Doanh nghiệp xơ sợi, dệt may, da giày kỳ vọng một viễn cảnh tốt hơn

Xuất khẩu hàng xơ sợi, dệt may, da giày của Việt Nam dù vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng gần đây, thị trường đã có những tín hiệu sáng hơn.
Dệt may Việt Nam phải bắt đúng nhịp thị trường để thích ứng và phát triển bền vững Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ đang giảm thị phần Công bố hạn ngạch thuế quan với dệt may xuất khẩu sang Mexico

Từ tháng Bảy cho đến nay, thị trường đã có dấu hiệu phục hồi dần sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại, các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam đều ghi nhận mức tăng trưởng GDP dương.

Mặc dù nền kinh tế thế giới vẫn còn suy thoái, tình hình xuất khẩu hàng xơ sợi, dệt may, da giày của Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng gần đây, thị trường đã có những tín hiệu sáng hơn, thể hiện xu hướng tích cực hơn, để doanh nghiệp xơ sợi, dệt may, da giày Việt Nam có thể kỳ vọng vào một viễn cảnh tốt hơn trong thời gian tới.

May hàng xuất khẩu tại Công ty Cổ phần May xuất khẩu Gia Tộc, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
May hàng xuất khẩu tại Công ty Cổ phần May xuất khẩu Gia Tộc, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Tín hiệu tích cực

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan 10 tháng của năm nay, xuất khẩu xơ, sợi dệt đạt gần 1,5 triệu tấn, trị giá gần 3,65 tỷ USD, tăng 12% về lượng, nhưng giảm 10,8% về giá trị. Vải mành, vải kỹ thuật là 550 triệu USD, giảm 25,4%. Hàng dệt, may là gần 27,7 tỷ USD, giảm 12,9%. Giày dép các loại 16,4 tỷ USD, giảm 18,3%. Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù 3,06 tỷ USD, giảm 10%. Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 1,6 tỷ USD, giảm 14,4%.

Mặc dù tình hình xuất khẩu hàng xơ sợi, dệt may, da giày lũy kế 10 tháng giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng số liệu xuất khẩu tháng 10 đã có sự tăng trưởng so với tháng Chín vừa qua. Theo đó, xuất khẩu xơ, sợi dệt đạt gần 163 triệu tấn, giá trị gần 389 triệu USD, tăng 5,8% về lượng và tăng 4% về giá trị so với tháng trước đó.

Vải mành, vải kỹ thuật đạt gần 54 triệu USD, tăng 5,8%. Giày dép các loại 1,7 tỷ USD, tăng 30,3%. Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù 309 triệu USD, tăng 28,3%. Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 165 triệu USD, tăng 6,6%. Riêng mặt hàng dệt, may dù vẫn giảm, nhưng chỉ giảm 0,1% và đạt 2,57 tỷ USD.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đó là những tín hiệu tích cực để doanh nghiệp xơ sợi, dệt may, da giày Việt Nam có thể kỳ vọng vào một viễn cảnh tốt hơn trong thời gian tới.

Bà Dương Thùy Linh, Phó Tổng thư ký phụ trách đối ngoại Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (VCOSA) lý giải đây không chỉ là khó khăn riêng của ngành xơ sợi, dệt may, da giày Việt Nam mà còn là khó khăn chung của các ngành xuất khẩu toàn cầu, do tổng cầu thế giới giảm.

Căng thẳng địa chính trị tại châu Âu từ cuộc xung đột Nga-Ukraine khiến nền kinh tế toàn cầu suy thoái. Lạm phát kéo dài tại các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ và EU. Các nước thắt chặt chính sách tiền tệ. Người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu các mặt hàng không thiết yếu, bao gồm cả hàng dệt may, da giày.

Trong khi đó, yêu cầu của các thị trường về tiêu chuẩn bền vững ngày càng khắt khe hơn. Thời gian giao hàng ngày càng rút ngắn, từ 2 tháng xuống còn 3-4 tuần. Tình trạng hàng tồn kho vẫn hiện hữu. Sự cạnh tranh của những đối thủ như Bangladesh, Myanmar ngày càng mạnh, khiến các doanh nghiệp nhận được ít đơn hàng hơn hoặc đơn hàng nhỏ lẻ. Thậm chí, giá bán thấp hơn chi phí sản xuất.

Từ nửa cuối năm ngoái đến quý 2 năm nay, nhiều doanh nghiệp kéo sợi đã phải giảm quy mô sản xuất chỉ còn từ 50-80% công suất hoặc thực hiện nghỉ luân phiên để duy trì sản xuất. Theo báo cáo của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân (Ban IV), có đến 59,2% doanh nghiệp gặp khó khăn trong quản lý đơn hàng, 51,1% doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, 45,3% khó khăn trong thực hiện các thủ tục hành chính và tuân thủ các quy định của pháp luật và 31,1% có nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế.

Tuy nhiên, từ tháng Bảy cho đến nay, thị trường đã có dấu hiệu phục hồi dần sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại sau thời gian áp dụng chính sách Zero COVID. Các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam quý 3 đều ghi nhận mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dương như Mỹ tăng 2%, EU 0,6%, Trung Quốc 5%, Hàn Quốc 1,4%.

Chỉ số giá sợi đầu vào của các nhà sản xuất sợi tại Trung Quốc tăng nhẹ cho thấy nhu cầu của mặt hàng này đang tốt hơn so với hồi đầu năm. Lượng hàng tồn kho của các thương hiệu lớn như Nike, H&M… đã giảm đáng kể. Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp kéo sợi đã có thể hoạt động 100% công suất. Vì vậy, theo bà Linh, có thể coi đây là những tín hiệu kỳ vọng hồi phục tăng trưởng thời gian tới.

Đồng quan điểm, theo chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Huỳnh Thanh Điền, năng lực của ngành dệt may Việt Nam là rất lớn. 98% phục vụ cho xuất khẩu. Trong khi đó, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất lớn. Do đó, khi thị trường bên ngoài khó khăn, các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó là dễ hiểu.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các thị trường nhập khẩu dệt may lớn như Mỹ, châu Âu đều thấp hơn so với năm ngoái. Sức mua của người dân Mỹ đang rất thấp. Lạm phát toàn cầu có xu hướng giảm nhưng chưa đồng bộ, trong đó lạm phát ở Mỹ vẫn chưa được kiểm soát tốt. Nền kinh tế Trung Quốc mặc dù đã được mở cửa, tăng trưởng, nhưng tăng không như kỳ vọng. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là nhà xuất khẩu hàng thời trang lớn nên khi họ mở cửa trở lại, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nhất định do phải chia sẻ thị phần.

Tuy nhiên, theo tiến sỹ Huỳnh Thanh Điền, mặc dù 3 quý đầu năm vẫn ghi nhận con số xuất khẩu giảm, nhưng số giảm của quý sau đã thấp hơn quý trước. Cụ thể, quý 2 giảm 13% so với quý trước, nhưng quý 3 chỉ giảm 6,4% so với quý 1. Đó là những tín hiệu cho thấy, từ quý III đã có sự khởi sắc hơn.

Kỳ vọng phục hồi

Theo bà Dương Thùy Linh, VCOSA dự báo thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục đối mặt với những thách thức do đơn hàng ở các thị trường xuất khẩu chính như châu Âu, Mỹ vẫn giảm sút và nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có đủ đơn hàng cho quý 4. Tình trạng cầu thấp này có thể kéo dài sang năm 2024. Vì thế, dự kiến xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm nay nhiều khả năng chỉ ở mức trên dưới 40 tỷ USD, giảm 10% so với năm ngoái.

Tuy nhiên, VCOSA vẫn có cùng quan điểm với một số chuyên gia kinh tế cho rằng “thời điểm xấu nhất của ngành dệt may hiện tại đã đi qua.” Với những nỗ lực cao của Chính phủ, doanh nghiệp, cũng như nhu cầu thị trường gia tăng vào các dịp lễ lớn cuối năm kỳ vọng ngành xuất khẩu tỷ USD sẽ hồi phục trong thời gian tới.

Theo VCOSA, về kinh tế vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) cho cả năm 2023 ước tính tăng từ 3,2-3,6% sẽ giúp ổn định tỷ lệ lạm phát, duy trì thu nhập của người dân, tránh thắt chặt chi tiêu. Lãi suất cho vay đang tiếp tục giảm giúp doanh nghiệp đỡ gặp khó khăn hơn trong quá trình vay vốn. Tỷ giá USD và VNĐ được dự báo tăng từ 2-3%, trong khi các quốc gia cạnh tranh với Việt Nam trong 2 năm gần đây lại giảm giá trị đồng nội tệ, sẽ hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu.

Tăng trưởng GDP dự kiến sẽ ở mức 5% cũng là một sự cố gắng lớn của Chính phủ, giúp các doanh nghiệp có môi trường ổn định duy trì sản xuất, vượt qua khó khăn.

Ngoài ra, ngành dệt may Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh về chi phí nhân công, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế thu nhập cá nhân. Việt Nam cũng đã và đang ký kết nhiều Hiệp định Thương mại Tự do thế hệ mới với hàng loạt các thị trường lớn. Các doanh nghiệp FDI cũng đang tăng cường sản xuất vải từ nguồn cung sợi trong nước, nên Việt Nam vẫn luôn được các doanh nghiệp FDI lựa chọn là điểm đến đầu tư lý tưởng.

Các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn theo xu hướng bền vững của thế giới, nhưng hiện nay, các doanh nghiệp đang cho thấy những tín hiệu tích cực khi một số nhà máy kéo sợi đã có thể đạt được các tiêu chuẩn quốc tế như Global Recycle Standard, Oeko-Tex, BCI…. Nhiều nhà máy kéo sợi đã và đang bắt đầu sử dụng bông hữu cơ; sợi tự nhiên như sợi càphê, sợi tre và các loại sợi tái chế; tận dụng mái nhà xưởng để lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời…

VCOSA khuyến nghị các doanh nghiệp cần tính toán linh hoạt thị trường, cả nội địa và xuất khẩu, mở rộng ở các thị trường có tình hình chính trị ổn định như châu Á để duy trì sản xuất, tận dụng tốt mọi cơ hội để có thể sớm phục hồi phát triển.

Theo Tiến sỹ Huỳnh Thanh Điền, hàng năm, các tổ chức kinh tế lớn như Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) thường có 2 đợt dự báo vào tháng Tư và tháng Chín vừa qua. Đáng mừng là, đợt dự báo tháng Chín vừa qua, các tổ chức này đều dự báo tăng trưởng kinh tế tốt hơn dự báo hồi tháng Tư. Theo đó, GDP 2023 của các thị trường xuất khẩu lớn sẽ là GDP dương.

Đó là cơ sở cho sự kỳ vọng về sự phục hồi dần nhu cầu của các thị trường này. Các doanh nghiệp cần yên tâm và tin tưởng rằng, quy luật của tăng trưởng kinh tế là sau giai đoạn suy thoái sẽ đến giai đoạn phục hồi và tăng trưởng. Thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế thời gian qua đã chứng minh rõ điều đó.

Tuy nhiên, mỗi chu kỳ sẽ xuất hiện hành vi mới, xu hướng mới, cách làm mới mà các doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt để tồn tại. Cụ thể, trong bối cảnh hiện nay, mặc dù nền kinh tế toàn cầu suy thoái, các thị trường lớn như châu Âu vẫn thúc đẩy thực thi các yêu cầu, tiêu chuẩn cao về xanh hóa, về phát triển bền vững.

Đó là những thách thức lớn nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội mới. Doanh nghiệp nào thích ứng tốt sẽ có cơ hội vươn lên. Ngược lại, có thể sẽ phải rời thị trường, nhường sân chơi cho doanh nghiệp khác, Tiến sỹ Huỳnh Thanh Điền nhấn mạnh.

Theo TTXVN

Tin mới cập nhật

Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đạt hơn 102 tỷ USD

Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đạt hơn 102 tỷ USD

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến 15/12, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 102,25 tỷ USD.
Infographic | Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục

Infographic | Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục
Việt Nam xuất khẩu 8.116 tấn hoa hồi sang thị trường Ấn Độ

Việt Nam xuất khẩu 8.116 tấn hoa hồi sang thị trường Ấn Độ

11 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 12.299 tấn hoa hồi, tổng kim ngạch đạt 57,6 triệu USD, trong đó Ấn Độ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 8.116 tấn.
Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt hơn 3,1 tỷ USD

Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt hơn 3,1 tỷ USD

Năm 2024, ngành xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt mốc kỷ lục hơn 3,1 tỷ USD, chiếm gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trên cả nước.
Xuất khẩu chả cá, bột cá của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, đạt gần 270 triệu USD

Xuất khẩu chả cá, bột cá của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, đạt gần 270 triệu USD

11 tháng, giá trị xuất khẩu chả cá, bột cá của Việt Nam giảm 4% so với cùng kỳ, đạt 268 triệu USD do có sự cạnh tranh từ Nga với sản phẩm surimi cá nước lạnh.
Trung Quốc giảm nhập, xuất khẩu sắn hạ nhiệt

Trung Quốc giảm nhập, xuất khẩu sắn hạ nhiệt

11 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt 2,32 triệu tấn, trị giá 1,04 tỷ USD, giảm 12,8% về lượng và giảm 10% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Tháng 11/2024, xuất khẩu chè sang nhiều thị trường giảm 2 con số

Tháng 11/2024, xuất khẩu chè sang nhiều thị trường giảm 2 con số

Tháng 11/2024, xuất khẩu chè sang Pakistan giảm 25% về lượng và 23,9% về trị giá; Trung Quốc giảm 15,3% về lượng và 25,4% về trị giá;... so với tháng trước đó.
Tính đến 15/12, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,26 tỷ USD

Tính đến 15/12, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,26 tỷ USD

Tính đến ngày 15/12, xuất khẩu hồ tiêu đạt 242.364 tấn, kim ngạch thu về 1,26 tỷ USD, giảm 5,2% về lượng nhưng tăng 45,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.
Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 gần 6 tỷ USD

Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 gần 6 tỷ USD

Ngành Công Thương Bà Rịa – Vũng Tàu kỳ vọng, năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí đạt gần 6 tỷ USD, tăng 5,81% so với năm 2024.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng gần 350% về lượng trong 11 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng gần 350% về lượng trong 11 tháng

11 tháng năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 349,9% về lượng, tăng 312,6% về kim ngạch nhưng giảm 8,3% về giá so với cùng kỳ năm trước.

Tin khác

Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD nhập khẩu ngô từ các thị trường

Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD nhập khẩu ngô từ các thị trường

Nhập khẩu ngô các loại trong 11 tháng năm 2024 đạt trên 11,11 triệu tấn, trị giá gần 2,7 tỷ USD tăng 32,9% về lượng, tăng 7% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu tôm tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ở mức 2 con số

Xuất khẩu tôm tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ở mức 2 con số

Với sự tăng trưởng ở các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số, VASEP dự báo xuất khẩu tôm cả năm 2024 sẽ đem về 3,7 - 3,8 tỷ USD.
Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024

Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024. Giá trị xuất khẩu sản phẩm này giảm 8% so cùng kỳ.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, mục tiêu 10 tỷ USD về đích sớm

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, mục tiêu 10 tỷ USD về đích sớm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ngành thủy sản năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng ‘phi mã’ gần 7 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng ‘phi mã’ gần 7 tỷ USD

Tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt kỷ lục khoảng 6,66 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
11 tháng , xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng mạnh 138%

11 tháng , xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng mạnh 138%

11 tháng, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Đức đạt hơn 15.000 tấn, trị giá hơn 85 triệu USD, tăng 76% về lượng và tăng mạnh 138% về trị giá so với cùng kỳ.
Ngành điều Việt Nam cần chính sách bảo vệ

Ngành điều Việt Nam cần chính sách bảo vệ

Dù kim ngạch xuất khẩu thu về hàng tỷ USD, nhưng ngành điều Việt Nam vẫn đối diện với bài toán không bền vững và cần chính sách bảo vệ cho ngành hàng này.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Hoa Kỳ dẫn đầu nhập khẩu, Trung Quốc giảm sốc

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Hoa Kỳ dẫn đầu nhập khẩu, Trung Quốc giảm sốc

Theo VPSA, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt trong 11 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu đáng kể.
Xuất khẩu hồ tiêu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh

Xuất khẩu hồ tiêu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh

Thị trường Hoa Kỳ đã chi 409,16 triệu USD để mua hồ tiêu trong 10 tháng đầu năm, trong đó chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Do bị bỏ hoang thời gian dài, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh trở nên nhếch nhác, hoang tàn.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
Nhận định chứng khoán 23/12: Cổ phiếu nào có triển vọng trong tuần giao dịch cuối năm?

Nhận định chứng khoán 23/12: Cổ phiếu nào có triển vọng trong tuần giao dịch cuối năm?

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp phục hồi để tái cơ cấu danh mục, cân nhắc mua vào ngành thủy sản, bất động sản, ngân hàng.
Lý do nào khiến giá hồ tiêu liên tục giảm?

Lý do nào khiến giá hồ tiêu liên tục giảm?

Giá hồ tiêu trong nước thời gian qua giảm mạnh bởi nhiều yếu tố cung cầu và nhu cầu thế giới vô cùng ảm đạm.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Nhận định chứng khoán 24/12: Thị trường trên đà hồi phục

Nhận định chứng khoán 24/12: Thị trường trên đà hồi phục

Các chuyên gia nhận định, thị trường chứng khoán đang dần hồi phục khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới ngày 23/12 với diễn biến có phần tích cực.
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Bộ Tài chính đã đề xuất quy định mới về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với những cá nhân và tổ chức còn nợ thuế.
Nhận định chứng khoán 19/12: Thị trường có xu hướng tăng

Nhận định chứng khoán 19/12: Thị trường có xu hướng tăng

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index có thể trở lại xu hướng tăng và hướng lên mốc 1.280 điểm trong các phiên giao dịch sắp tới.
Cuối tuần về Sóc Sơn dự Lễ hội mua sắm 2024

Cuối tuần về Sóc Sơn dự Lễ hội mua sắm 2024

Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch được diễn ra tại Khu đất đấu giá Dược Thượng, Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội từ 20/12 đến 24/12.
Hình thức nào giúp tra cứu nợ thuế kinh doanh thương mại điện tử năm 2025?

Hình thức nào giúp tra cứu nợ thuế kinh doanh thương mại điện tử năm 2025?

Từ ngày 1/1/2025, cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử có thể tra cứu nghĩa vụ thuế qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Phiên bản di động