tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,2% trong cả năm 2023.
Hiện SSI Research khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu STB với giá mục tiêu 37.500 đồng/cp, tương đương tiềm năng tăng giá gần 30%.
Khuyến nghị cổ phiếu SIP - Tích cực
Thời gian qua, Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (HOSE: SIP) hoạt động khá thuận lợi. Trong quý III gần đây, doanh thu của SIP đạt 1.700 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái và nhích nhẹ 3% so quý trước; lãi ròng quý III cũng tăng trưởng 1%, nhưng giảm 25% so quý trước về mức 194 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, SIP ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.762 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ, trong khi lãi ròng giảm 9% về còn 617 tỷ đồng. Tuy nhiên, dòng tiền từ việc cho thuê đất khu công nghiệp (KCN) 9 tháng đầu năm vẫn ổn định, tăng 71% so cùng kỳ khi đạt 527 tỷ đồng.
Đáng chú ý, SIP đã hoàn tất hợp đồng cho thuê 20ha tại Khu công nghiệp Phước Đông trong 9 tháng đầu năm 2023.
Mới đây, cổ phiếu SIP lọt vào danh mục MSCI Frontier Market Index. Theo công bố của MSCI, họ chính thức đã thêm 14 cổ phiếu vào rổ danh mục MSCI Frontier Market Index, trong đó có đến 6 cổ phiếu Việt Nam gồm: CEO, EVF, KOS, SIP, VPB và CTR. Các thay đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 1/12.
Hiện có rất nhiều quỹ lớn, quy mô hàng trăm triệu USD đang phân bổ vào các thị trường cận biên (bao gồm Việt Nam) dựa trên rổ MSCI Frontier Markets Index, trong đó đáng chú ý là quỹ iShares Frontier and Select EM ETF (Ishare) hiện có quy mô hơn 600 triệu USD. Tuy nhiên, do danh mục Ishare hiện nay có khoảng 165 mã cổ phiếu nên tỷ trọng phân bổ cho SIP (nếu được chọn) cũng sẽ thấp.
Trong quý II/2023, SIP đã thực hiện góp vốn đầu tư hợp tác kinh doanh với giá trị 800 tỷ. Khoản đầu tư này được Chủ tịch HĐQT Trần Mạnh Hùng chia sẻ là khoản góp vốn để đầu tư xây dựng nhà xưởng cho thuê và trung tâm logistic tại Khu công nghiệp Lộc An Bình Sơn, đón đầu nhu cầu lưu trữ và vận chuyên hàng hóa khi cảng hàng không Long Thành đi vào hoạt động. Lãnh đạo công ty đánh giá đây là một dự án rất tiềm năng đối với công ty trong tương lai.
Trong báo cáo mới nhất, Công ty Chứng khoán Mirae Asset điều chỉnh mức giá mục tiêu về 89.000 đồng/cổ phiếu sau khi SIP phát hành tăng vốn tỷ lệ 1:1 vào tháng 9/2023. Mức giá này cao hơn 46% so với thị giá hiện tại.
Cổ phiếu VCB đã vượt kế hoạch lợi nhuận
Công ty Chứng khoán Vietcap vừa đưa ra khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, đồng thời nâng giá mục tiêu thêm 3,7% lên 108.500 đồng/cổ phiếu.
Giá mục tiêu cao hơn của Vietcap chủ yếu là do: tác động tích cực từ việc cập nhật mô hình định giá của Vietcap sang cuối năm 2024 và điều chỉnh giảm giả định của Vietcap về chi phí vốn chủ sở hữu của VCB do cập nhật hệ số beta.
Những diễn biến trên bị ảnh hưởng một phần bởi mức giảm tổng cộng 9,8% trong dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2023-2027. Vietcap duy trì P/B mục tiêu ở mức 3,3 lần sau phát hành riêng lẻ.
Vietcap điều chỉnh giảm 8,0% ở cả dự báo lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2023, xuống lần lượt 43.100 tỷ đồng (tăng 15,4% so với cùng kỳ) và 34.500 tỷ đồng (tăng 15,3% so với cùng kỳ).
VCB đã điều chỉnh giảm kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận trước thuế từ 15% xuống 10% so với cùng kỳ tại cuộc họp gặp gỡ nhà đầu tư gần đây. Vietcap nhận thấy VCB đã vượt mục tiêu kế hoạch lợi nhuận khoảng 15% trong 3 năm qua.