Carbon Vietnam: Sản xuất nguyên liệu hướng đến ngành công nghiệp tương lai
Ông Lưu Trung Mạnh
Xin ông giới thiệu đôi nét về sản phẩm của công ty?
Thành lập năm 2003, Carbon Việt Nam hiện có văn phòng chính tại Hà Nội, một văn phòng đại diện tại TP.HCM và một văn phòng đại diện tại Singapore. Sản phẩm của công ty là loại than hoạt tính tự nhiên, kẽm oxyt, các sản phẩm carbon đặc biệt cần cho DN lĩnh vực công nghiệp nặng. Các sản phẩm trên đang xuất khẩu sang các nước công nghiệp phát triển khu vực EU, Bắc Mỹ, khu vực châu Á như Nhật. Năm 2009, công ty tập trung vào nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp đúc, tái chế kim loại nhôm đúc thành các thỏi nhôm cung ứng cho thị trường. Công ty cũng đã triển khai đúc được kim loại màu, kim loại đen. Có thể nói, hoạt động của công ty tập trung vào sản xuất các nguyên liệu hiếm hỗ trợ cho ngành công nghiệp nặng.
Ông nhận định gì về hiện trạng của ngành công nghiệp đúc trong nước và tiềm năng của ngành này trong tương lai?
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp đúc đang gặp rất nhiều khó khăn, trong khi đây là xương sống của ngành công nghiệp chế tạo. Đối với những DN đang tồn tại thì sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng, vài nhà máy chỉ làm gia công, không làm ra được sản phẩm hoàn thiện. Công ty đã làm cầu nối lĩnh vực này cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam tìm sản phẩm đúc, nhưng 90% DN các nước đến Việt Nam tìm sản phẩm đều ra về. Hiện ngành đúc đang thua ngay trên sân nhà, trong khi nhu cầu thì rất lớn cho công nghiệp khai thác mỏ, đóng tàu, các loại máy công cụ, ngành công nghiệp ô tô.… Hiện ngành công nghiệp đúc đang chuyển từ các nước phát triển sang Việt Nam, nhiều DN Hàn Quốc, Trung Quốc đang tìm cách đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực này, nên đây cũng là cơ hội cho ngành đúc trong nước tiếp cận để phát triển.
Là đơn vị thành công trong lĩnh vực đúc, công ty có hoạt động gì hỗ trợ ngành công nghiệp đúc trong nước?
Thời gian qua, công ty đã có nhiều nỗ lực hỗ trợ ngành đúc trong nước phát triển qua nhiều hoạt động cụ thể. Trong đào tạo nguồn nhân lực, công ty đã tập trung đào tạo nhân lực qua kết hợp với Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa TP.HCM, Trường cao đẳng Luyện kim Thái Nguyên, trao học bổng cho sinh viên, tài trợ thiết bị, máy móc giúp các trường có thêm điều kiện giảng dạy. Công ty còn hợp tác với các đơn vị khác như Hiệp hội Đúc, Hiệp hội Luyện kim Việt Nam tổ chức các buổi hội thảo về ngành đúc với sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm, tầm hiểu biết rộng từ EU, châu Á đến chia sẻ kinh nghiệm với DN trong nước. Công ty cũng đã kết hợp với Hiệp hội Đúc, Hiệp hội Luyện kim Việt Nam tìm ra phương cách để phát triển ngành đúc trong nước. Tuy nhiên, để ngành này phát triển, Chính phủ nên tập trung hỗ trợ các DN lớn về thuế, mặt bằng để sản xuất, xây dựng website để chia sẻ dữ liệu. Chính phủ cũng nên chọn vài DN lớn có tâm huyết làm mô hình thí điểm cho các DN tư nhân đến học hỏi kinh nghiệm. Bên cạnh đó, các DN khi có sản phẩm đúc nên tiết giảm lợi nhuận cho khách hàng trong nước để có đầu ra ổn định.
Công ty đã có giải pháp gì để quảng bá thương hiệu?
Để quảng bá thương hiệu và sản phẩm, hàng năm công ty đều dành kinh phí cho việc xúc tiến thương mại, tham dự triển lãm ở các thị trường lớn như EU, Bắc Mỹ, Trung Quốc…. Đặc biệt, năm nào công ty cũng dự Triển lãm Metalex để quảng bá hình ảnh công ty do đây là triển lãm chuyên ngành cho lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, được tổ chức bài bản và công tác truyền thông tốt. Dự Triển lãm Metalex 2014 cũng do hiệu quả mang lại cho công ty từ các triển lãm trước rất đáng khích lệ.
Năm 2015, công ty sẽ hợp tác với các cơ quan chức năng tổ chức Hội thảo chuyên ngành đúc châu Á tại Việt Nam nhằm giúp ngành đúc trong nước tiếp cận xu hướng phát triển và thị trường mới, đồng thời xác lập được vị trí trên bản đồ đúc thế giới. Thời gian tới, công ty sẽ hướng tới việc tái chế rác thải công nghiệp vì nền công nghiệp phát triển sẽ kéo theo tăng lượng rác thải công nghiệp. Tuy nhiên, lĩnh vực này công ty cũng sẽ cần nhiều sự hỗ trợ từ Chính phủ và ý thức người dân trong việc phân loại chất thải từ nguồn./.
Xin cảm ơn ông!
MP-NL
Tin mới cập nhật

Vì sao sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng mạnh?

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tiêu thụ, giảm tồn kho

Đà Nẵng: Sắp khớp nối giao thông Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Đẩy nhanh tiến độ hai trung tâm phát triển công nghiệp

Đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên: Quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ

Yên Bái: Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng cao

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Đồng Nai: Tháng 1, thu hút đầu tư hơn 600 triệu USD

Yên Bái: Chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án lớn

Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm
Tin khác

Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới

Đà Nẵng: Sôi nổi sản xuất ngày đầu năm mới Ất Tỵ

Cơ hội tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp trong năm 2025

Longform: Vị 'thuyền trưởng' giữ 'trái tim' ngành cơ khí Việt Nam

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Tăng tỷ trọng công nghiệp để kinh tế Đà Nẵng bền vững

Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực

Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Liên kết tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại
