Pakistan, Trung Quốc giảm mua, xuất khẩu chè ảm đạm
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu chè trong tháng 8/2022 đạt 12,8 nghìn tấn, trị giá 23 triệu USD, tăng 23,4% về lượng và tăng 31,7% về trị giá so với tháng 8/2021.
Xuất khẩu chè tăng mạnh trong tháng 8/2022 là do cùng thời điểm này năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát khiến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của nhiều ngành hàng bị gián đoạn. Do đó, lượng và trị giá xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 8/2021 ở mức thấp.
![]() |
Tính chung 8 tháng năm 2022, xuất khẩu chè đạt 78,9 nghìn tấn, trị giá 136,6 triệu USD, giảm 1,3% về lượng nhưng tăng 2,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá chè xuất khẩu bình quân đạt 1.731,3 USD/tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông tin: trong 8 tháng năm 2022, xuất khẩu chè sang thị trường lớn nhất là Pakistan tăng mạnh cả về lượng và trị giá. Lượng chè xuất khẩu tới thị trường Pakistan chiếm 41% tổng lượng chè xuất khẩu, tăng 10,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy nhiên, từ tháng 6/2022, Chính phủ Pakistan đã kêu gọi người dân giảm uống chè để giữ cho nền kinh tế phát triển do dự trữ ngoại hối của Pakistan thấp.
“Pakistan là nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới. Nhập khẩu nhiều chè đồng nghĩa với việc nước này sẽ phải vay tiền, do đó Chính phủ kêu gọi người dân giảm tiêu thụ chè. Vì vậy, xuất khẩu chè tới thị trường Pakistan sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu lý giải rõ hơn.
Trong khi đó, xuất khẩu chè tới thị trường Trung Quốc giảm mạnh cả về lượng và trị giá trong 8 tháng năm 2022. Chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc vẫn được áp dụng đã tác động tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam tới thị trường này.
Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu chè trong 8 tháng năm 2022, đáng chú ý là chè xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Malaysia và Ả rập Xê út tăng rất mạnh cả về lượng và trị giá.
Cục Xuất nhập khẩu đánh giá, triển vọng xuất khẩu chè trong những tháng cuối năm 2022 kém khả quan và khả năng tăng trưởng ở mức thấp. Nguyên nhân là do những thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Chính phủ Pakistan kêu gọi người dân giảm tiêu thụ chè do dự trữ ngoại hối ở mức thấp; xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp tục khiến nhu cầu nhập khẩu chè của Nga giảm; Trung Quốc vẫn duy trì chính sách “Zero Covid” khiến hoạt động xuất khẩu chè tới thị trường này bị gián đoạn.
Tin mới cập nhật

Xuất khẩu thủy sản tăng hơn 19% trong quý I/2025

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Tháng 3/2025: Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 75 tỷ USD
Tin khác

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

10 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực của Việt Nam

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức

Kênh bán lẻ hiện đại: Đầu ra bền vững cho rau quả

2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm nhẹ

Việt Nam nhập khẩu hơn 74 nghìn tấn thịt trong tháng 1/2025
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
