Doanh nghiệp tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi của Hiệp định CPTPP

Sau hơn 3 năm thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tỷ lệ các doanh nghiệp hiểu/hiểu rõ về Hiệp định CPTPP đã tăng đáng kể. Điều này cho thấy rằng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm, để ý việc xuất khẩu sang các thị trường mới này.
Thực thi Hiệp định CPTPP, tránh bất lợi về điều tra phòng vệ thương mại Thực thi Hiệp định CPTPP, tránh bất lợi về điều tra phòng vệ thương mại
Thách thức nào khi tham gia Hiệp định CPTPP? Thách thức nào khi tham gia Hiệp định CPTPP?

Ông Trần Thế Phương - Trưởng phòng Quản lý Thương mại, Sở Công Thương Bình Dương thông tin, trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được hưởng chính sách ưu đãi xuất xứ khi xuất khẩu vào thị trường CPTPP. Xuất khẩu sang thị trường các nước thuộc khối CPTPP trong 10 tháng 2022 đạt khoảng 2,9 tỷ USD, tăng 11,02% so với cùng kỳ và chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đều có nhận thức và hiểu biết nhất định về cam kết và thị trường các nước CPTPP, đặc biệt là các cam kết cắt giảm thuế quan, các quy định để được cấp xuất xứ hàng hóa C/O được hưởng các ưu đãi thuế quan - ông Phương cho hay.

Ông Trần Thế Phương cho biết, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận và sử dụng, sử dụng các xuất xứ ưu đãi C/O, thu hút đơn hàng xuất khẩu mới vào các nước CPTPP, thời gian qua, Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục cấp C/O để doanh nghiệp nhận được C/O trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện cho khách hàng của doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu và được hưởng ưu đãi thuế nhanh nhất có thể tại các nước nhập khẩu, qua đó tạo nên lợi thế cạnh tranh về giá cả so với hàng hóa nhập khẩu từ các thị trường khác.

Doanh nghiệp tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi của Hiệp định CPTPP
Doanh nghiệp tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi của Hiệp định CPTPP

Có thể nói, việc tận dụng ưu đãi của Hiệp định CPTPP có những điểm đặc thù so với các hiệp định FTA khác khi mà đối tác chưa có FTA có sẵn với Việt Nam. Bà Đỗ Thị Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, nếu nhìn vào con số tỷ lệ sử dụng chứng nhận xuất xứ (C/O) ưu đãi trong CPTPP chiếm khoảng 6,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường trong CPTPP có vẻ thấp nhưng nếu chỉ tính trên kim ngạch sang 06 nước thành viên đã thực thi CPTPP tính đến thời điểm khoảng tháng 8/2021 trở về trước, tỷ lệ sẽ cao hơn.

Trong thực tế, trong số 10 nước đối tác của Việt Nam trong CPTPP thì 07 nước đã có FTA với Việt Nam trước đó, chỉ có 03 nước là đối tác mới và thực chất cơ hội thị trường mới chủ yếu của CPTPP đem lại là ba nước này bao gồm: Canada, Mexico và Peru, trong đó Peru mới thực thi Hiệp định từ cuối năm 2021 trở lại đây.

Theo bà Hương, với những thị trường đã có FTA rồi, vì đã thực hiện từ lâu và quen thuộc, trong lộ trình giảm thuế đã về 0% nên nhiều doanh nghiệp sẽ lựa chọn sử dụng ưu đãi theo những hiệp định cũ và quy tắc xuất xứ với với những hiệp định trước đây hơn.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu dẫn chứng, nếu chỉ tính riêng thị trường Canada và Mexico, tỷ lệ sử dụng ưu đãi này cao hơn hẳn, khoảng xấp xỉ 24% và con số này cao hơn tỷ lệ sử dụng ưu đãi trong Hiệp định với EU (EVFTA), cũng như tỷ lệ sử dụng ưu đãi trong UKVFTA.

Ngoài ra, chưa kể đến việc ngay tại hai thị trường mới có FTA, các doanh nghiệp cũng được lựa chọn sử dụng theo C/O ưu đãi của Hiệp định CPTPP hay thuế MFN (cơ chế thuế tối huệ quốc) mà các nước đang áp dụng, hoặc cơ chế GSP (thuế quan ưu đãi phổ cập) mà Canada vẫn duy trì cho Việt Nam. Những yếu tố này dẫn đến tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi của CPTPP sang tất cả các thị trường trong khối nói chung không cao.

Theo ông Trần Thế Phương, dù vậy, từ thực tế tại địa phương cho thấy, do đặc thù các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của tỉnh còn mang nặng hình thức gia công, chế biến, đặc biệt là hai ngành dệt may, da giày nên việc tận dụng nguyên vật liệu trong nước và các nước thuộc khối CPTPP còn hạn chế, tuy có tăng dần theo từng năm nhưng vẫn chưa đạt theo kỳ vọng.

Trong đó nguyên nhân chính là do các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, chưa đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu. "Bên cạnh đó, các hoạt động kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất của tỉnh Bình Dương với các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu trong nước và các nước thuộc CPTPP chưa nhiều và chưa thường xuyên. Đây cũng là nút thắt trong việc nâng cao tỷ lệ tận dụng C/O của các doanh nghiệp hiện nay" - ông Phương thông tin.

Để tận dụng tối đa ưu đãi trong Hiệp định CPTPP nói riêng và các FTA nói chung, bà Đỗ Thị Thu Hương khuyến nghị cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và nắm bắt thông tin về mặt hàng và thị trường cũng như những ưu đãi thuế quan theo các hiệp định đem lại để biết được rằng cơ hội chúng ta ở đâu, ở thị trường nào và nhóm hàng nào. Quan tâm hơn đến những quy định về quy tắc xuất xứ, tìm hiểu xem làm thế nào để đáp ứng được quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan, trên cơ sở đó để xây dựng những cái chiến lược cũng như là kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.

Theo bà Hương, liên quan đến việc tổ chức hệ thống cấp C/O hiện nay, Bộ Công Thương đang đẩy mạnh hai xu hướng. Một là, xu hướng tăng cường chuyển giao cho doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ thay vì do các tổ chức cấp C/O thực hiện hiện nay. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến việc tự chứng nhận xuất xứ bởi sẽ đảm bảo được tính chủ động, tiết kiệm về mặt thời gian, chi phí cho doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Hai là, chính là đẩy mạnh việc cấp C/O điện tử; đồng thời tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại sang các thị trường có FTA để tìm kiếm các cơ hội thị trường cho cộng đồng doanh nghiệp.

Hà Hương

Tin mới cập nhật

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Canada là thị trường khó tính, nhưng nhờ tuân thủ các quy định và có chiến lược phù hợp, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc thâm nhập thị trường này.
Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Khối Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tiếp tục là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam năm vừa qua.
Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Các hiệp định thương mại tự do góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, trở thành trợ lực, là đòn bẩy cho quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản.
Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam theo Hiệp định CPTPP cần tuân thủ điều kiện gì?

Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam theo Hiệp định CPTPP cần tuân thủ điều kiện gì?

Theo Nghị định số 77, hàng hóa tân trang chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam khi có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành theo phân công...
Sản xuất bền vững, cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường CPTPP

Sản xuất bền vững, cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường CPTPP

CPTPP là một trong những Hiệp định có những yêu cầu cao nhất về bảo vệ môi trường và các quy định ngày càng trở thành chuẩn mực chung cho nhiều hiệp định khác.
Xuất khẩu rau quả vào thị trường Canada, doanh nghiệp lưu ý gì?

Xuất khẩu rau quả vào thị trường Canada, doanh nghiệp lưu ý gì?

Hiện nay, Canada là 1 trong 5 thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trên thế giới bao gồm EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh và Canada.
Tận dụng tốt CPTPP, xuất khẩu cá tra lần đầu tăng trưởng dương

Tận dụng tốt CPTPP, xuất khẩu cá tra lần đầu tăng trưởng dương

Nửa đầu tháng 9/2023, xuất khẩu cá tra sang các thị trường trong khối thị trường CPTPP đa phần ghi nhận tăng trưởng dương so với nửa đầu tháng 9/2022.
Giải “bài toán” thương hiệu cho sản phẩm đồ gỗ, nội thất Việt Nam

Giải “bài toán” thương hiệu cho sản phẩm đồ gỗ, nội thất Việt Nam

Trước bối cảnh hiện nay, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm sẽ góp phần tạo nên thương hiệu cho ngành gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hiệp định CPTPP được 5 thành phố trực thuộc Trung ương tận dụng ra sao?

Hiệp định CPTPP được 5 thành phố trực thuộc Trung ương tận dụng ra sao?

Đến nay, việc triển khai, tận dụng các lợi thế từ Hiệp định CPTPP của 5 thành phố trực thuộc Trung ương đã có những chuyển biến rất ấn tượng.
Lấy sức ép cạnh tranh làm động lực thúc đẩy hàng hóa tham gia sâu vào thị trường CPTPP

Lấy sức ép cạnh tranh làm động lực thúc đẩy hàng hóa tham gia sâu vào thị trường CPTPP

Hiệp định CPTPP đang mở rộng cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu sau hơn 3 năm thực thi.

Tin khác

Mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam tăng trưởng mạnh sang New Zealand?

Mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam tăng trưởng mạnh sang New Zealand?

7 tháng năm 2023, nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu tăng trưởng mạnh sang New Zealand như trái cây, hạt, máy móc, thiết bị và các chất tẩy rửa…
Tận dụng ưu đãi CPTPP, khai thác dư địa thị trường Canada, Mexico và Peru

Tận dụng ưu đãi CPTPP, khai thác dư địa thị trường Canada, Mexico và Peru

Hiệp định CPTPP đã có tác dụng “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp của hai bên quan tâm hơn sản phẩm và thị trường của nhau, từ đó gián tiếp thúc đẩy xuất khẩu.
Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt ở thị trường CPTPP

Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt ở thị trường CPTPP

Mặc dù gia tăng về số lượng và giá trị nhưng hàng hóa của doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu sang thị trường Hiệp định CPTPP vẫn còn mang thương hiệu nước ngoài.
Thủy sản xuất khẩu sang thị trường CPTPP khả quan

Thủy sản xuất khẩu sang thị trường CPTPP khả quan

Với lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản sang khối CPTPP có kết quả khả quan hơn trong nửa đầu năm 2023.
CPTPP kết nạp thành viên mới, hàng Việt có cơ hội tiếp cận tốt hơn thị trường Anh

CPTPP kết nạp thành viên mới, hàng Việt có cơ hội tiếp cận tốt hơn thị trường Anh

Khi Hiệp định CPTPP có thêm thành viên mới là Vương quốc Anh, sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác hơn giữa Anh với Việt Nam.
CPTPP tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu cá ngừ tăng mạnh

CPTPP tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu cá ngừ tăng mạnh

Hiệp định CPTPP có hiệu lực đã tạo điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp cá ngừ của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mexico, Chile.
Áp dụng hơn 12.000 dòng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo CPTPP

Áp dụng hơn 12.000 dòng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo CPTPP

Để được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định CPTPP, hàng hóa xuất khẩu phải có chứng từ vận tải và tờ khai hải quan nhập khẩu.
Hàng Việt tiến mạnh sang Canada nhờ CPTPP

Hàng Việt tiến mạnh sang Canada nhờ CPTPP

Hiệp định CPTPP đi vào thực thi từ đầu năm 2019 đã tạo cơ hội cho một số ngành hàng của Việt Nam tăng tốc xuất khẩu sang Canada.
Thị trường Mexico: Nhiều tiềm năng nhưng cạnh tranh rất khốc liệt

Thị trường Mexico: Nhiều tiềm năng nhưng cạnh tranh rất khốc liệt

Thông qua Hiệp định CPTPP, nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam đang có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường tiềm năng Mexico.
Hiệp định CPTPP giúp doanh nghiệp Canada biết đến Việt Nam nhiều hơn

Hiệp định CPTPP giúp doanh nghiệp Canada biết đến Việt Nam nhiều hơn

Nhờ nỗ lực khai thác ưu đãi trong Hiệp định CPTPP của Việt Nam, doanh nghiệp Canada biết đến và quan tâm nhiều hơn tới năng lực của các nhà cung ứng Việt Nam.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

4 công trình khoa học giàu tính đổi mới sáng tạo của các nhà khoa học vừa được xét trao giải thưởng Bảo Sơn năm 2024, tổ chức tại Hà Nội tối nay 11/5/2025.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Đa dạng thị trường là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên đây được xác định là thách thức không nhỏ, cần hợp lực từ nhiều phía.
Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Canada là thị trường khó tính, nhưng nhờ tuân thủ các quy định và có chiến lược phù hợp, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc thâm nhập thị trường này.
Phiên bản di động