Khởi sắc hàng dệt may xuất khẩu

Hơn ba phần tư chặng đường vừa qua của năm 2023 là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử của xuất khẩu hàng dệt may và nguyên liệu của Việt Nam.
Nâng “chất” cho hàng dệt may xuất khẩu Linh hoạt, sáng tạo chuyển đổi sản xuất để vượt khó Công bố hạn ngạch thuế quan với dệt may xuất khẩu sang Mexico

Mặc dù thời điểm này, xuất khẩu dệt may đã phục hồi nhưng tốc độ còn rất chậm, thậm chí chững lại, đặc biệt ở nhóm hàng may mặc. Ðể hoàn thành kế hoạch kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 40 tỷ USD đề ra, đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt triển khai các giải pháp tận dụng tốt các cơ hội, thúc đẩy tăng trưởng,...

Tình hình xuất khẩu dệt may hiện không mấy khả quan, các doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực tìm kiếm đơn hàng cho những tháng cuối năm và quý đầu năm 2024, đồng thời, hy vọng có thể đón được tín hiệu “ấm” hơn của thị trường thời gian tới.

Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Ðịnh.
Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Ðịnh.

Linh hoạt các giải pháp

Năm 2023, xuất khẩu hàng dệt may đối diện nhiều khó khăn bởi những yếu tố bất ổn kinh tế, chính trị kéo theo lạm phát, làm kìm hãm các chỉ tiêu tiêu dùng từ các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, đặc biệt đối với hàng dệt may do không phải nhóm hàng thiết yếu cho nên tỷ lệ sụt giảm rất cao.

Hiện Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm hơn 40% thị phần của ngành dệt may Việt Nam, tiếp đến là Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc,... Nhìn chung, các thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng dệt may đều có xu hướng giảm trong thời gian qua, đơn cử như thị trường EU, lượng đơn hàng giảm do các đối tác lớn như Decathlon, Nike, Adidas,… đã giảm mạnh. Ðối với thị trường Mỹ, trong nửa đầu năm 2023, dệt may Việt Nam đã đánh mất 1,3% thị phần tại thị trường này; xuất khẩu dệt may sang Trung Quốc trong 8 tháng năm nay cũng chỉ đạt 7,5 tỷ USD, giảm 11,6% so với |cùng kỳ.

Ðánh giá chung về thị trường xuất khẩu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên Nguyễn Xuân Dương cho rằng, tình hình thế giới hiện nay đang rất khó khăn, giá dầu, chất đốt, lương thực đều tăng làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng, trong đó có hàng dệt may. Ðể vượt khó, đơn vị không chỉ linh hoạt trong điều hành sản xuất mà còn chủ động chuyển đổi các đơn hàng, tăng cường sự hỗ trợ giữa các đơn vị trong tổng công ty nhằm bảo đảm công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.

May Hưng Yên cũng bắt đầu định hướng, nghiên cứu tiếp tục nâng cao năng suất, nhận làm cả đơn hàng chất lượng cao và đơn hàng gia công, bảo hộ lao động, đồng thời, tăng cường đầu tư tự động hóa cao, nâng cao năng lực của người lao động, giảm một số chi phí quản lý vốn,…

Tương tự, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dệt may Huế Nguyễn Văn Phong khẳng định: Trước tình hình khó khăn của thị trường, các doanh nghiệp cần đoàn kết, chia sẻ, tránh tình trạng phá giá sản phẩm. Hiện khách hàng rất quan tâm tới chất lượng sản phẩm, giao hàng nhanh, đơn hàng ít, độ phức tạp cao,... nên doanh nghiệp cần quan tâm tới năng suất lao động nhằm đáp ứng yêu cầu. “Muốn nâng cao năng suất lao động, bắt buộc doanh nghiệp phải đầu tư thiết bị tự động hóa cao, sâu và kịp thời hơn, đồng thời, cần quan tâm tới cách thức quản trị, nâng cao tay nghề lao động để tăng sức cạnh tranh trên thị trường” - ông Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.

Theo đại diện của Công ty cổ phần Ðầu tư và thương mại TNG, nhờ chủ động áp dụng các giải pháp ứng phó thị trường đã giúp tổng doanh thu của đơn vị trong 10 tháng đạt 6.007 tỷ đồng, hoàn thành 88% kế hoạch năm (riêng tháng 10, doanh thu đạt 570 tỷ đồng, bằng 100% so với cùng kỳ tháng 10/2022). Thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện đại, chủ động nguồn nguyên liệu để gia tăng sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Tăng lợi thế cạnh tranh

Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Xuân Hồng thông tin thêm, các đơn hàng hiện có chỉ đủ đáp ứng được từ 85% đến 90% năng lực sản xuất của các nhà máy trên địa bàn. Các đơn hàng trở lại chủ yếu thuộc nhóm nhỏ lẻ, yêu cầu kiểu dáng, thời trang và đơn giá rất cạnh tranh. Ðiều này ngược lại so với thông lệ, bởi thường vào thời điểm cuối năm, các nhà máy đều có đơn hàng và bố trí lịch sản xuất đến giữa năm hoặc hết quý III năm sau. “Mặc dù không đạt được như kỳ vọng, nhưng trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, việc đơn hàng hồi phục cũng là tín hiệu đáng mừng, qua đó, giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực, duy trì lao động chờ thị trường phục hồi hoàn toàn”, ông Phạm Xuân Hồng khẳng định.

Trong bức tranh “màu xám” của thị trường 10 tháng qua, điểm sáng duy nhất là sự tăng trưởng cao của khối các nước tham gia hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) như Nhật Bản, Canada, Australia, New Zealand. Bên cạnh đó, nước ta đã mở thêm được một số thị trường mới tại châu Phi và Trung Ðông, góp phần giúp kim ngạch xuất khẩu của ngành không bị giảm sâu trong bối cảnh sức cầu các thị trường giảm mạnh.

Ðánh giá về tín hiệu thị trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu nhận định, những tháng đầu năm, doanh nghiệp hết sức căng thẳng khi phải đối diện nhiều khó khăn khách quan. Phần lớn các đơn vị đều ở tình trạng non tải, thậm chí, có đơn vị phải “ăn đong” đơn hàng từng tháng. Giá gia công vẫn ở mức thấp hơn khoảng 30% so với trước đây; sự cạnh tranh về giá giữa các quốc gia xuất khẩu dệt may càng trở nên khốc liệt.

Bước sang quý IV, tín hiệu thị trường bắt đầu tích cực hơn khi tần suất khách hàng tới tìm hiểu nguồn hàng và năng lực sản xuất, mặc dù chưa chốt đơn chính thức nhưng là động lực thôi thúc các đơn vị may đẩy mạnh làm mẫu, báo giá cho khách hàng với cơ cấu giá được “tối ưu hóa”, hy vọng sẽ nhận được các đơn hàng cho giai đoạn tới. Ðối với ngành sợi, dấu hiệu cho thấy có thể đã qua giai đoạn “đáy”, một số thị trường có dấu hiệu phục hồi tuy cầu vẫn ở mức thấp, tháng 8 đã có một số đơn vị xấp xỉ hòa vốn, thậm chí đã có đơn vị có lợi nhuận dương.

Do vậy, nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm 2023 của doanh nghiệp phải tận dụng hết các cơ hội thị trường; tổ chức sản xuất tốt nhất để tăng năng suất lao động, đáp ứng các đơn hàng nhỏ lẻ, yêu cầu chất lượng cao; xây dựng kế hoạch sản xuất linh hoạt và bố trí nguồn nhân lực phù hợp để tối ưu hóa chi phí lao động. “Phải hành động nhanh chóng và quyết liệt, dựa trên cơ sở suy nghĩ, cân nhắc từ các thông tin đầu vào được cung cấp liên tục, kịp thời. Hành động mới là thứ quyết định, chứ không phải suy nghĩ.

Các doanh nghiệp không được lựa chọn bối cảnh thị trường, nhưng hoàn toàn có thể quyết định tâm thế, cách thức sẽ vượt qua năm 2023 và đón nhận năm 2024 thế nào. Với sự chủ động, tự tin dựa trên những thông tin được kiểm soát một cách hiệu quả, chúng ta hoàn toàn có thể đặt niềm tin để đón đầu sự phát triển trở lại với tâm thế mới, năng lực mới và hiệu suất mới” - ông Cao Hữu Hiếu nhấn mạnh.

Vì vậy, doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi, thích ứng với biến động thị trường, trong đó, cần tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng nghề, đào tạo nhân lực cho chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, qua đó nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, phải giữ chân khách hàng bằng cách chấp nhận các đơn hàng nhỏ lẻ, có lợi thế chuyên biệt cũng như đẩy mạnh khai thác thị trường mới, đồng thời, tiết giảm các khoản chi phí nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.

Theo các dự báo, tỷ lệ lạm phát của EU trong tháng 9 mới công bố giảm còn 4,3% (trước đó ở mức 5,2%-5,3%), là mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021. Thị trường Trung Quốc cũng có dấu hiệu khởi sắc từ tháng 8, khi chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc tăng lên mức 50,2 điểm trong tháng 9 (cao hơn dự báo) từ mức 49,7 điểm trong tháng trước đó. Ðối với thị trường Mỹ, Cục Dự trữ liên bang (FED) cũng có quyết định chưa tăng lãi suất thời điểm này mà lùi xuống cuối năm 2023,... là những yếu tố tích cực giúp kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam có thể tăng lên trong thời gian tới.
Theo Báo Nhân dân

Tin mới cập nhật

Infographic | Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục

Infographic | Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục
Việt Nam xuất khẩu 8.116 tấn hoa hồi sang thị trường Ấn Độ

Việt Nam xuất khẩu 8.116 tấn hoa hồi sang thị trường Ấn Độ

11 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 12.299 tấn hoa hồi, tổng kim ngạch đạt 57,6 triệu USD, trong đó Ấn Độ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 8.116 tấn.
Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt hơn 3,1 tỷ USD

Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt hơn 3,1 tỷ USD

Năm 2024, ngành xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt mốc kỷ lục hơn 3,1 tỷ USD, chiếm gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trên cả nước.
Xuất khẩu chả cá, bột cá của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, đạt gần 270 triệu USD

Xuất khẩu chả cá, bột cá của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, đạt gần 270 triệu USD

11 tháng, giá trị xuất khẩu chả cá, bột cá của Việt Nam giảm 4% so với cùng kỳ, đạt 268 triệu USD do có sự cạnh tranh từ Nga với sản phẩm surimi cá nước lạnh.
Trung Quốc giảm nhập, xuất khẩu sắn hạ nhiệt

Trung Quốc giảm nhập, xuất khẩu sắn hạ nhiệt

11 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt 2,32 triệu tấn, trị giá 1,04 tỷ USD, giảm 12,8% về lượng và giảm 10% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Tháng 11/2024, xuất khẩu chè sang nhiều thị trường giảm 2 con số

Tháng 11/2024, xuất khẩu chè sang nhiều thị trường giảm 2 con số

Tháng 11/2024, xuất khẩu chè sang Pakistan giảm 25% về lượng và 23,9% về trị giá; Trung Quốc giảm 15,3% về lượng và 25,4% về trị giá;... so với tháng trước đó.
Tính đến 15/12, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,26 tỷ USD

Tính đến 15/12, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,26 tỷ USD

Tính đến ngày 15/12, xuất khẩu hồ tiêu đạt 242.364 tấn, kim ngạch thu về 1,26 tỷ USD, giảm 5,2% về lượng nhưng tăng 45,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.
Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 gần 6 tỷ USD

Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 gần 6 tỷ USD

Ngành Công Thương Bà Rịa – Vũng Tàu kỳ vọng, năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí đạt gần 6 tỷ USD, tăng 5,81% so với năm 2024.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng gần 350% về lượng trong 11 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng gần 350% về lượng trong 11 tháng

11 tháng năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 349,9% về lượng, tăng 312,6% về kim ngạch nhưng giảm 8,3% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD nhập khẩu ngô từ các thị trường

Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD nhập khẩu ngô từ các thị trường

Nhập khẩu ngô các loại trong 11 tháng năm 2024 đạt trên 11,11 triệu tấn, trị giá gần 2,7 tỷ USD tăng 32,9% về lượng, tăng 7% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Tin khác

Xuất khẩu tôm tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ở mức 2 con số

Xuất khẩu tôm tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ở mức 2 con số

Với sự tăng trưởng ở các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số, VASEP dự báo xuất khẩu tôm cả năm 2024 sẽ đem về 3,7 - 3,8 tỷ USD.
Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024

Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024. Giá trị xuất khẩu sản phẩm này giảm 8% so cùng kỳ.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, mục tiêu 10 tỷ USD về đích sớm

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, mục tiêu 10 tỷ USD về đích sớm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ngành thủy sản năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng ‘phi mã’ gần 7 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng ‘phi mã’ gần 7 tỷ USD

Tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt kỷ lục khoảng 6,66 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
11 tháng , xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng mạnh 138%

11 tháng , xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng mạnh 138%

11 tháng, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Đức đạt hơn 15.000 tấn, trị giá hơn 85 triệu USD, tăng 76% về lượng và tăng mạnh 138% về trị giá so với cùng kỳ.
Ngành điều Việt Nam cần chính sách bảo vệ

Ngành điều Việt Nam cần chính sách bảo vệ

Dù kim ngạch xuất khẩu thu về hàng tỷ USD, nhưng ngành điều Việt Nam vẫn đối diện với bài toán không bền vững và cần chính sách bảo vệ cho ngành hàng này.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Hoa Kỳ dẫn đầu nhập khẩu, Trung Quốc giảm sốc

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Hoa Kỳ dẫn đầu nhập khẩu, Trung Quốc giảm sốc

Theo VPSA, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt trong 11 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu đáng kể.
Xuất khẩu hồ tiêu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh

Xuất khẩu hồ tiêu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh

Thị trường Hoa Kỳ đã chi 409,16 triệu USD để mua hồ tiêu trong 10 tháng đầu năm, trong đó chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam.
Thị phần chuối của Việt Nam chiếm 38% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc

Thị phần chuối của Việt Nam chiếm 38% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc

Lượng chuối nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 523,7 nghìn tấn, trị giá hơn 218 triệu USD, tăng 27% về lượng và tăng 7,8% về trị giá so cùng kỳ.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Do bị bỏ hoang thời gian dài, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh trở nên nhếch nhác, hoang tàn.
Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
Nhận định chứng khoán 23/12: Cổ phiếu nào có triển vọng trong tuần giao dịch cuối năm?

Nhận định chứng khoán 23/12: Cổ phiếu nào có triển vọng trong tuần giao dịch cuối năm?

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp phục hồi để tái cơ cấu danh mục, cân nhắc mua vào ngành thủy sản, bất động sản, ngân hàng.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Lý do nào khiến giá hồ tiêu liên tục giảm?

Lý do nào khiến giá hồ tiêu liên tục giảm?

Giá hồ tiêu trong nước thời gian qua giảm mạnh bởi nhiều yếu tố cung cầu và nhu cầu thế giới vô cùng ảm đạm.
Nhận định chứng khoán 24/12: Thị trường trên đà hồi phục

Nhận định chứng khoán 24/12: Thị trường trên đà hồi phục

Các chuyên gia nhận định, thị trường chứng khoán đang dần hồi phục khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới ngày 23/12 với diễn biến có phần tích cực.
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Bộ Tài chính đã đề xuất quy định mới về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với những cá nhân và tổ chức còn nợ thuế.
Nhận định chứng khoán 19/12: Thị trường có xu hướng tăng

Nhận định chứng khoán 19/12: Thị trường có xu hướng tăng

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index có thể trở lại xu hướng tăng và hướng lên mốc 1.280 điểm trong các phiên giao dịch sắp tới.
Cuối tuần về Sóc Sơn dự Lễ hội mua sắm 2024

Cuối tuần về Sóc Sơn dự Lễ hội mua sắm 2024

Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch được diễn ra tại Khu đất đấu giá Dược Thượng, Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội từ 20/12 đến 24/12.
Phiên bản di động