Hiểu biết của doanh nghiệp về CPTPP cải thiện đáng kể
![]() | Thực thi Hiệp định CPTPP: Cơ hội cải thiện chất lượng lao động |
![]() | Doanh nghiệp tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi của Hiệp định CPTPP |
Chuyển biến tích cực từ doanh nghiệp
Sau 3 năm thực thi Hiệp định CPTPP, ông Ngô Chung Khanh, mặt được lớn nhất mà chúng ta thu được từ CPTPP ở khía cạnh doanh nghiệp đầu tiên, đó chính là nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp về FTA nói chung và hiệp định CPTPP nói riêng đã cải thiện đáng kể.
Kết quả khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đã cho thấy rõ điều đó. Cụ thể, tỉ lệ các doanh nghiệp hiểu về Hiệp định CPTPP đã tăng rất cao, từ 2% đến 9%. “Mặc dù tỷ lệ vẫn còn khiêm tốn, chưa đến 10% hiểu rõ nhưng chúng ta thấy về mức độ tăng, về số lượng doanh nghiệp hiểu rõ đã đáng kể, đấy là điểm thứ nhất”- ông Khanh chỉ ra.
![]() |
Doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn đến thị trường CPTPP |
Về kim ngạch xuất khẩu, ông Ngô Chung Khanh cho rằng, xuất khẩu sang thị trường các nước CPTPP nói chung và đặc biệt là sang ba thị trường FTA mới, tức thị trường của chúng ta chưa có FTA khi ký CPTPP là Canada, Mexico, Peru tăng trưởng rất mạnh và đặc biệt thặng dư thương mại từ riêng hai thị trường Canada và Mexico đạt con số rất đáng kể. Điều này cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã để ý xuất khẩu sang các thị trường mới này và đặc biệt riêng xuất khẩu sang thị trường Peru có thời điểm chúng ta tăng trưởng đến ba chữ số chứ không phải hai chữ số.
Tuy nhiên, theo ông Ngô Chung Khanh, mặc dù chúng ta xuất khẩu sang Canada, Mexico tăng giá trị tăng nhưng tỷ trọng của hai thị trường này còn tương đối khiêm tốn. Như thị trường Canada, năm 2021 đạt tầm 1,6 - 1,7% còn Mexico thì tỷ trọng tăng dần đều nhưng còn tương đối khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó, đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên cho hay, những mặt hàng mà chúng ta có tỷ lệ tận dụng tốt thì giá trị còn tương đối khiêm tốn. Còn ở những mặt hàng mà chúng ta xuất khẩu giá trị cao thì tỷ lệ lại tận dụng lại còn tương đối khiêm tốn.
Đánh giá thêm về tỷ lệ tận dụng CPTPP đạt tầm tầm từ 22 - 24%. Đây là tỷ lệ khá tích cực, nhưng với lợi thế mà Hiệp định CPTPP mang lại, theo ông Khanh chúng ta cần phải nâng cao hơn nữa cái tỷ lệ này có thể lên được 30 - 40% hay nhiều hơn vì chúng ta càng tận dụng được nhiều thì chúng ta càng lợi.
Tăng kết nối để khai thác CPTPP
Muốn tăng tỷ lện tận dụng CPTPP, ông Ngô Chung Khanh nêu rõ, đó là chúng ta cần phải tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu ở những mặt hàng có tỷ lệ tận dụng tốt, như nông sản, thủy sản. Mặt khác, chúng ta phải xuất khẩu nhiều mặt hàng có lợi thế từ FTA, tức là đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy tắc xuất xứ của thị trường.
Đơn cử, theo ông Ngô chung Khánh, Canada là thị trường tiềm năng đối với sản phẩm chế biến từ gạo, thế nhưng chúng ta hầu như chưa xuất khẩu sang Canada các mặt hàng này, Mexico thì hầu như không có, ngay kể cả EU chúng ta xuất khẩu cũng còn tương đối khiêm tốn. “Thực tế này cho thấy, chúng ta nên tìm thêm các mặt hàng mà chúng ta có thể tận dụng trong chuỗi giá trị hiện nay của chúng ta để chúng ta xuất khẩu nhiều hơn. Đó cũng là một cách để chúng ta tăng tỷ lệ tận dụng hiệu quả CPTPP”- ông Khanh nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Ngô Chung Khanh cho hay, thời gian qua tỷ lệ tận dụng của ngành dệt may chúng ta trong CPTPP đạt tỷ lệ hoảng 16,7%, rõ ràng là chúng ta có sản xuất vải tất nhiên không phải toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam mà còn có các doanh nghiệp FDI nhưng ở đây nếu mà chúng ta kết nối được doanh nghiệp FDI để họ cung cấp vải cho chúng ta thì cũng là một cách thức để chúng ta tăng tỷ lệ tận dụng hiệp định.
Từ thực tế tận dụng của ngành dệt may, ông Ngô Chung Khanh khuyến nghị, thời gian tới, chúng ta không chỉ kết nối với FDI và doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp trong nước với nhau mà phải kết nối nhiều các chủ thể liên quan nữa để từ đó chúng ta mới tăng được tỷ lệ tận dụng ưu đãi và mới tối ưu hóa được các lợi ích từ Hiệp định CPTPP.
Đề cập đến quy tắc xuất xứ trong CPTPP, ông Ngô Chung Khanh cho biết, theo khảo sát gần đây của VCCI về vấn đề các yếu tố nào cản trở doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, họ đưa ra khoảng 7- 8 yếu tố, nhưng yếu tố lớn nhất không phải là quy tắc xuất xứ. “Yếu tố lớn nhất hiện nay các doanh nghiệp cho ý kiến là bất ổn của thị trường, thứ hai là liên quan đến các vấn đề về năng lực cạnh tranh, thứ ba liên quan đến thông tin, thứ tư mới là quy tắc xuất xứ”- ông Khanh nói.
Để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng CPTPP hiệu quả hơn, từ góc độ cơ quan được giao nhiệm vụ theo dõi và thực thi FTA, ông Ngô Chung Khanh cho biết, mục tiêu của Bộ Công Thương đặt ra đó là tăng tính kết nối. Bởi theo ông, trong từng ngành phải có được một hệ sinh thái từ cơ quan nhà nước, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp, rồi những nhà cung cấp, đối tác trong và ngoài nước kết nối được với nhau.
Theo đó, ông Ngô Chung Khanh khẳng định, nếu kết nối được với nhau thì chúng ta sẽ có giải quyết được rất nhiều vấn đề. Tất cả các chủ thể đấy có thể ngồi lại được với nhau và mỗi người mỗi chủ thể sẽ xác định được việc cần làm để làm sao giúp cho các chủ thể khác vận hành tốt hơn trong cái hệ sinh thái đó. “Chúng tôi kỳ vọng rằng nếu chúng ta kết nối được với nhau, kết nối được các chủ thể trong hệ sinh thái thì những vấn đề mà chúng ta đang đặt ra trong ngày hôm nay và nhiều vấn đề khác cũng sẽ có những tiến triển tích cực trong thời gian tới”- ông Khanh nhấn mạnh.
Sau 3 năm thực thi, xuất khẩu Việt Nam đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh và biến động chính trị của thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của Việt Nam sang thị các trường trong CTPPP đạt 45,7 tỷ USD, tăng 18,1% so với năm 2020. Trong 10 tháng đầu năm 2022 đạt 38,8 tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2021 và Việt Nam ghi nhận xuất siêu sau 10 tháng đạt 4,4 tỷ USD. Các ngành hàng cũng đã tranh thủ tận dụng đáng kể cơ hội từ Hiệp định này. Với ngành thủy sản, kim ngạch xuất khẩu của ngành liên tục tăng cao tại 10 nước thành viên CPTPP. Đặc biệt, tại thị trường Nhật Bản (tăng 33%), Canada (tăng 67%), Mexico (tăng 59%)... so với cùng kỳ năm trước. |
Tin mới cập nhật

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam theo Hiệp định CPTPP cần tuân thủ điều kiện gì?

Sản xuất bền vững, cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường CPTPP

Xuất khẩu rau quả vào thị trường Canada, doanh nghiệp lưu ý gì?

Tận dụng tốt CPTPP, xuất khẩu cá tra lần đầu tăng trưởng dương

Giải “bài toán” thương hiệu cho sản phẩm đồ gỗ, nội thất Việt Nam

Hiệp định CPTPP được 5 thành phố trực thuộc Trung ương tận dụng ra sao?

Lấy sức ép cạnh tranh làm động lực thúc đẩy hàng hóa tham gia sâu vào thị trường CPTPP

Mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam tăng trưởng mạnh sang New Zealand?
Tin khác

Tận dụng ưu đãi CPTPP, khai thác dư địa thị trường Canada, Mexico và Peru

Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt ở thị trường CPTPP

Thủy sản xuất khẩu sang thị trường CPTPP khả quan

CPTPP kết nạp thành viên mới, hàng Việt có cơ hội tiếp cận tốt hơn thị trường Anh

CPTPP tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu cá ngừ tăng mạnh

Áp dụng hơn 12.000 dòng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo CPTPP

Hàng Việt tiến mạnh sang Canada nhờ CPTPP

Thị trường Mexico: Nhiều tiềm năng nhưng cạnh tranh rất khốc liệt

Hiệp định CPTPP giúp doanh nghiệp Canada biết đến Việt Nam nhiều hơn

Sau 3 năm, Hiệp định CPTPP đã đưa Việt Nam lên một vị thế mới trong hội nhập kinh tế quốc tế
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Món ăn đường phố Việt lọt top ngon nhất Đông Nam Á

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi
