Xuất khẩu sang châu Mỹ thắng lớn nhờ “đòn bẩy” CPTPP

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ tháng 1/2019 đã tạo “đòn bẩy” đưa hàng hóa xuất khẩu của nước ta thâm nhập mạnh hơn vào thị trường khối CPTPP nói chung và các thị trường trong khối thuộc khu vực châu Mỹ nói riêng.

Xuất khẩu sang khối CPTPP tăng mạnh

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP đạt khoảng 45,7 tỷ USD, tăng 18,1% so với năm 2020.

Nếu xét riêng thị trường các nước thành viên CPTPP tại châu Mỹ (gồm Mexico, Peru, Chile, Canada), năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang cả 4 quốc gia này đều tăng trưởng cao, với kim ngạch khoảng 13,7 tỷ USD, tăng khoảng 31,2% so với năm 2020. Thặng dư thương mại của Việt Nam với nhóm nước này lên đến khoảng 10,39 tỷ USD.

Xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường châu Mỹ tăng đáng kể từ khi CPTPP có hiệu lực 	ảnh: đ.t
Xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường châu Mỹ tăng đáng kể từ khi CPTPP có hiệu lực ảnh: đ.t

Tám tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sang khối CPTPP đạt 41 tỷ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2021, gần bằng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2021 sang khu vực này (45,4 tỷ USD). Xuất siêu ghi nhận 6 tỷ USD.

Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương và Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng của năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Mỹ đạt 99,98 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ. Trong đó, các thị trường có kim ngạch lớn là Mỹ, Mexico, Canada, Peru, Chile, Brazil…

Ấn tượng nhất là xuất khẩu gia tăng mạnh tại một số nước thành viên CPTPP mà trước đây Việt Nam chưa ký hiệp định thương mại tự do (FTA).

Cụ thể, với Canada, năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này khoảng 5,3 tỷ USD, tăng khoảng 75% so với trước khi CPTPP có hiệu lực. Với Mexico, xuất khẩu đạt 4,6 tỷ USD, tăng tới hơn 100% so với thời điểm trước khi hiệp định này có hiệu lực.

Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như thủy sản, giày dép… đang tận dụng CPTPP để tăng tốc xuất khẩu hiệu quả.

Tại Tọa đàm Tận dụng “đòn bẩy” CPTPP đẩy mạnh xuất khẩu sang châu Mỹ, bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết, 10 thị trường thành viên trong khối CPTPP đang chiếm trên 25% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và hầu hết các thành viên đều cam kết sẽ đưa thuế quan về mức 0% trong vòng 3 năm.

Sang năm thứ 4 thực thi CPTPP, thị phần của thủy sản Việt Nam tại một số thị trường trong khối có thay đổi rõ ràng, đặc biệt là những thị trường ở khối Mỹ La-tinh. Đơn cử, trước khi có CPTPP, Canada chiếm 2,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đến thời điểm này, con số là 3,7%.

“CPTPP được các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tận dụng nhiều hơn EVFTA. Bởi với khối EVFTA, thì bị vướng những rào cản như thẻ vàng, IUU..., trong khi CPTPP hoàn toàn rộng mở với doanh nghiệp thủy sản Việt Nam”, bà Hằng nhấn mạnh.

Tương tự, ngành da giày cũng đón nhận hiệu ứng tích cực. Trước đây, xuất khẩu da giày sang thị trường khối này chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng nhờ có CPTPP đã tăng lên 14%, tạo ra nhiều thay đổi tích cực.

Tham gia CPTPP, những yêu cầu về quy tắc xuất xứ đã tạo động lực thúc đẩy phát triển nguồn nguyên phụ liệu trong nước cùng chuỗi sản xuất. Thời gian qua, chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu đã được đầu tư nhiều hơn tại Việt Nam, nhờ đó, tỷ lệ hàng xuất khẩu được cấp C/O ưu đãi rất cao.

Lợi thế FTA sẽ không kéo dài

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, CPTPP là FTA thế hệ mới tiêu chuẩn cao đầu tiên Việt Nam thực hiện với mức độ tự do hóa, mức độ các nước thành viên trong CPTPP cam kết mở cửa thị trường hàng hóa dành cho nhau cao nhất trong số các hiệp định đã có trước đó.

CPTPP là trợ lực giúp hàng hóa của Việt Nam “tấn công” vào thị trường châu Mỹ. Kết quả xuất khẩu sang 4 thị trường châu Mỹ trong khối CPTPP cho thấy rõ điều này.

Đặc biệt, với CPTPP, Việt Nam đang sở hữu lợi thế lớn để khai thác xuất khẩu sang châu Mỹ so với nhiều quốc gia châu Á chưa có FTA với các quốc gia trong khu vực này.

Tuy nhiên, các nước vẫn tiếp tục đàm phán FTA với ASEAN. Ví dụ, sắp tới, FTA Canada - ASEAN sẽ được tái khởi động. Như vậy, trong tương lai, hàng Việt sẽ không còn lợi thế độc tôn tại khu vực này. Chưa kể, một số nước cũng đang có kế hoạch tham gia CPTPP.

“Lợi thế FTA vẫn đang là một trong những ưu điểm của Việt Nam ở thị trường Bắc Mỹ, nhưng điều đó sẽ không kéo quá dài. Vì thế, các doanh nghiệp Việt phải nhanh chân tận dụng CPTPP một cách tối ưu nhất”, bà Trang lưu ý.

Theo các chuyên gia thương mại, năm 2022, các FTA, trong đó có CPTPP, sẽ tiếp tục mở ra những lợi thế về ưu đãi thuế quan, tạo động lực thu hút đầu tư để tăng năng lực sản xuất, từ đó giúp các doanh nghiệp xuất khẩu trở nên chuyên nghiệp hơn trên trường quốc tế.

Bà Võ Hồng Anh, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương) phân tích, nhóm dệt may và da giày đang có lợi thế về thuế quan 10 - 20% so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Đây là một lợi thế rõ rệt mà doanh nghiệp cần phải khai thác triệt để, tận dụng thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường này.

Đơn cử, Canada cam kết xóa bỏ thuế quan về 0% sau 3 năm CPTPP có hiệu lực đối với ngành hàng dệt may. Trong 9 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Canada đã tăng trưởng 50% so với cùng kỳ.

Với nhóm hàng thủy sản, mỗi quốc gia CPTPP đưa ra một biểu cam kết thuế quan riêng, áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên còn lại. Trong đó, Canada, Chile cam kết xóa bỏ thuế ngay khi CPTPP có hiệu lực với tất cả dòng thuế quan thủy sản của Việt Nam, nên các doanh nghiệp Việt cũng đang khai thác rất tốt. Riêng tại Canada, Việt Nam đang là nhà xuất khẩu tôm và cá ba sa lớn nhất.

Tin mới cập nhật

Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam theo Hiệp định CPTPP cần tuân thủ điều kiện gì?

Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam theo Hiệp định CPTPP cần tuân thủ điều kiện gì?

Theo Nghị định số 77, hàng hóa tân trang chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam khi có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành theo phân công...
Sản xuất bền vững, cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường CPTPP

Sản xuất bền vững, cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường CPTPP

CPTPP là một trong những Hiệp định có những yêu cầu cao nhất về bảo vệ môi trường và các quy định ngày càng trở thành chuẩn mực chung cho nhiều hiệp định khác.
Xuất khẩu rau quả vào thị trường Canada, doanh nghiệp lưu ý gì?

Xuất khẩu rau quả vào thị trường Canada, doanh nghiệp lưu ý gì?

Hiện nay, Canada là 1 trong 5 thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trên thế giới bao gồm EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh và Canada.
Tận dụng tốt CPTPP, xuất khẩu cá tra lần đầu tăng trưởng dương

Tận dụng tốt CPTPP, xuất khẩu cá tra lần đầu tăng trưởng dương

Nửa đầu tháng 9/2023, xuất khẩu cá tra sang các thị trường trong khối thị trường CPTPP đa phần ghi nhận tăng trưởng dương so với nửa đầu tháng 9/2022.
Giải “bài toán” thương hiệu cho sản phẩm đồ gỗ, nội thất Việt Nam

Giải “bài toán” thương hiệu cho sản phẩm đồ gỗ, nội thất Việt Nam

Trước bối cảnh hiện nay, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm sẽ góp phần tạo nên thương hiệu cho ngành gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hiệp định CPTPP được 5 thành phố trực thuộc Trung ương tận dụng ra sao?

Hiệp định CPTPP được 5 thành phố trực thuộc Trung ương tận dụng ra sao?

Đến nay, việc triển khai, tận dụng các lợi thế từ Hiệp định CPTPP của 5 thành phố trực thuộc Trung ương đã có những chuyển biến rất ấn tượng.
Lấy sức ép cạnh tranh làm động lực thúc đẩy hàng hóa tham gia sâu vào thị trường CPTPP

Lấy sức ép cạnh tranh làm động lực thúc đẩy hàng hóa tham gia sâu vào thị trường CPTPP

Hiệp định CPTPP đang mở rộng cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu sau hơn 3 năm thực thi.
Mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam tăng trưởng mạnh sang New Zealand?

Mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam tăng trưởng mạnh sang New Zealand?

7 tháng năm 2023, nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu tăng trưởng mạnh sang New Zealand như trái cây, hạt, máy móc, thiết bị và các chất tẩy rửa…
Tận dụng ưu đãi CPTPP, khai thác dư địa thị trường Canada, Mexico và Peru

Tận dụng ưu đãi CPTPP, khai thác dư địa thị trường Canada, Mexico và Peru

Hiệp định CPTPP đã có tác dụng “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp của hai bên quan tâm hơn sản phẩm và thị trường của nhau, từ đó gián tiếp thúc đẩy xuất khẩu.
Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt ở thị trường CPTPP

Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt ở thị trường CPTPP

Mặc dù gia tăng về số lượng và giá trị nhưng hàng hóa của doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu sang thị trường Hiệp định CPTPP vẫn còn mang thương hiệu nước ngoài.

Tin khác

Thủy sản xuất khẩu sang thị trường CPTPP khả quan

Thủy sản xuất khẩu sang thị trường CPTPP khả quan

Với lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản sang khối CPTPP có kết quả khả quan hơn trong nửa đầu năm 2023.
CPTPP kết nạp thành viên mới, hàng Việt có cơ hội tiếp cận tốt hơn thị trường Anh

CPTPP kết nạp thành viên mới, hàng Việt có cơ hội tiếp cận tốt hơn thị trường Anh

Khi Hiệp định CPTPP có thêm thành viên mới là Vương quốc Anh, sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác hơn giữa Anh với Việt Nam.
CPTPP tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu cá ngừ tăng mạnh

CPTPP tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu cá ngừ tăng mạnh

Hiệp định CPTPP có hiệu lực đã tạo điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp cá ngừ của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mexico, Chile.
Áp dụng hơn 12.000 dòng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo CPTPP

Áp dụng hơn 12.000 dòng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo CPTPP

Để được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định CPTPP, hàng hóa xuất khẩu phải có chứng từ vận tải và tờ khai hải quan nhập khẩu.
Hàng Việt tiến mạnh sang Canada nhờ CPTPP

Hàng Việt tiến mạnh sang Canada nhờ CPTPP

Hiệp định CPTPP đi vào thực thi từ đầu năm 2019 đã tạo cơ hội cho một số ngành hàng của Việt Nam tăng tốc xuất khẩu sang Canada.
Thị trường Mexico: Nhiều tiềm năng nhưng cạnh tranh rất khốc liệt

Thị trường Mexico: Nhiều tiềm năng nhưng cạnh tranh rất khốc liệt

Thông qua Hiệp định CPTPP, nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam đang có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường tiềm năng Mexico.
Hiệp định CPTPP giúp doanh nghiệp Canada biết đến Việt Nam nhiều hơn

Hiệp định CPTPP giúp doanh nghiệp Canada biết đến Việt Nam nhiều hơn

Nhờ nỗ lực khai thác ưu đãi trong Hiệp định CPTPP của Việt Nam, doanh nghiệp Canada biết đến và quan tâm nhiều hơn tới năng lực của các nhà cung ứng Việt Nam.
Sau 3 năm, Hiệp định CPTPP đã đưa Việt Nam lên một vị thế mới trong hội nhập kinh tế quốc tế

Sau 3 năm, Hiệp định CPTPP đã đưa Việt Nam lên một vị thế mới trong hội nhập kinh tế quốc tế

Sau 3 năm thực thi Hiệp định CPTPP, nhiều thị trường mới mở đã tăng trưởng duy trì cao. Kết quả, trong những tháng đầu năm 2022 xuất khẩu sang khối thị trường này đạt xuất siêu khoảng 6 tỉ USD.
Hướng tới gia tăng xuất khẩu hàng hóa hàm lượng công nghệ cao vào thị trường CPTPP

Hướng tới gia tăng xuất khẩu hàng hóa hàm lượng công nghệ cao vào thị trường CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đi vào thực thi đã mở ra thị trường xuất khẩu lớn đối với Việt Nam, không chỉ tăng trưởng về xuất khẩu hàng hóa, mà còn thúc đẩy doanh nghiệp hướng tới gia tăng xuất khẩu hàng hóa hàm lượng công nghệ cao vào thị trường này.
Xuất khẩu hàng hóa sang Úc, gia tăng cơ hội từ CPTPP

Xuất khẩu hàng hóa sang Úc, gia tăng cơ hội từ CPTPP

Với quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước ngày càng được củng cố, thắt chặt và còn nhiều dư địa để phát triển trong tương lai, tạo tiền đề vững chắc cho sự tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực, nhất là thương mại.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 25/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt đảo chiều giảm với dầu WTI giảm 0,66%, dầu Brent giảm 0,41%.
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 25/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 25/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 20/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 20/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024, giá dầu thế giới trải qua tuần giao dịch lao dốc, hiện tại dầu WTI ở mốc 83,24 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 87,39 USD/thùng.
Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/4/2024, giá dầu thế giới đảo chiều tăng trở lại, trong đó, dầu WTI tăng 1,78%, dầu Brent tăng 1,74%.
Phiên bản di động