Dệt may xoay xở, tìm cách trụ vững trong khó khăn

Khó khăn về đơn hàng buộc các doanh nghiệp tìm cách xoay xở với những chiến lược hợp lý để giữ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.
Doanh nghiệp dệt may linh hoạt sản xuất, chuyển tìm đơn hàng nhỏ và khó Doanh nghiệp dệt may tìm cách thích ứng với khó khăn

Cùng với đó, nhận đơn hàng nhỏ lẻ, số hóa, đầu tư nhân lực cao...

Thách thức không nhỏ

Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Đức Giang, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may đạt 18,6 tỷ USD, giảm 17,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy không được như kỳ vọng, song đây là nỗ lực rất lớn của ngành dệt may Việt Nam để vượt qua thách thức.

“Nhiều doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành hàng khác sụt giảm số lượng rất sâu, dệt may vậy nhưng không quá tệ. Đây là nỗ lực lớn của cộng đồng doanh nghiệp dệt may” – vị này chỉ ra.

Thách thức mà ngành dệt may Việt Nam chịu áp lực từ nửa cuối năm trước, đến nay là lượng hàng hóa tồn kho toàn cầu tiếp tục giảm sâu, lạm phát, xung đột chính trị, dư âm dịch bệnh… ảnh hưởng, áp lực thị trường sức mua giảm; cơ cấu mặt hàng thay đổi; dây chuyền, mô hình sản xuất của doanh nghiệp phải sắp xếp lại để thích ứng vào việc chuyển đổi từ hàng chuyên môn hóa cao sang sản xuất mặt hàng thích ứng nhanh, đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng đòi hỏi rất nhanh, cạnh tranh. Trong đó cạnh tranh về giá, chất lượng…; cạnh tranh đến tầm nhìn chiến lược đa dạng hóa thị trường...

Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ vào sản xuất. Ảnh: Khắc Kiên
Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ vào sản xuất. Ảnh: Khắc Kiên

Đứng trước nhiều khó khăn, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc ALIGRO Hoàng Văn Linh cho biết, để phát triển bền vững, ALIGRO chủ trương xây dựng chiến lược kinh doanh song song với chiến lược phát triển nguồn nhân lực. ALIGRO luôn lựa chọn cho mình hình thức đào tạo và phát triển phù hợp để có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhanh nhất với nguồn kinh phí hợp lý.

Bên cạnh đó, ALIGRO sẽ áp dụng công nghệ và chuyển đổi số vào việc quản lý nhân sự để tránh lỗi con người, tiết kiệm thời gian, gia tăng hiệu quả của hoạt động quản lý.

Tìm hướng xanh hóa

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong những năm gần đây được đánh giá đã có những bước tiến tích cực cả về sản xuất và xuất khẩu. 3 năm gần đây, ngành dệt may là một trong những ngành chịu nhiều tác động tiêu cực và kéo dài của đại dịch Covid-19.

Dệt may đã từng bước xanh hóa sản xuất để vượt qua khó khăn. Ảnh: Khắc Kiên
Dệt may đã từng bước xanh hóa sản xuất để vượt qua khó khăn. Ảnh: Khắc Kiên

Theo Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 Thân Đức Việt, xanh hóa trong hoạt động sản xuất, trong đó có dệt may không chỉ đối với chiến lược của May 10 mà của chung ngành dệt may để thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Bên cạnh đó, rất nhiều nhà nhập khẩu những thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới tiên phong cam kết phát triển bền vững với việc sản xuất xanh, tạo ra các sản phẩm xanh…

Đây là một trong những yếu tố muốn hay không dù chi phí lớn, nguồn nhân lực phải qua đào tạo nhưng đó là bắt buộc để phù hợp với tương lai. Bản thân May 10 cũng đã chuyển dịch theo hướng xanh từ khoảng 5 năm trở lại đây bằng việc đầu tư các thiết bị, sử dụng tiết kiệm năng lượng. Đơn cử như đầu tư điện mặt trời mái nhà, nguyên liệu đốt trong lò hơi dần từ than sang điện, ký hợp tác cùng các nhà cung ứng nguyên liệu theo hướng tăng dần tỷ trọng các sản phẩm tái chế, cũng như sợi hữu cơ để nâng dần thương hiệu cho xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh

Đối với việc áp lực của các đơn hàng nhỏ lẻ, May 10 có những chiến lược biến từ khó khăn thành lợi thế. Đó là bí quyết từ số hóa để tăng cường lợi thế cạnh tranh trong và ngoài nước từ khâu kiểm soát nguyên liệu, đến thiết kế và phát triển sản phẩm, tổ chức sản xuất…

“May 10 thực hiện số hóa từng công đoạn cụ thể để xử lý một cách hiệu quả, duy trì các đơn hàng lớn lặp đi lặp lại thúc đẩy sản xuất cao. Nhưng với xu thế dịch chuyển từ các nước có lao động rẻ đến nước có lao động rẻ hơn, ngành dệt may sẽ rất khó khăn, May 10 đã định hình từ 10 năm qua và đón đầu thời gian tới” - ông Thân Đức Việt nói.

Do đó, May 10 đã tập trung vào nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ để số hóa sản xuất, tiếp cận với các đơn hàng nhỏ lẻ nhưng đòi hỏi kết cấu phức tạp, chất lượng cao thời gian giao hàng nhanh… từ đó tận dụng tất cả để phục vụ sản xuất, kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.

5 gợi mở then chốt

Để giải quyết tầm nhìn, thách thức toàn cầu, ông Vũ Đức Giang đưa ra dẫn dụ, giờ không còn là tương lai mà phải làm ngay. Có 5 điểm then chốt. Cụ thể:

M2 cũng kích cầu tiêu dùng nội địa để vượt qua khó khăn. Ảnh: Khắc Kiên
M2 cũng kích cầu tiêu dùng nội địa để vượt qua khó khăn. Ảnh: Khắc Kiên

Một là, phải thích ứng với việc sản xuất sản phẩm decical vào sản phẩm dệt may. Điều này là điều bắt buộc, không có nói chuyện là chỉ nói trên giấy tờ hay trên diễn đàn. Đây là xu hướng bắt đầu phải lam ròi.

Thứ hai, phát triển bền vững và xanh hóa phải đầu tư hạ tầng các nhà máy đạt các chuẩn mực đánh giá của các nhãn hàng, khách hàng. Trong đó môi trường nước, khí hậu, cây xanh, nước thải, khí thải… đạt các chuẩn mực, cũng như một số đòi hỏi trong các hiệp định thương mại.

Thứ ba, chúng ta phải sử dụng những sản phẩm thiên nhiên tạo ra là năng lượng mặt trời, năng lượng áp mái, phải đầu tư. Cái này cần phải đầu tư.

Thứ tư, phải tuân thủ và triệt tiêu được những đòi hỏi và thách thức của toàn cầu thị trường, đó là vấn đề ta loại bỏ ra ngoài trong hoạt động của doanh nghiệp là vấn đề sử dụng, không sử dụng các nồi hơi đốt bằng than, dầu, củi… cần phải tiếp tục loại bỏ, nếu không tuân thủ thì sẽ được tham gia các sân chơi để các nhãn hàng họ đặt hàng doanh nghiệp. COP 26 Chính phủ đã ký, cam kết, cộng đồng doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp dệt may phải tuân thủ.

Thứ 5 là tính liên kết chuỗi, làm gì. Điều kiện cần và đủ là việc doanh nghiệp phát triển xanh hóa, bền vững trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ nên đồng hành với doanh nghiệp để xây dựng chiến lược phát triển xanh hóa, năng lượng tái tạo, đòi hỏi của các nước nhập khẩu. Trong đó, kể cả những hàng rào kỹ thuật mà các nước đặt ra với công nghiệp dệt may.

“Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… đều rất rõ ràng trong việc này. Hiện phải đưa ra giải pháp trong chiến lược sử sụng sản phẩm tái chế vào dệt may toàn cầu và bền vững. Họ không khuyến khích sử dụng dệt may giá rẻ, nhanh thải ra môi trường. Mà cần sản phẩm đảm bảo về môi trường, an toàn, sử dụng lâu” - doanh nhân này nói.

https://kinhtedothi.vn/

Tin mới cập nhật

Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Năm 2024, tăng trưởng GRDP của Bắc Ninh ước đạt 6,03%. Cùng với khu vực dịch vụ, lĩnh vực sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng cao, ước đạt đạt 6,2%.
Liên kết tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

Liên kết tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đang mở ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, bài toán nguồn nhân lực càng trở nên cấp thiết.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Cần tăng mức độ liên kết

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Cần tăng mức độ liên kết

Để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt không bị lép vế trong chuỗi cung ứng mới ngay tại "sân nhà” và trên thị trường toàn cầu thì vẫn còn nhiều việc phải làm.
Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp cuối năm, nhu cầu việc làm tại các tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu lại tăng cao.
Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Ngành da giày đặt mục tiêu phát triển tỷ lệ cung cấp trong nước nguyên vật liệu và phụ liệu đạt từ 75 - 80%.
Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử cần xác định sản phẩm cốt lõi có sức đột phá để phát triển.
Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Thanh Hóa có định hướng ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.
Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Những năm gần đây, với các chính sách thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, Ninh Bình đang là điểm đến hấp dẫn cho các dự án công nghiệp hỗ trợ.
Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Đến năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng...
Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi mục tiêu phát triển trở thành một trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Tin khác

Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Ngành cơ khí được đánh giá là ngành công nghiệp then chốt, tuy nhiên cần thêm nguồn lực để gia tăng thị phần và tham gia vào chuỗi cung ứng cho sản phẩm cơ khí.
Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Tỉnh Lâm Đồng xác định 8 mục tiêu tái cơ cấu ngành công nghiệp với tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp bình quân giai đoạn 2021- 2030 đạt 7,5-9%/năm.
Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Theo số liệu báo cáo được Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng năm 2024 tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Mục tiêu đến năm 2025, có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội.
Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Đổi mới hoàn toàn hay giữ lại phần nào nét truyền thống để tạo sự khác biệt là vấn đề cần cân nhắc trong cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội vàng để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu.
Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Sản xuất và tiêu dùng mang tính phát triển bền vững là tiêu chí được TP. Hà Nội tập trung định hướng chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP.
Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024 sẽ giúp quảng bá sản phẩm tới đông đảo khách tiêu dùng Thủ đô.
Phát triển xe ô tô điện: Cần động lực và chính sách cụ thể

Phát triển xe ô tô điện: Cần động lực và chính sách cụ thể

Chuyển đổi điện hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cần chú trọng lộ trình phát triển các dòng xe ô tô điện hóa phù hợp với lộ trình chuyển đổi năng lượng.
Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Tỉnh Quảng Nam đẩy nhanh xây dựng đề án thí điểm cơ chế khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất theo cụm liên kết ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí.
Xem thêm

Đọc nhiều

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Do bị bỏ hoang thời gian dài, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh trở nên nhếch nhác, hoang tàn.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nên hạn chế bán đuổi giá thấp, cần giữ lại một phần tỷ trọng khi mã cổ phiếu riêng lẻ lùi về lại vùng hỗ trợ gần.
Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết cực đoan.
Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tổ chức tại Hà Nội, ngày 17/12.
Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn rung lắc trong thời gian tới để hướng tới trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm.
Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của ngành gia vị trên thị trường quốc tế.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Phiên bản di động