Xuất khẩu da giày sang Canada gia tăng lợi thế nhờ CPTPP

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch và thị phần da giày của Việt Nam tại Canada đang có kết quả tích cực, cho thấy hiệu ứng tích cực từ Hiệp định CPTPP.
Xuất khẩu da giày sẽ đối mặt với những rủi ro nào trong những tháng cuối năm? Xuất khẩu da giày sẽ đối mặt với những rủi ro nào trong những tháng cuối năm?
Xuất khẩu da giày có thể chỉ đạt 15 tỷ USD trong năm 2020 Xuất khẩu da giày có thể chỉ đạt 15 tỷ USD trong năm 2020

Thị trường tiềm năng

Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết, Canada là một thị trường lớn cả về sản xuất và tiêu thụ da giày. Hàng năm, Canada nhập khẩu trung bình từ 2-2.5 tỷ USD; thị trường tiêu dùng da giày của Canada có quy mô khoảng 6 tỷ USD và dự báo sẽ tăng lên đến 7-8 tỷ trong những năm tới.

Xuất khẩu da giày sang Canada gia tăng lợi thế nhờ CPTPP
Doanh nghiệp Việt Nam cần sớm chuyển đổi theo hướng xây dựng thương hiệu riêng để tiếp cận thị trường Canada

Về nhu cầu thị trường, Canada tiêu dùng nhiều nhất là các loại giày dép có đế cao su, nhựa, da hoặc tổng hợp với phần trên làm bằng da (HS 640391) và các loại giày dép có đế cao su, nhựa và phần trên làm bằng vật liệu tổng hợp, hoặc vải dệt (HS 640419 và 640299) và giày thể thao (HS 640411). Hàng năm, Canada tiêu thụ khoảng 120-130 triệu đôi giày, trong đó cấu trúc vật liệu phân bổ như sau: 35% có nguồn gốc tổng hợp, 31% từ cao su, 2% từ các vật liệu chịu nước và 32% từ da.

Riêng giá trị bán lẻ giày dép mã HS 6403 đã chiếm gần một nửa quy mô thị trường bán lẻ giày dép của Canada. Ưu tiên mua sắm giày dép theo thứ tự yêu thích là giày bốt, sandal, giày thể thao, và dép. Giày bốt, sandal, giày cao gót và giày công sở nam chiếm 60% doanh thu; giày đặc chủng, giày bảo hộ và các giày dép lao động khác chiếm 25%; còn lại là giày thể thao, dép các loại.

Ngoài ra, do điều kiện khí hậu, giày đông có nhu cầu khá cao ở Canada nhất là những loại giày ấm, chống thấm và chống trơn trượt. Theo Thương vụ Việt Nam tại Canada, đây là phân khúc thị trường chủ yếu vẫn do các thương hiệu Canada làm chủ, sản xuất tại Canada và hiện vẫn chiếm khoảng 28% doanh số thị trường giày dép Canada.

Các thương hiệu chủ yếu của Canada là: Kamik, Pajar, Dayton, La Canadienne, Anfibio, Saute-mouton, Martino, Royer, Softmoc, Viberg, Matt and Nat…Về giày thường phục và thời trang, các thương hiệu phổ biến nhất ở Canada là: Birkenstocks, Native, Converse, People Footwear, Cougar và Steve Madden. Về giày thể thao, các thương hiệu phổ biến nhất lần lượt là: Nike, Adidas, Skechers, New Balance, Asics, Reebok, Puma.

Thị trường nhập khẩu giày dép của Canada khá tập trung, với 10 đối tác chính chiếm trên 90% thị phần. Mười đối tác xuất khẩu giày dép nhiều nhất vào Canada năm 2018 lần lượt là: Trung Quốc, Việt Nam, Ý, Campuchia, Indonesia, Hoa Kỳ, Bồ Đào Nha, Bangladesh, Ấn Độ, Tây Ba Nha. Năm 2018, Trung Quốc chiếm tới 45% thị phần giày dép nhập khẩu của Canada, trong khi đó Việt Nam đứng thứ hai chỉ chiếm 19%.

Bà Trần Thu Quỳnh - Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada thông tin, kể từ sau Hiệp định CPTPP, mặc dù tốc độ tăng trưởng kim ngạch da giày của Việt Nam sang địa bàn này không cao như của dệt may hay điện tử điện máy nhưng trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ của Canada giảm mạnh do Covid-19 (giãn cách xã hội và làm việc tại nhà kéo dài), với tốc độ tăng trưởng 12%, Việt Nam đã thành công chiếm lĩnh thêm thị phần với tỷ lệ 25% hiện nay (trong khi Trung Quốc giảm xuống còn 34%).

Tạo thị trường và thương hiệu riêng uy tín

Hiện, trong 10 nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Canada, đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam là Campuchia (được hưởng GST) và Indonesia (sắp ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện CEPA với Canada). Ấn Độ và Bangladesh có thị phần không đáng kể và ngày càng giảm qua các năm. Italia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha không sản xuất hàng cùng phân khúc với Việt Nam. Trung Quốc hiện cũng giảm dần tỷ trọng gia công cho các thương hiệu nước ngoài mà chủ yếu xuất khẩu vào Canada các loại giày dép thời trang, giày dép đi trong nhà, giày dép đi biển và giày thể thao giá rẻ.

Xét giá trị tuyệt đối, Thương vụ Việt Nam tại Canada cho hay, năm 2021, Trung Quốc là nước xuất khẩu nhiều nhất vào Canada, với 734 triệu USD. Việt Nam đứng thứ hai với 543 triệu USD; Italia với 247 triệu USD, Campuchia với 133 triệu USD và Indonesia với 89 triệu USD. Trong 9 tháng đầu năm 2022, theo số liệu sở tại, sản phẩm da giày của Việt Nam vào thị trường tăng mạnh để thoả mãn nhu cầu tăng cao của thị trường. Việt Nam đã xuất 585 triệu USD vào thị trường và dự kiến cả năm 2022, xuất khẩu da giày vào thị trường Canada sẽ vượt mức 700 triệu USD nếu tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức 28.5% so với cùng kỳ 9 tháng năm 2021.

Về lĩnh vực mặt hàng, Việt Nam có thế mạnh tuyệt đối tại Canada so với các đối thủ cạnh tranh đối với mã HS 6404 (giày dép có đế cao su và mũi giày bằng vải tổng hợp. Trước CPTPP, chúng ta có 30% thị phần, đến nay, đã tăng lên 37%, với kim ngạch xuất khẩu trung bình giai đoạn 2018-2021 là trên 230 triệu USD/năm (tương đương 45% tổng kim ngạch xuất khẩu vào Canada).

Bà Trần Thu Quỳnh cho hay, dự kiến năm 2022, lần đầu tiên xuất khẩu da giày của Việt Nam vào thị trường Canada sẽ vượt mức 700 triệu USD, nghĩa là tăng gấp 3.5 lần so với cách đây 10 năm và gần 1.5 lần so với trước CPTPP. "Tốc độ tăng trưởng kim ngạch và thị phần da giày của Việt Nam tại Canada cho thấy hiệu ứng tích cực của Hiệp định CPTPP mang lại"- bà Quỳnh nói

Tuy nhiên, bà Trần Thu Quỳnh khuyến nghị, để tốc độ tăng trưởng kim ngạch vào địa bàn bền vững và để mở rộng thị phần, các doanh nghiệp Việt Nam cần sớm chuyển đổi theo hướng xây dựng thương hiệu riêng trong thời gian tới.

Ngoài ra, theo Thương vụ Việt Nam tại Canada, phân tích đối thủ cạnh tranh trên thị trường Canada cùng phân khúc như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh cũng cho thấy Việt Nam khá yếu về chuỗi cung ứng hoàn chỉnh cho ngành. Ấn Độ và Bangladesh có thế mạnh về da thuộc và vật liệu tổng hợp. Indonesia, ngoài da giày còn có cao su, gỗ, sợi tổng hợp. Các nước này còn có công nghệ nhuộm, làm da giả và da thuộc trình độ cao. Các phụ liệu bằng sắt dùng trong giày dép cũng sẵn có, giúp kiến tạo năng lực thiết kế và tạo kiểu dáng mới.

"Nói cách khác, chiến lược gia tăng kim ngạch dựa vào các đơn hàng gia công và dựa vào phân khúc thị trường trung cấp là khó khả thi vì Việt Nam không có nhiều lợi thế cạnh tranh. Ở phân khúc cao cấp, các nhà sản xuất nội địa Canada tiếp tục chiếm giữ thị phần ổn định do nắm giữ kinh nghiệm thị trường cho các mặt hàng đặc chủng (giày đi tuyết, giày chơi thể thao mùa đông…) và nhờ ý thức ủng hộ các thương hiệu nội địa của người dân Canada" - bà Trần Thu Quỳnh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, trong phân khúc cao cấp, Việt Nam khó có năng lực vượt qua các đối thủ cạnh tranh như Italia, Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha, Đức… vì đây là những nước có truyền thống thuộc da và có công nghiệp phụ trợ để thực hiện các mặt hàng cao cấp (khoá móc, zip, lông thú…).

Vì thế, để xuất khẩu sản phẩm da giày sang thị trường Canada, Thương vụ Việt Nam tại Canada khuyến nghị, sản xuất thương hiệu riêng của Việt Nam cần hướng vào phân khúc thu nhập trung bình thấp của giới trẻ, chịu khó thay đổi và sẵn sàng tiêu dùng vì đây vẫn còn là các thị trường ngách nhiều tiềm năng, có biên độ lợi nhuận cao.

Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực tham gia các Hội chợ, triển lãm quốc tế vì đây vừa là cơ hội làm việc trực tiếp với các nhà mua buôn để tìm kiếm các đơn hàng gia công vừa là cơ hội để mở rộng khả năng tham gia vào các phân khúc giày dép thời trang, giày dép đi biển, giày dép trẻ em và giày dép trong nhà…

Bên cạnh đó, theo bà Trần Thu Quỳnh, doanh nghiệp có thể tính đến chuyên môn hoá vào các loại giày dép đặc chủng, giày dép bảo hộ, giày đồng phục công nghiệp (giày làm hầm lò, giày phòng cháy, giày làm nghề gỗ…) để có thị trường và thương hiệu riêng uy tín, tránh phụ thuộc vào các đơn hàng gia công và các điều kiện của đối tác vì Việt Nam sẽ sớm không còn ưu thế về giá nhân công.

Thương vụ Việt Nam tại Canada lưu ý thêm, người tiêu dùng Canada cũng rất quan tâm đến sản phẩm dán nhãn Eco, chứng nhận vật liệu (GOLS, FSC, Oeko-Tex 100, GOTS…) và khả năng tái chế của sản phẩm. Nên các doanh nghiệp da giày Việt Nam phải tích cực chuẩn hoá, đổi mới quy trình sản xuất, đồng thời cần chuẩn bị cả theo hướng tự động hoá, giảm hàm lượng nhân công trong sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bảo Thoa

Tin mới cập nhật

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Các hiệp định thương mại tự do góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, trở thành trợ lực, là đòn bẩy cho quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản.
Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam theo Hiệp định CPTPP cần tuân thủ điều kiện gì?

Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam theo Hiệp định CPTPP cần tuân thủ điều kiện gì?

Theo Nghị định số 77, hàng hóa tân trang chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam khi có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành theo phân công...
Sản xuất bền vững, cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường CPTPP

Sản xuất bền vững, cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường CPTPP

CPTPP là một trong những Hiệp định có những yêu cầu cao nhất về bảo vệ môi trường và các quy định ngày càng trở thành chuẩn mực chung cho nhiều hiệp định khác.
Xuất khẩu rau quả vào thị trường Canada, doanh nghiệp lưu ý gì?

Xuất khẩu rau quả vào thị trường Canada, doanh nghiệp lưu ý gì?

Hiện nay, Canada là 1 trong 5 thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trên thế giới bao gồm EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh và Canada.
Tận dụng tốt CPTPP, xuất khẩu cá tra lần đầu tăng trưởng dương

Tận dụng tốt CPTPP, xuất khẩu cá tra lần đầu tăng trưởng dương

Nửa đầu tháng 9/2023, xuất khẩu cá tra sang các thị trường trong khối thị trường CPTPP đa phần ghi nhận tăng trưởng dương so với nửa đầu tháng 9/2022.
Giải “bài toán” thương hiệu cho sản phẩm đồ gỗ, nội thất Việt Nam

Giải “bài toán” thương hiệu cho sản phẩm đồ gỗ, nội thất Việt Nam

Trước bối cảnh hiện nay, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm sẽ góp phần tạo nên thương hiệu cho ngành gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hiệp định CPTPP được 5 thành phố trực thuộc Trung ương tận dụng ra sao?

Hiệp định CPTPP được 5 thành phố trực thuộc Trung ương tận dụng ra sao?

Đến nay, việc triển khai, tận dụng các lợi thế từ Hiệp định CPTPP của 5 thành phố trực thuộc Trung ương đã có những chuyển biến rất ấn tượng.
Lấy sức ép cạnh tranh làm động lực thúc đẩy hàng hóa tham gia sâu vào thị trường CPTPP

Lấy sức ép cạnh tranh làm động lực thúc đẩy hàng hóa tham gia sâu vào thị trường CPTPP

Hiệp định CPTPP đang mở rộng cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu sau hơn 3 năm thực thi.
Mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam tăng trưởng mạnh sang New Zealand?

Mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam tăng trưởng mạnh sang New Zealand?

7 tháng năm 2023, nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu tăng trưởng mạnh sang New Zealand như trái cây, hạt, máy móc, thiết bị và các chất tẩy rửa…
Tận dụng ưu đãi CPTPP, khai thác dư địa thị trường Canada, Mexico và Peru

Tận dụng ưu đãi CPTPP, khai thác dư địa thị trường Canada, Mexico và Peru

Hiệp định CPTPP đã có tác dụng “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp của hai bên quan tâm hơn sản phẩm và thị trường của nhau, từ đó gián tiếp thúc đẩy xuất khẩu.

Tin khác

Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt ở thị trường CPTPP

Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt ở thị trường CPTPP

Mặc dù gia tăng về số lượng và giá trị nhưng hàng hóa của doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu sang thị trường Hiệp định CPTPP vẫn còn mang thương hiệu nước ngoài.
Thủy sản xuất khẩu sang thị trường CPTPP khả quan

Thủy sản xuất khẩu sang thị trường CPTPP khả quan

Với lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản sang khối CPTPP có kết quả khả quan hơn trong nửa đầu năm 2023.
CPTPP kết nạp thành viên mới, hàng Việt có cơ hội tiếp cận tốt hơn thị trường Anh

CPTPP kết nạp thành viên mới, hàng Việt có cơ hội tiếp cận tốt hơn thị trường Anh

Khi Hiệp định CPTPP có thêm thành viên mới là Vương quốc Anh, sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác hơn giữa Anh với Việt Nam.
CPTPP tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu cá ngừ tăng mạnh

CPTPP tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu cá ngừ tăng mạnh

Hiệp định CPTPP có hiệu lực đã tạo điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp cá ngừ của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mexico, Chile.
Áp dụng hơn 12.000 dòng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo CPTPP

Áp dụng hơn 12.000 dòng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo CPTPP

Để được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định CPTPP, hàng hóa xuất khẩu phải có chứng từ vận tải và tờ khai hải quan nhập khẩu.
Hàng Việt tiến mạnh sang Canada nhờ CPTPP

Hàng Việt tiến mạnh sang Canada nhờ CPTPP

Hiệp định CPTPP đi vào thực thi từ đầu năm 2019 đã tạo cơ hội cho một số ngành hàng của Việt Nam tăng tốc xuất khẩu sang Canada.
Thị trường Mexico: Nhiều tiềm năng nhưng cạnh tranh rất khốc liệt

Thị trường Mexico: Nhiều tiềm năng nhưng cạnh tranh rất khốc liệt

Thông qua Hiệp định CPTPP, nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam đang có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường tiềm năng Mexico.
Hiệp định CPTPP giúp doanh nghiệp Canada biết đến Việt Nam nhiều hơn

Hiệp định CPTPP giúp doanh nghiệp Canada biết đến Việt Nam nhiều hơn

Nhờ nỗ lực khai thác ưu đãi trong Hiệp định CPTPP của Việt Nam, doanh nghiệp Canada biết đến và quan tâm nhiều hơn tới năng lực của các nhà cung ứng Việt Nam.
Sau 3 năm, Hiệp định CPTPP đã đưa Việt Nam lên một vị thế mới trong hội nhập kinh tế quốc tế

Sau 3 năm, Hiệp định CPTPP đã đưa Việt Nam lên một vị thế mới trong hội nhập kinh tế quốc tế

Sau 3 năm thực thi Hiệp định CPTPP, nhiều thị trường mới mở đã tăng trưởng duy trì cao. Kết quả, trong những tháng đầu năm 2022 xuất khẩu sang khối thị trường này đạt xuất siêu khoảng 6 tỉ USD.
Hướng tới gia tăng xuất khẩu hàng hóa hàm lượng công nghệ cao vào thị trường CPTPP

Hướng tới gia tăng xuất khẩu hàng hóa hàm lượng công nghệ cao vào thị trường CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đi vào thực thi đã mở ra thị trường xuất khẩu lớn đối với Việt Nam, không chỉ tăng trưởng về xuất khẩu hàng hóa, mà còn thúc đẩy doanh nghiệp hướng tới gia tăng xuất khẩu hàng hóa hàm lượng công nghệ cao vào thị trường này.
Xem thêm

Đọc nhiều

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

Kết quả xổ số Thừa Thiên Huế 22/12/2024, Xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22 tháng 12. Xổ số hôm nay 22/12. KQXSTTH 22/12. Xổ số Thừa Thiên Huế Chủ nhật. XSTTH 22/12.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nên hạn chế bán đuổi giá thấp, cần giữ lại một phần tỷ trọng khi mã cổ phiếu riêng lẻ lùi về lại vùng hỗ trợ gần.
Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết cực đoan.
Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tổ chức tại Hà Nội, ngày 17/12.
Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn rung lắc trong thời gian tới để hướng tới trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm.
Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của ngành gia vị trên thị trường quốc tế.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Phiên bản di động