Xuất khẩu thủy sản trước thách thức mới
Kết quả rất đáng ghi nhận này là nhờ vào sự tăng trưởng mạnh không ngừng nghỉ của ngành thủy sản, cả về chiều rộng và chiều sâu. Khi từ một nền nuôi trồng, chế biến quảng canh, lạc hậu, chúng ta dần vươn lên trở thành một trong những trung tâm nuôi trồng và chế biến sâu của ngành thủy sản toàn cầu và trở thành nhà cung ứng quan trọng cho thị trường thế giới. Tính đến năm 2022, ngành thủy sản chiếm 3% tổng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. So với tổng kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước, ngành thủy sản đóng góp gần 12% giá trị. Trên bản đồ xuất khẩu thủy sản thế giới, Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu lớn thứ ba, chiếm hơn 7% thị phần toàn cầu, chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy.
Ngay từ đầu năm, xuất khẩu thủy sản đối mặt nhiều biến động và khó khăn như hệ lụy của đại dịch Covid-19, xung đột Nga-Ukraine, lạm phát giá trong nước và thị trường thế giới, chi phí sản xuất và kinh doanh tăng mạnh, biến động tỷ giá ngoại tệ… Trong bối cảnh đó, nhờ kinh tế và môi trường kinh doanh ở Việt Nam ổn định và thuận lợi, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã biến những thách thức thành cơ hội, tận dụng lợi thế của các hiệp định thương mại cũng như nhu cầu của thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2022 và cán đích 10 tỷ USD.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Từ những thành quả đạt được, ngành thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu tới năm 2030, kim ngạch xuất khẩu đạt 14 tỷ USD. Tất nhiên, để đạt mục tiêu này trước các thách thức ngày càng lớn của thị trường, ngành thủy sản Việt Nam cần tiếp tục kiên định lộ trình chế biến sâu, sử dụng nguồn nguyên liệu có thể truy xuất nguồn gốc, tận dụng các ưu thế từ các hiệp định thương mại mang lại và tăng cường xúc tiến thương mại linh hoạt để khai phá các thị trường tiềm năng. Nhưng quan trọng hơn, trong bối cảnh chiếc “thẻ vàng” của Liên minh châu Âu (EU) chưa được tháo gỡ thì đây vẫn tiếp tục là thách thức lớn nhất mà ngành thủy sản Việt Nam phải đối mặt; cần lập tức triển khai các biện pháp tháo gỡ dứt điểm.
Tin mới cập nhật

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD
Tin khác

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản tăng hơn 19% trong quý I/2025

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân
