Xót ruột mừng cưới khi giá vàng "tăng như lên đồng"
Đu đỉnh, "lướt sóng" vàng: Người lãi đậm, người không kịp thoát hàng Gia chủ lên mạng xã hội “bóc phốt” khách mừng cưới chỉ 200.000 đồng |
Mừng cưới trong các đám cưới hỏi từ xưa đến nay không chỉ mang theo ý nghĩa của sự chúc phúc cho một cuộc hôn nhân viên mãn, con cháu đủ đầy, sống với nhau đến "răng long, đầu bạc" mà còn thể hiện ý định của khách mời trong việc góp sức vào chi phí tổ chức bữa tiệc cưới dù ít hay nhiều.
Song, những năm gần đây, việc mừng cưới càng phong phú hơn ở hình thức thể hiện và mặt hàng vàng ngày càng “lên ngôi” trong sự lựa chọn của người mua quà cưới.
Không chỉ riêng gia đình, người thân mới tặng cô dâu chú rể là vàng, mà những mối quan hệ bạn bè thân thiết cũng lựa chọn mặt hàng này để tặng. Tuy nhiên, điều này sẽ chẳng hề đáng nói nếu không phải trong thời kỳ giá vàng cứ liên tiếp tăng vọt như hiện nay.
Khoảng 4 – 5 năm trước, 1 chỉ vàng chỉ dao động quanh mức 3,5 - 4 triệu đồng, tuy nhiên, vàng tăng theo thời giá, ở thời điểm hiện tại giá vàng đã tăng lên hơn 6 triệu đồng cho 1 chỉ vàng, thậm chí có lúc còn nhảy vọt hơn 7 triệu đồng với vàng nhẫn và hơn 8 triệu đồng với vàng miếng.
![]() |
Quan điểm “đi tiền trả tiền, đi vàng trả vàng” khiến nhiều cặp đôi thấy xót ruột, méo mặt nếu được nhận vàng trong đám cưới. Ảnh minh họa |
Với quan điểm “mừng tiền trả tiền, mừng vàng trả vàng” khiến nhiều cặp đôi ngày nay phải méo mặt, lưỡng lự, không còn cảm thấy đó là lộc cho ngày vui của mình.
Bởi nếu đi lại phong bì 3 - 4 triệu đồng thì hoàn toàn trong tầm kiểm soát nhưng nếu là 1 chỉ vàng với giá trị hiện tại 6 - 7 triệu đồng hay phong bì tiền với mệnh giá tương đương thì thực sự phải xem xét.
Nếu gia cảnh khá giả, không phải lo nghĩ toan tính quá nhiều về cơm áo gạo tiền, việc có qua có lại, bạn đi bao nhiêu tôi trả bấy nhiêu là điều rất bình thường. Nhưng nếu hoàn cảnh bình thường, thậm chí là có phần khó khăn, việc trả lại quà cưới cho người từng mừng vàng với mệnh giá 6-7 triệu như hiện nay là cả vấn đề, khi cuộc sống có quá nhiều chi phí khác cần phải lo, hơn cả, với nhiều người giá hiện tại của 1 chỉ vàng cũng tương đương tới nửa tháng tiền lương.
Chính vì áp lực phải trả lại quà cưới là vàng khi mệnh giá vàng cứ liên tiếp tăng mà cuộc sống hiện nay vẫn còn bao khoản phải chi trả, khoản nào cũng cần đến tiền và rất nhiều tiền khiến phong tục mừng cưới dường như đã mất đi ý nghĩa tốt đẹp của nó và bỗng dưng biến thành sự trả nợ, sự bắt buộc, không có không được.
Do đó kể cả khó khăn ai nấy vẫn cố phải tìm cách chạy vạy để trả bằng đủ. Ngoài để không ngại với chủ nhân bữa tiệc, không bị nghĩ là ki bo, kẹt xỉ, bạn mừng cưới 1 chỉ vàng, mà chỉ mừng lại bạn phong bì giá trị 1-2 triệu bạc, bằng một phần ba tiền bạn mừng mình mà còn để tránh việc mối quan hệ bị sứt mẻ.
Thực tế, mừng cưới dù với hình thức là tiền, là vàng hay bất kể là món quà, vật phẩm gì, cũng như một dạng tiền lì xì đầu năm mới với ý nghĩa là không quan trọng về mệnh giá, cốt ở tấm lòng, sự xuất hiện của khách là niềm vui của chủ nhà.
Đồng thời, nếu bản thân tự coi việc tổ chức đám cưới là sẽ lỗ, kể cả được nhận bao nhiều tiền mừng, quà cưới đi chăng nữa. Mặc định đám cưới là ngày để gia đình, bạn bè, người thân tụ về chung vui, chúc phúc cho mình và không đặt nặng vấn đề ai mừng, ai không mừng, ai mừng nhiều, ai mừng ít, không coi cưới xin là hình thức đầu tư thì chắc chắn dù kể cả được nhận vàng trong thời điểm giá vàng tăng như lên đồng cũng thấy hết sức bình thường.
Câu chuyện mừng cưới bằng vàng, bằng tiền, hay đi bao nhiêu là đủ, là hợp lý, có thành gánh nặng hay không có lẽ là tùy thuộc quan điểm của mỗi người, mỗi mối quan hệ.
Suy cho cùng, ai cũng cần khéo léo, tinh tế và hiểu sâu hơn về giá trị thực sự của mừng cưới, để dù ở bất kì thời điểm nào nó cũng luôn giữ đúng ý nghĩa, bản chất mộc mạc là tấm lòng của khách mời muốn chúc phúc cho gia đình và để ngày cưới thực sự là hỷ sự, là ngày vui trong đời.
>>> Quan điểm của bạn thế nào về vấn đề này? Chia sẻ ý kiến hoặc bài viết ở bình luận bên dưới. Những ý kiến hay, được đăng tải sẽ hưởng chế độ nhuận bút theo quy định!
Tin mới cập nhật

Xây dựng văn hóa tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới

Từ vụ cháy chùa Làng Vẽ: Tăng cường bảo vệ di tích

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Cẩn trọng ‘mánh khoé’ mạo danh nhà trường lừa tiền các tân sinh viên

"Sống ảo" trên mạng xã hội: Hoàn hảo hơn hay lại hại mình, hại người?

Quản lý vũ khí thô sơ: Không thể để dao phóng lợn lộng hành giữa thủ đô

Nhan nhản khóa học lấy bằng, chứng chỉ online: Đừng để mất tiền vì thói sĩ diện hão

Hải Idol bị khởi tố: Càng khoe mẽ lắm, càng cay đắng nhiều

Bẫy lừa từ mã QR ''rởm'': Cẩn trọng kẻo ''tiền mất tức mang''

Hoạt động trải nghiệm cuối kỳ: Học sinh háo hức, phụ huynh phân vân?
Tin khác

''Chặt chém'' du khách: Đừng vì chút lợi nhỏ mà làm ''vấy bẩn'' hình ảnh du lịch quốc gia

Ra MV tặng Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng có đang "đùa với lửa"?

Gỡ áp lực tâm lý đè nặng sĩ tử giai đoạn nước rút

"Ăn hương ăn hoa" hiểu sao cho đúng?

Cơ hội để người lao động “tái tạo năng lượng” trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

2 tháng lương không đủ tiền mua vé máy bay đi du lịch dịp lễ

Du lịch ra sao khi tăng giá vé máy bay?

Du lịch dịp 30/4 - 1/5, đi nghỉ lễ hay đi để “hành xác"?

Người bán hàng rong "chặt chém" khách du lịch: Cần ngăn chặn triệt để từ gốc

Áp lực mùa tuyển sinh: Chọn trường chuyên hay trường thường?
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh
