4.000 nhân viên còn 37: Ông lớn dệt may bán tài sản, hướng sang bất động sản
Công bố hạn ngạch thuế quan với dệt may xuất khẩu sang Mexico Doanh nghiệp xơ sợi, dệt may, da giày kỳ vọng một viễn cảnh tốt hơn Khởi sắc hàng dệt may xuất khẩu |
Theo đó, doanh nghiệp này bán tài sản, hướng sang bất động sản. Cổ phiếu có xu hướng tăng nhanh trở lại.
Công ty CP Garmex Sài Gòn (GMC) vào cuối tuần qua đã có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh.
Theo đó, doanh nghiệp này cho biết, tình hình kinh doanh không thuận lợi, nếu giữ sản xuất tại các nhà máy đối với ngành may sẽ lỗ rất nhiều. Do vậy, công ty đã tổ chức lại bộ máy, tiếp tục cắt giảm lao động, tạm ngừng sản xuất để giảm thiểu thiệt hại.
Garmex Sài Gòn được biết đến là một doanh nghiệp dệt may có quy mô khá lớn tại Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh với số lượng người lao động quanh mức 4.000 người trong khoảng thời gian từ năm 2017 tới 2021.
Tuy nhiên, số lượng nhân sự của Garmex Sài Gòn giảm mạnh từ nửa cuối năm 2021, xuống khoảng 2.000 người vào cuối năm 2022, trước khi tụt giảm xuống chỉ còn 37 người vào cuối tháng 9/2023.
Theo Garmex Sài Gòn, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục thực hiện tiết kiệm tối đa chi phí, đồng thời chưa tuyển lại lao động cho ngành truyền thống. Và khi có sự thuận lợi của thị trường vừa đủ, công ty có đầu tư khôi phục lại ngành may hay không thì “tùy thuộc vào tình hình thị trường”.
Bên cạnh đó, Garmex Sài Gòn sẽ tối ưu hóa nguồn lực hiện có, tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng bán tài sản không sử dụng, đồng thời đa dạng hóa ngành nghề để giảm thiểu rủi ro. Công ty cũng cho biết có đầu tư mới vào dự án nhà ở của Công ty CP Phú Mỹ trong năm nay (diện tích khoảng 1,5ha).
Như vậy, thông tin của Garmex Sài Gòn khá rõ ràng. Doanh nghiệp này đã ngừng hoạt động trong lĩnh vực cốt lõi là dệt may và có thể sẽ không quay trở lại ngành này. Doanh nghiệp cũng đang tìm kiếm cơ hội ở lĩnh vực bất động sản.
![]() |
Doanh nghiệp ngành này đã ngừng hoạt động trong lĩnh vực cốt lõi là dệt may và có thể sẽ không quay trở lại ngành này. |
Mặc dù đón nhiều thông tin không tích cực, cổ phiếu GMC tăng khá mạnh trong 3 phiên gần đây, từ mức 7.200 đồng lên 7.840 đồng/cp.
Garmex Sài Gòn là doanh nghiệp dệt may có tên tuổi tại TP.HCM với nhiều nhà máy tại một số địa phương như: Bình Tiên (TP. Hồ Chí Minh), Tân Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Garmex Quảng Nam (Quảng Nam)…
Trong quý III vừa qua, Garmex Sài Gòn ghi nhận doanh thu giảm 99% so với cùng kỳ xuống còn vài chục triệu đồng và lỗ 11 tỷ đồng - quý lỗ thứ 5 liên tiếp. Lũy kế 9 tháng, doanh thu giảm 97% xuống còn hơn 8 tỷ đồng, lỗ 44 tỷ đồng.
Sở dĩ Garmex Sài Gòn gặp khó và phải sa thải phần lớn người lao động là vì doanh nghiệp này không có đơn hàng. Trong 9 tháng đầu năm 2023, GMC không ghi nhận doanh thu phát sinh từ đối tác chính CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh - Gilimex (GIL). Trong khi cùng kỳ năm trước, GMC thu từ GIL hơn 224 tỷ đồng.
Ngành dệt may còn nhiều khó khăn
Garmex Sài Gòn gặp khó khi Gilimex rơi vào tình trạng thê thảm sau cú sốc đến từ gã khổng lồ Amazon. Gilimex không còn đơn hàng lớn từ Amazon, hệ quả từ vụ GIL khởi kiện gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon Robotics LLC.
Amazon từng là đối tác chính của Gilimex từ năm 2014. Trong giai đoạn dịch bệnh, thương mại điện tử bùng nổ, doanh nghiệp này đã đầu tư hàng chục triệu USD vào các cơ sở sản xuất nhằm xây dựng kho chứa hàng hóa cho Amazon, tuyển dụng thêm hàng nghìn nhân viên tại nhiều nhà máy để sản xuất đơn hàng khủng cho ông lớn Mỹ. Hoạt động sản xuất cho Amazon tăng gấp hàng chục lần trong những năm qua.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của gã khổng lồ Amazon, Gilimex đã từ chối các khách hàng lớn khác như IKEA, Columbia Sportswear…
Theo thông tin từ Gilimex, trong quá trình hợp tác, Amazon đã vi phạm cam kết mà hai bên đã thỏa thuận. Cụ thể vào tháng 4 và tháng 5/2022, Amazon đã “ngay lập tức thay đổi và giảm nhu cầu dự kiến” trong thời gian còn lại của năm 2022 và 2023 xuống chỉ còn một phần nhỏ so với các dự báo trước đó khiến GIL gánh chịu tình trạng dư thừa năng lực sản xuất và nguyên liệu thô.
Câu chuyện Gilimex và Amazon là một ví dụ về quá tập trung vào một khách hàng. Và khi có biến cố, Gilimex ngay lập tức rơi vào tình thế bị động, ảnh hưởng nặng nề tới kết quả kinh doanh.
Gần đây, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may cũng rất khó khăn, rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng. Trong quý III/2023, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng ghi nhận lợi nhuận giảm khoảng 70% xuống còn 27 tỷ đồng.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), tổng lượng xuất khẩu của ngành dệt may năm 2023 dự kiến giảm khá mạnh so với năm trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19 vẫn còn trên toàn cầu, lượng hàng tồn kho lớn do nhu cầu sụt giảm. Nhiều thị trường lớn ghi nhận sự đình trệ.
Tin mới cập nhật

Bia Hà Nội 'gõ cửa' nhiều thị trường khó tính

Thực phẩm - bao bì xanh: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Xanh hóa sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Mỏ đá vôi hơn 5,4 ha ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Thông tin về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Health Quốc tế

Những thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc của Việt Nam

Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vaccine

Chuyên gia kỳ vọng chip AI thế hệ Rubin của Nvidia sớm 'lên kệ', tạo động lực tăng trưởng mới

Doanh nghiệp Yeast Era giành giải quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B
Tin khác

Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà

Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng

Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là 'tay' thầu to tại huyện Đà Bắc

Chủ Regal Residence Luxury cuối năm 2023: Tồn kho 'chất đống', thanh khoản thấp

Y Dược Sâm Ngọc Linh: Kỳ vọng doanh thu 2026 ngàn tỷ, năm 2023 mới 4,7 tỷ đồng

Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk 'hy sinh' lãi hay chất lượng?

“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

KMS Technology được vinh danh 'Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024'

Hành trình thua lỗ của đường sắt Việt Nam
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
