Infographic | Xuất khẩu chè Việt Nam tăng trưởng mạnh, mở rộng thị trường
Pakistan, Trung Quốc giảm mua, xuất khẩu chè ảm đạm Xuất khẩu chè thu về 64,5 triệu USD trong 5 tháng Xuất khẩu chè: Nhu cầu mới và cơ hội cho "vàng xanh" Việt |
Điều này cho thấy ngành chè Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, ước tính, xuất khẩu chè trong tháng 7/2024 đạt 16 nghìn tấn, trị giá 29 triệu USD, tăng 14,5% về lượng và tăng 6,8% về trị giá so với tháng 6/2024. Giá bình quân chè xuất khẩu trong tháng 7/2024 ước đạt 1.796,3 USD/ tấn, giảm 6,7% so với tháng 6/2024.
7 tháng năm 2024, xuất khẩu chè ước đạt 78 nghìn tấn, trị giá 135 triệu USD, tăng 32,7% về lượng và tăng 34,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá bình quân chè xuất khẩu đạt 1.727,7 USD/tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong quý 2/2024, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 35,4 nghìn tấn, trị giá 62,7 triệu USD, tăng 31,1% về lượng và tăng 35,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá bình quân chè xuất khẩu trong quý 2/2024 đạt 1.772,4 nghìn USD/tấn, tăng 3,2% so với quý 2/2023.
Pakistan vẫn là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam đạt 22,3 nghìn tấn, trị giá 47 triệu USD, giảm 3,2% về lượng nhưng tăng 6,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu bình quân đạt 2.100 USD/tấn, tăng gần 10%. Mặc dù lượng nhập khẩu giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng đáng kể, cho thấy chất lượng chè Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng Pakistan ưa chuộng.
Đứng thứ 2 là thị trường Đài Loan (Pakistan Trung Quốc) đạt 8.131 tấn, tương đương gần 14 triệu USD, giá 1.712 USD/tấn, tăng 2,4% về lượng, tăng 6,3% về trị giá và tăng 3,7% về giá so với cùng kỳ năm trước. Thị trường này cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng cả về lượng và giá trị. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ chè Việt Nam tại Đài Loan đang ngày càng tăng cao.
Tiếp theo là thị trường Trung Quốc với 7.826 tấn, tương đương 11,3 triệu USD, tăng tới 236% về lượng và tăng 107% về trị giá. Giá xuất khẩu chè bình quân sang thị trường này chỉ đạt 1.446 USD/tấn, giảm sâu 38,2% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng tháng 7, quốc gia này đã nhập khẩu 1.528 tấn chè từ Việt Nam, tương đương hơn 2 triệu USD, tăng mạnh 502% về lượng, tăng 385% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Đây là điểm sáng đáng chú ý trong bức tranh xuất khẩu chè của Việt Nam. Mặc dù giá xuất khẩu bình quân giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng lượng và trị giá xuất khẩu sang thị trường này lại tăng trưởng mạnh, cho thấy tiềm năng lớn của thị trường này.
Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu. Sản phẩm chè của Việt Nam hiện đã được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành chè Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức như: cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất chè khác, biến đổi khí hậu, và nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, với những tiềm năng sẵn có và sự nỗ lực của các doanh nghiệp và nhà nước, ngành chè Việt Nam có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.